Arielle Dombasle: “Hình ảnh Chúa Kitô đã làm cách mạng thế giới”

379

Arielle Dombasle: “Hình ảnh Chúa Kitô đã làm cách mạng thế giới”

fr.aleteia.org, Louise Alméras, 2018-11-08

Ca sĩ, nghệ sĩ và gần đây là tổng biên tập tạp chí Jésus! Arielle Dombasle trả lời báo Aleteia về đời sống nội tâm của mình.

Tất cả mọi người đều biết câu nói nổi tiếng của văn hào Nga Dostoïevski trong tác phẩm Chàng ngốc L’Idiot “Cái đẹp sẽ cứu thế giới”, tự thân câu này không mang hết ý nghĩa của nó, phải thêm vào câu nói đầy đủ của nhân vật Mychkine trước chân dung của Nastassia: “Ah! Nếu nàng có lòng tốt thì tất cả sẽ được cứu!”. Hình ảnh của Arielle Dombasle có thể mang lại cùng suy tư này và sự việc bà làm chứng đời của bà với Chúa Kitô qua số thứ hai của tạp chí Jésus!, mà chỉ có Ngài mới lượng định được lòng tốt bà đã làm chứng trong đời của bà, đã được bắt đầu tốt.

Xin đọc thêm: Tạp chí “Giêsu!” chọn chủ đề phụ nữ cho số thứ nhì của mình

Ấn bản mới rất nữ tính và rất cảm hứng theo hình ảnh của bà cho chúng ta thấy khía cạnh vô hình, mắt trần không thấy ở người phụ nữ trường cửu này: đời sống nội tâm của bà. Nếu thế giới cần được cứu thì chắc chắn nhờ những người đàn ông, đàn bà như bà đã biết đặt mình trong bàn tay Đấng Cứu Chuộc. mà không có một ý muốn nào khác là ở lại trong bàn tay này. Phỏng vấn.

Aleteia: Vì sao bà chấp nhận đứng đầu tạp chí Jésus!?

Arielle Dombasle: Tôi thấy ý tưởng sự hiện diện của tạp chí này trên thị trường là một ý tưởng hay, một cái gì là ơn phước mà chúng ta cần. Và vì thế tôi thấy gần như tự nhiên khi các bạn tìm đến tôi, vì từ bao giờ tôi là người sống theo tinh thần công giáo. Tôi có một ê-kíp chung quanh tôi, họ đưa ra các đường hướng cho tôi và vì thế tôi không ở một mình trên con tàu này.

Xin đọc thêm: Bài xã luận của Arielle Dombasle – Gương mặt của Chúa Giêsu không ngừng làm tôi chóa mắt

Tạp chí này dành cho những người tin và không-tin. Bà có mong những người không-tin sẽ đọc không? Và chúng ta nói gì với người coi thường Chúa Kitô hay Giáo hội?

Đầu tiên hết họ có thể đọc một cách đơn giản và dễ dàng vì tạp chí rất hiện đại. Tạp chí giới thiệu chỗ đứng của Chúa Giêsu trong tất cả: trong đời sống chúng ta, trong nghệ thuật, trong khi đi dạo, trong giây phút lắng mình cầu nguyện, trong âm nhạc, trong tất cả mọi lãnh vực cả các lãnh vực chúng ta không biết. Chúng ta ở trong một thế giới hoàn toàn thấm nhuần, thấm nhập, rất có cơ cấu theo tinh thần đức tin kitô giáo. Đây là nơi ẩn náu, là người sáng lập cho những gì là tư tưởng Âu châu phương Tây. Ai coi thường Giáo hội là người đó không biết Giáo hội, vì có những chuyện không được coi thường, đó là hình ảnh đích thực của Chúa Kitô, một hình ảnh không có gì khác hơn là ân huệ, là lòng quảng đại, là bác ái mà nhờ đó thế giới chúng ta tốt hơn và dễ sống hơn. Đó là hình ảnh chỉ có thể giúp cho mình. Còn về lịch sử Giáo hội thì lịch sử này thay đổi qua bao nhiêu thế kỷ. Giáo hội luôn có một tương quan khác với lời của Chúa Kitô theo năm tháng, theo nơi chốn, theo tôn giáo và theo nghi thức, vì Giáo hội có vai trò trung gian. Các thành viên trong Giáo hội là những người cố gắng tạo sợi dây liên kết giữa Trời và Đất.

Với các câu hỏi mà Chúa Giêsu đặt cho bà trong tạp chí, một cách giả tưởng, bà có các câu trả lời có tính cách thần nghiệm, từa tựa như bà Véronique Lévy (em dâu của bà). Bà có như vậy không?

Véronique Lévy có một cuộc trở lại rất say đắm, có khi còn hơn. Còn tôi, tôi luôn thích các hình ảnh thần nghiệm và tôn giáo. Ở Mêhicô, tôi học rất nhiều về Thánh Gioan Thánh giá (nhà thần nghiệm Tây Ban Nha, linh mục Dòng Camêlô), một nhân vật ngoại hạng và trước hết là người có một đức ái vô biên. Mặt khác, điều mà đạo công giáo đích thực mang lại một cách rất cách mạng, đó là tình yêu, đức bác ái, chia sẻ đau khổ, ý nghĩa mà chúng ta tồn tại trên quả đất này là để tương trợ nhau, để yêu thương, để có thể có được cứu rỗi mà sự dữ không là tiếng nói cuối cùng, rằng điều thiện có thể ngự trị, rằng mọi người có thể yêu thương nhau, và sống hòa hợp với nhau là điều có thể được, rằng con người không phải là một giống loài bị hoài đi, nhưng con người có thể nâng cao lên. Tư tưởng kitô giáo là tư tưởng mà tôi hoàn toàn gắn bó vào.

Xin đọc thêm: Véronique Lévy trên con đường của thập giá

Véronique Lévy, người tình của Chúa Kitô

Véronique Lévy, em của triết gia Pháp Bernard-Henri Lévy, kể lại câu chuyện trở lại đạo của cô

Câu chuyện của một tâm hồn ở thế kỷ 21: Véronique Lévy tâm sự trong bài ca thần nghiệm yêu thương 

Vì sao bà thích âm nhạc của giáo phái tin lành phúc âm Hillsong, bà thường thích các bài thánh ca và cổ điển ngược với loại nhạc Hillsong.

Tôi không biết cách hát ca ngợi Chúa này của giáo phái phúc âm, loại âm nhạc rất quen thuộc ở Mỹ, phát sinh từ môi trường địa phương, xa với các bài thánh ca cổ điển để phù với truyền thống dân gian nơi có các nhà thờ này. Hillsong đến từ Úc. Đây là một cộng đoàn ước mong Giáo hội sống động hơn, vì vậy phải có loại âm nhạc phù với thời đại này, nhưng lời bài hát luôn được trích từ Phúc Âm. Khi tôi đến đó, lòng sốt sắng của họ làm cho tôi rất xúc động. Tôi nghĩ mình cầu nguyện tốt hơn khi mình ở một mình cầm trí trước thinh lặng, đó gần như là lời cầu nguyện đẹp nhất. Nhưng hát ca ngợi Chúa, cầu bàu xin Chúa là cách cầu nguyện tập thể. 

Nhiều lần bà nói bà bảo vệ Chúa Giêsu. Bà bảo vệ Chúa cái gì và cách nào?

Tôi bảo vệ Ngài bằng cách cố gắng làm cho lời Ngài được sống động, làm thế nào để lời Ngài được thế giới này hiểu và thế giới được tốt hơn một chút, tôi cố gắng luôn để mình dưới sự che chở của Ngài. Điều phi thường với Chúa Giêsu là Ngài đã thật sự thay đổi bộ mặt thế giới qua lời của Ngài, qua hành động của Ngài và qua sự hy sinh của Ngài. 

Đọc bài của bà, đôi khi độc giả nghĩ đến “Thiên Chúa, phục vụ đầu tiên” của Thánh Giăng Đắc. Là phụ nữ nổi tiếng, làm sao bà có thể để tính kiêu ngạo của mình qua một bên?

Tôi có một địa vị đặc biệt vì tôi là nghệ sĩ. Tôi diễn các vai đủ loại, tôi luôn ở trên sân khấu, luôn ở dưới ánh đèn màu, tôi tạo nhân vật truyền thông này là tôi, mà cũng không phải là tôi. Và tôi có một ‘tôi’ khác, ‘tôi’ của đời sống nội tâm, sâu đậm hơn, trong sự thật mất thiệt này mà tôi sống đức tin của tôi. Đức tin này không cần bằng chứng, tôi không đòi hỏi gì, đức tin là ơn. 

Nhà thực hiện phim Andreï Tarkovski nói “phận sự của nghệ thuật là chuẩn bị cái chết cho con người, cày xới, tưới tẩm tâm hồn mình và làm cho nó có thể quay về với điều thiện”. Đó là điều bà muốn làm?

Tôi không nghĩ tiến trình nghệ thuật của tôi được xây dựng nhân danh Chúa và cho Chúa, không, nếu như thế thì sẽ rất kiêu ngạo. Tôi rất thích cách Tarkovski suy nghĩ ở cách nhìn tạo dựng trên đức tin, đúng vậy khi người ta xây dựng một nhà thờ chính tòa, một bức tranh dựng trên bàn thờ hay các bức tranh vẽ các nhân vật Thánh Kinh trong bao nhiêu thế kỷ, qua bao nhiêu cách trình bày, chúng ta có thể nói một cách trực tiếp các tác giả đã góp phần làm lan tỏa ra thế giới lòng tin của mình. Nhưng tôi làm nhiều chuyện khác khác biệt. Ngược lại, học chết, là mục đích của mọi triết lý, thì tôi nghĩ chúng ta không bao giờ học cho đủ. Về phần tôi, ý tưởng của một thế giới bên kia, các thiên thần và phán xét cuối cùng thì quen thuộc với tôi.

Khi bà về nên kia, về gần Cha, bà mong Chúa nói gì với bà?

Tôi thích Chúa nói với tôi: “Cha chờ con, cha đã bảo vệ con và đã yêu thương con”.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Số báo “Jésus!” mới nhất sẽ làm bạn ngạc nhiên

Tạp chí Jésus! Đã ở trên quầy sách ở Pháp!