Nấm mồ khổng lồ ở Biển Địa Trung Hải

339

cahierslibres.fr, Charles Vaugirard, 21-4-2015

 Nấm mồ khổng lồ ở Biển Địa Trung Hải

Khốn cùng tận cùng, bạo lực của các cuộc xung đột, các cuộc bách hại, đó là ba lý do chính thúc đẩy người di dân ra đi.

Chúa nhật 19 tháng 4 vừa qua, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc cho biết có gần 700 người bị chết trong vụ chiếc xà lúp chở người di dân bị đắm ở ngoài khơi Lampedusa. Theo Cao ủy Tị nạn thì đây là nấm mồ vĩ đại chưa từng thấy ở Biển Địa Trung Hải.

Đây là một ngày than khóc, giống như ngày 4 tháng 10-2014 khi Đức Phanxicô đến Đaxixi, ngài tố cáo sự “dửng dưng toàn cầu” đứng trước một cuộc đám tàu khác ở Lampedusa.

Lampedusa là hòn đảo tượng trưng cho một trong những thảm cảnh lớn hiện nay: sự khốn cùng của các nước phía Nam đẩy dân chúng vượt biển để đến các nước phía Bắc trên những chiếc thuyền con mỏng manh.

Từ lâu người di dân đã chết trên Biển Địa Trung Hải. Nhưng cái gì đã thúc đẩy một số lượng lớn bất chấp hiểm nguy để đi qua Âu Châu như vậy?

Nạn khốn cùng tận cùng, bạo lực của các cuộc xung đột, các cuộc bách hại, đó là ba lý do chính thúc đẩy người di dân ra đi.

Nhưng phải làm gì đứng trước tình trạng này? Rất khó để có câu trả lời khi bao nhiêu là vấn đề chưa được giải quyết. Nước Ý đã trưng dụng cả các tàu hải quân để đi giải cứu, đó là điều tích cực, nhưng vẫn còn nhiều người bị chết chìm. Người ta có thể làm gì thêm nữa?

Đương nhiên, hòa bình và phát triển thịnh vượng là một giải pháp đích thực, nhưng điều này không thể niệm thần chú mà có được. Vậy chỉ có một điều duy nhất chúng ta phải làm là đón nhận họ.

Nhưng chúng ta đã sẵn sàng đón nhận họ chưa?

Đón nhận người di dân là đón nhận tha nhân, là đón nhận người khác mình. Vậy, đón nhận tha nhân vào đất nước chúng ta là đề nghị với họ, nước chúng tôi là đất mới, là quê hương mới của họ và như thế phải làm cho họ yêu mến đất nước mình.

Để làm cho họ yêu nước Pháp thì trước hết chúng ta phải yêu thương họ và chúng ta phải tự hào về nước mình.

Vấn đề căn tính, vấn đề ký ức và vấn đề yêu thương có thể là một trong những yếu tố thúc bách của thời đại chúng ta.

Không rơi vào trong chủ nghĩa duy quốc gia phi lý kiểu “Tốt hay xấu, đây là đất nước tôi” thì điều hữu ích phải làm là dạy cho con cháu chúng ta lịch sử của đất nước mình, không làm cho chúng bị mặc cảm tội lỗi với những tội ác, những chuyện kinh hoàng mà nước Pháp đã làm trong lịch sử. Thế mà, dự án dạy môn sử trong chương trình trung học lại nhấn mạnh đến việc khai thác thuộc địa, đến diệt chủng của dân tộc Do Thái, đến chế độ quân chủ tối thượng và lịch sử của Hồi giáo. Lịch sử theo tiến triển thời gian của nước Pháp và các sự kiện làm cho chúng ta tự hào về nước của mình lại bị bỏ quên… Thật đáng buồn, đó không phải là cách chúng ta sẽ làm để con cháu chúng ta yêu đất nước… và đó cũng không phải là cách mà con cháu chúng ta có thể đón nhận và hội nhập những người mới đến.

Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch