fr.aleteia.org, Sylvain Dorient, 2017-05-27
Mùa hè năm nay, khoảng 40 sinh viên Pháp và Liban sẽ theo một chương trình do hiệp hội PhilOrient soạn thảo công phu cho họ. PhilOrient là một hiệp hội vừa được thành lập để tạo một nhịp cầu giữa Đông phương và Tây phương.
Giám mục Yousif Thomas Mirkis, thuộc Tòa Giám mục công giáo Chalđê ở Kirkouk, Irak khẳng định: “Văn hóa là thuốc giải độc duy nhất để chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng”. Một nhóm giáo sư, đa số xuất thân từ viện Philantropos đã xem lời kêu gọi này là thiết thân và đã thành lập hiệp hội PhilOrient, một tổ chức đào tạo về mặt nghệ thuật, triết lý, nhân chủng học và lịch sử.
Các giáo sư đến từ Pháp và Trung Đông sẽ bổ túc cho nhau cho từng môn trong các khóa học này. Đây không phải chỉ là dạy kiến thức nhưng còn dạy để đối đầu với các quan điểm. Chẳng hạn, trong môn lịch sử về nghệ thuật, một giáo sư người Liban chuyên nghiên cứu tranh ảnh, một nữ chuyên gia về kiếng hoa và một giáo sư chuyên về thư khố của Giáo hội Syria sẽ thay phiên nhau dạy.
Tạo thuận lợi cho các cuộc gặp gỡ
Các buổi sáng là học lý thuyết, buổi chiều sinh viên sẽ đi thăm các ngôi làng, tham dự vào các hoạt động nhân đạo hoặc đơn thuần chơi thể thao. Bà Elisa Bureau trong ban quản trị hiệp hội PhilOrient giải thích: “Chúng tôi muốn sinh viên tạo mối dây liên lạc với nhau để các em suy nghĩ chung về nguồn gốc của mình”. Nhắc lại công thức của Đức Gioan-Phaolô II nói về hai lá phổi của Giáo hội khi ngài nhắc đến Giáo hội phương Đông và phương Tây, đó là các tín hữu Liban và Pháp đều có các đức tính tốt để trao truyền. Đối với tín hữu Liban, đức tin là một căn tính mà tín hữu giương lên như ngọn cờ, còn đối với tín hữu Pháp thì đức tin kín đáo, thậm chí còn rụt rè… Nhưng ở Pháp cũng như ở Liban, đức tin thường được tiếp cận một cách tốt hơn và cá nhân hóa hơn.
Các giá trị của gốc rễ
Hiệp hội PhilOrient cũng đặt một mục đích khác lên hàng đầu và được nâng đỡ ở đây, đó là khuyến khích người Liban và người Pháp xây dựng xứ sở của họ. Cả hai đều cần các sức lực mạnh, nêu cao giá trị gốc rễ, qua các lóp học, những người tổ chức hy vọng các sinh viên sẽ thích tham dự vào vận mệnh đất nước của tổ tiên họ. Dĩ nhiên là đặc biệt ở Liban, vấn đề trở nên mấu chốt do có nạn di dân của giới trẻ. Nhưng như bà Elisa Bureau ghi nhận, người ta thấy đã có một vài người trẻ Liban, sau khi đi làm việc xa, đã trở về quê hương của họ phải gặp khó khăn, bởi vì họ ý thức tầm quan trọng của “cột sống của sự hiện diện người kitô hữu ở Trung Đông” ở Liban, nói theo thành ngữ quen thuộc của Đức Bênêđictô XVI.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch