Lòng quảng đại mang đến cho chúng ta rất nhiều điều tốt lành
fr.aleteia.org, Chloe Langr, 2017-11-02
Các tác động phụ của đức hạnh và của lòng quảng đại không phải là động lực duy nhất của chúng ta, chúng không làm gì tệ! Và đó là khoa học nói…
Làm cái gì đúng đã là một phần thưởng cho mình, và nó giúp rất nhiều cho sức khỏe tinh thần của chúng ta. Một loạt nghiên cứu gần đây cho biết, là người đức hạnh, giúp người khác và tỏ lòng biết ơn của mình tạo ra các kết quả tích cực không những cho cuộc sống của những người chung quanh, nhưng ngay cả cho chính mình. Chắc chắn, chúng ta không dễ thương chỉ vì các việc tốt lành này tốt cho sức khỏe, nhưng nét đẹp của việc giúp người có thể có các tác động phụ tốt cho sức khỏe chúng ta, tại sao lại không làm?
Sau đây là 6 lợi ích mà các nhà khoa học chứng minh cho chúng ta thấy, đức hạnh tạo tốt lành trên sức khỏe thể lý cũng như tinh thần:
- Thói quen tốt của giấc ngủ
Nếu đếm cừu và xoay qua trở về trên giường không giúp bạn tìm được giấc ngủ, thì sống cuộc sống đức hạnh và kiên định có thể giúp bạn tìm được giải pháp hoàn hảo không cần dùng đến thuốc ngủ. Một nghiên cứu gần đây cho biết, những người sống có một mục đích, họ ít có vấn đề về giấc ngủ, họ có khả năng nghỉ ngơi tốt. Những người tham dự cuộc nghiên cứu về giấc ngủ công nhận, sự việc họ có một mục tiêu cho cuộc đời giúp họ giảm stress, sự lo âu có một tác động trên thói quen về giờ giấc đi ngủ. Dù cuộc nghiên cứu làm với những người lớn tuổi, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết, khi giúp người khác có một đời sống có mục đích thì các vấn đề liên quan đến giấc ngủ sẽ giảm bớt.
- Sự gia tăng hạnh phúc nói chung
Các nghiên cứu trước đây cho biết, khi tiêu tiền cho người khác thì mình hạnh phúc hơn là tiêu cũng số tiền đó cho mình, trên thực tế, các thử nghiệm trên bộ não (IRM) cho thấy, các hành vi nhỏ của lòng quảng đại và đức hạnh làm cho bộ não tiết ra một “luồng hơi ấm” đáp ứng với các mức độ hạnh phúc được gia tăng. Dù bạn có ngân quỹ hạn chế nhưng bạn đừng lo, vì một nghiên cứu khác cho thấy, dù nhỏ, các hành vi tốt tự phát cũng cho phép bộ não cảm nhận luồng hơi ấm này.
Năm 2004, một nghiên cứu thứ ba yêu cầu các người tham dự làm năm hành vi tốt tự phát mỗi tuần trong vòng sáu tuần. Cuối cuộc thử nghiệm, những ai làm các hành vi nhỏ tự phát cảm thấy mình hạnh phúc hơn là những người ở nhóm không làm hành vi nào.
- Tăng cường cảm xúc tích cực
Một đời sống biết ơn có thể mang lại các cảm xúc tích cực. Khi cám ơn người khác, khi cả ngày chỉ nghĩ đến các điều tốt lành, viết những lời cám ơn thì những người này thấy mình có các cảm xúc tích cực nhiều hơn.
Theo nhà tâm lý Robert A. Emmons, không những lòng biết ơn tăng mức độ hạnh phúc mà còn tăng mức độ quyết tâm để có hạnh phúc, có nghĩa là mức độ hạnh phúc mình cảm nhận độc lập với hoàn cảnh. Niềm vui, tinh thần lạc quan, hăng say đó là các xúc cảm được tăng khi sống đức hạnh. Đức hạnh cũng xóa đi các cảm nhận xuống tinh thần, cay chua và ham muốn.
- Giảm mức độ suy thoái tinh thần
Cho thì giờ, cho tài năng, cho tiền bạc cũng có thể làm giảm suy thoái tinh thần. Một nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy, càng làm thiện nguyện thì càng hạnh phúc. Các nghiên cứu cũng chứng minh, có một “tương quan mạnh giữa làm thiện nguyện và sức khỏe: những ai làm thiện nguyện có sức làm việc cao, có mức tử suất thấp, mức suy thoái tinh thần thấp hơn người không làm thiện nguyện”. Thêm nữa những người này biết tránh các cảm xúc cô đơn và trầm cảm.
- Một sự thoải mái tự nhiên
Nhờ các kích thích tố nội tiết (endorphin) tràn ngập bộ não khi chúng ta làm việc tốt, chúng ta cảm thấy có sự thoải mái tự nhiên. Trên thực tế, một vài nghiên cứu cho thấy, những người giúp đỡ, những người cho, họ có sức khỏe tinh thần tốt hơn những người nhận sự dễ thương và quảng đại này. Giúp người khác cũng giúp cho mình biết mến chuộng hơn những gì mình nhận và đó là sự thánh hóa con người. Tập trung trên các nhu cầu của người khác góp phần tích cực cho các chiến đấu riêng của mình.
- Tự tin ở mình hơn
Sống quảng đại có thể cho chúng ta một mục đích. Chẳng hạn, làm thiện nguyện có thể giúp cho chính cộng đoàn mình, tạo một sự khác biệt trong đời sống của những người láng giềng và bạn bè của mình. Khi ít tập trung vào chính mình, dành nhiều thì giờ giao tiếp với người khác, chúng ta củng cố cảm nhận thuộc về của mình.
Khi cho thì giờ, chúng ta có thể có được các kỹ năng mới và sống với các kinh nghiệm mới. Chúng ta cảm thấy hài lòng. Đây cũng là dịp để đối diện với các nỗi sợ và mang lại một cái gì đó hữu ích cho xã hội.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch