Giáo hoàng và một tổng thống: với một chút độ lùi
fr.aleteia.org, Jean Duchesne, 2018-06-27
Lúc 11h29 ngày 26-6-2018, Tổng thống Macron và Đức Giáo hoàng ra khỏi phòng hội kiến riêng. Một thời gian kỷ lục tiếp kiến cho một nguyên thủ Quốc gia kể từ ngày Đức Phanxicô ở ngôi vị Thánh Phêrô.
Dù sao cuộc đối thoại giữa Đức Phanxicô và Tổng thống Emmanuel Macron cũng là cuộc đối thoại bình thường. Và cũng mong cuộc gặp gỡ với người tự do nhất thế giới này không phải là một ngoại lệ.
Chuyến đi Rôma của Tổng thống Macron để gặp Đức Phanxicô và nhận tước vị kinh sĩ danh dự Latran đã chạy tít lớn trên các báo ngày 26 tháng 6 và cũng đã đi ra khỏi phần tin thời sự. Sự kiện phi thường và cũng đáng được báo chí nhắc tới. Nhưng điều này không có nghĩa là nó quan trọng. Tuy nhiên nó xứng đáng có vài phản hồi.
Hai nguyên thủ Quốc gia, nhưng có một không như các nguyên thủ Quốc gia khác
Trước hết, chẳng có gì đặc biệt khi một giáo hoàng tiếp một nguyên thủ Quốc gia. Tổng thống Macron không phải là người đầu tiên hay người cuối cùng đến gặp ngài. Lý do là vì Đức Giáo hoàng là người đáng kể trên thế giới. Không phải vì ngài là nguyên thủ của Quốc gia Vatican nhỏ bé: đó chỉ là một dữ liệu phụ và tiện cho luật quốc tế, để người ta chỉ để ý về phía đó mà quên đi quyền uy lời của ngài từ đâu đến. Nhưng ngài đáng kể trong nghĩa, ngài không có một lợi ích đặc biệt nào để bảo vệ.
Là nguyên thủ Quốc gia, mục đích của ngài không phải là thực thi quyền lực trên các Quốc gia, lại càng không phải để cai quản toàn thế giới. Sứ mạng của ngài là giúp mọi người, mà Chúa yêu thương, sống tốt nhất có thể. Trước hết là giúp họ lắng nghe và đi theo tiếng lương tâm của mình thay vì đi theo tính ích kỷ của mình. Sau đó là mời gọi họ để cho Chúa, Đấng duy nhất gởi Con Một mình và Thần Khí, luôn sẵn sàng soi sáng các lương tâm này, để họ sống hài hòa với tạo dựng của Ngài và với nhau.
Một sứ mạng của tự do
Lời mời gọi cũng như lời thúc dục này không đi ngược nhau. Lời kêu gọi của lương tâm dựa trên lý trí và trách nhiệm. Mở lòng ra với sự giúp đỡ của Chúa, để đẩy lui nếu cần thiết (và điều này thường xảy ra trong đa số các trường hợp) các giới hạn của con người, đòi hỏi một sự tự do, một tự do cần cho sự trả lời nhưng không các ơn đã nhận được và chia sẻ các ơn này. Và tự do này, Đức Giáo hoàng và Giáo hội nhận biết nơi mỗi con người, họ đòi hỏi sự tự do này để sứ điệp Mạc khải không bị bóp nghẹt vì các hợp lý của các lợi ích hẹp hòi. Chính trong tầm mức duy nhất này mà tín hữu kitô trong vai trò đích thực của mình “làm chính trị”: để cổ động cho tự do lương tâm và tự do tôn giáo, hai điều không tách rời nhau được.
Tất cả các nguyên thủ Quốc gia hay chính quyền đều biết, trong một thế giới càng ngày càng phụ thuộc vào nhau, các thách thức mà họ phải đối diện sẽ vượt ra khỏi sự quản trị các vấn đề xã hội-kinh tế nội địa, và đến một lúc không tránh được, khi họ phải quyết định các tiêu chuẩn chọn lựa phải làm, các quyết định phải lấy, chia sẻ các câu hỏi của mình với câu hỏi của giáo hoàng, và ngài cũng phải, từng ngày qua từng trường hợp phải phân định – và có thể cùng một lúc, nhờ tính hoàn vũ của Giáo hội, một trong các nhân vật có nhiều thông tin nhất hành tinh mà sự phán xét và lời ít lệ thuộc vào các phân tích nhất thời và suy đoán ngắn hạn.
Thuận với sự thật
Và đó là điều có thể giải thích vì sao cuộc hội kiến giữa Tổng thống Emmanuel Macron và Đức Phanxicô kéo dài như vậy. Chúng ta chỉ có thể vui mừng khi thấy Tổng thống Pháp thuận với những gì chúng ta có thể gọi đó là ván bài của sự thật, khi đối diện với người có thể cho rằng đó là người tự do nhất thế giới này. Tuy nhiên điều đáng kể không phải là đức tin của tổng thống Pháp đến độ nào hay ông phản ứng thuận theo những gì Giáo hội mong muốn. Lại còn không phải là việc ông vi phạm hay không vi phạm nguyên tắc của chủ nghĩa thế tục: ông không cho thấy bất cứ một dấu hiệu trung thành nào, mặt khác cũng không đòi hỏi ở ông, “sự tự trị của quyền uy nhất thời” mà sau tất cả là một phát minh của kitô giáo.
Người ta nghi ngờ ngày 26 tháng 6 này đủ để thay đổi tiến trình lịch sử. Tuy nhiên điều sẽ mang tính quyết định là con số các nhà lãnh đạo ít nhất sẽ đi tìm ở Rôma trong việc mở cửa cho ánh sáng từ trên cao rọi xuống lương tâm của họ, dù họ không nhận diện ra ánh sáng đó, các lý do để sống và hy vọng, để cung cấp và chia sẻ cho toàn nhân loại. Chúng ta cầu nguyện để cuộc đối thoại này không phải là một ngoại lệ – với sự tin chắc lời cầu nguyện này chóng được nhận lời: ngày 30 tháng 6 sắp tới, sẽ đến lượt Tổng thống Bô-li-vi-a Evo Morales gặp Đức Phanxicô.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc: Vatican đánh giá cao chuyến đi của Tổng thống Emmanuel Macron