Đứng trước đau khổ và sức mạnh của phụ nữ
fr.zenit.org, Anita Bourdin, 2022-04-16
Trong cuộc phỏng vấn 50 phút quay ở Nhà Thánh Marta, Đức Phanxicô trả lời các câu hỏi của nhà báo Ý Lorena Bianchetti về chiến tranh Ukraine, về cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu Kitô.
Sau đây là phần Đức Phanxicô nói về ơn nước mắt, ơn phải biết xấu hổ khi nhà báo hỏi cảm nhận của ngài về cuộc chiến ở Ukraine:
Và sau đây là là câu trả lời của Đức Phanxicô đứng trước đau khổ và sức mạnh của phụ nữ trong thảm kịch, vấn đề người tị nạn
Về những thảm kịch ở Ukraine, nhà báo đặt câu hỏi: “Chúng ta có thể nói gì với những cha mẹ đang sống cảnh đau lòng này?”
Ngài trả lời: “Bạn biết đó. Trong cuộc sống, chúng ta phải học rất nhiều. Tôi đã phải học rất nhiều và tôi vẫn còn phải học vì tôi mong sống lâu hơn một chút, nhưng tôi phải học. Và một trong những điều tôi học được là đừng nói gì khi có ai đó đang đau khổ. Dù đó là người bệnh hay người đang đối diện với thảm kịch. Trong thinh lặng, tôi nắm tay họ. Khi bạn đau và có người đến nói với bạn. “Không, bạn ở đây không sao mà, nhưng Chúa…”. Xin im tiếng! Xin im tiếng! Đứng trước nỗi đau: xin im lặng. Và khóc. Khóc là ơn của Chúa, là ơn thì chúng ta phải xin: xin ơn khóc khi đứng trước yếu đuối của chúng ta, đứng trước những yếu đuối và thảm cảnh của thế giới này. Nhưng không có lời nào. Bà nói đến Dostoyevsky. Tập sách nhỏ hiện lên trong tâm trí tôi như một bản tóm tắt tất cả triết học, thần học, tất cả mọi thứ của ông: những kỷ niệm của tầng hầm. Và ở đây, khi có ai đó chết – đó là những người bị kết án, đó là những tù nhân đang nằm trong bệnh viện – có một người chết, họ đưa người đó đi. Và một người khác, từ một chiếc giường khác, nói, “Xin dừng lại, người này cũng có một bà mẹ.” Hình ảnh người phụ nữ, hình ảnh người mẹ trước thánh giá. Đó là thông điệp, thông điệp của Chúa Giêsu cho chúng ta, thông điệp về sự dịu dàng của người đó dành cho mẹ mình. Vào thời khắc đen tối nhất cuộc đời, Chúa Giêsu không xúc phạm.”
Về vai trò của phụ nữ, “vai trò tích cực của phụ nữ trên bàn thương thuyết, cụ thể trong việc xây dựng hòa bình thì như thế nào?”
Đức Phanxicô trả lời: “Phụ nữ có khả năng cho sự sống ngay cả cho người chết”; đó là một cách nói. Phụ nữ ở ngã ba đường của những cái chết lớn nhất, họ ở đó, họ mạnh mẽ. Họ thật đáng phục. Chúa Giêsu là phu quân của Giáo hội và Giáo hội là phụ nữ, đó là lý do vì sao Mẹ Giáo hội rất mạnh. Tôi không nói về chủ nghĩa giáo quyền, những tội lỗi của Giáo hội. Không, Mẹ Giáo hội có nghĩa là người mẹ đứng dưới chân thập giá, nâng đỡ chúng ta, những kẻ tội lỗi. Đây là điều tạo ấn tượng mạnh cho tôi, làm tôi liên tưởng đến Mẹ Maria và những phụ nữ khác dưới chân thập tự giá. Khi còn ở Buenos Aires, thỉnh thoảng tôi phải đến một giáo xứ trong khu phố Villa Devoto, tôi đi xe buýt số 86, đi qua trước nhà tù và nhiều lần khi tôi đi ngang qua, có một hàng dài các bà mẹ tù nhân sắp hàng. Họ làm vì con họ, vì những người đi ngang qua đều nói: “Đó là mẹ của một người đang ở bên trong”. Và họ chấp nhận những kiểm tra nhục nhã nhất để thăm con họ. Sức mạnh của một phụ nữ, của một người mẹ đủ sức đi cùng với con đến cùng. Và đó là Mẹ Maria và những phụ nữ dưới chân thập giá, đồng hành cùng con họ, biết rằng có rất nhiều người nói: “Nhưng bà mẹ này nuôi dạy con như thế nào mà cuối cùng lại như thế?” Ngay lập tức là những chuyện ngồi lê. Nhưng các bà đừng lo lắng: khi là con mình, khi vấn đề là sự sống, các bà hãy đi tới. Chính vì vậy có người nói – giao những lúc khó khăn, những lúc hoạn nạn cho phụ nữ là rất quan trọng, rất quan trọng. Họ biết cuộc sống là gì, ý nghĩa của việc chuẩn bị cho cuộc sống và cái chết là gì, họ biết rõ điều đó. Họ nói ngôn ngữ này.”
Nhà báo nhắc, cũng có phụ nữ trong giới mafia.
Đức Phanxicô trả lời: “Việc bóc lột phụ nữ là cơm ăn hàng ngày của chúng ta. Bạo lực với phụ nữ là cơm ăn hàng ngày của chúng ta. Những phụ nữ bị đánh, bị bạo hành từ những người bạn đời, họ mang những chuyện này trong thinh lặng hoặc bỏ đi mà không nói lý do. Đàn ông chúng tôi luôn đúng: chúng tôi là những người hoàn hảo. Và đối với xã hội, phụ nữ bị buộc phải im lặng. “Không, đó là một bà điên, một bà tội lỗi.” Đó là lời người ta nói về bà Mađalêna. “Nhưng nhìn những gì bà làm, đó là người tội lỗi ư!” “Và bạn không phải là người có tội ư? Bạn có lầm không?”. Nhưng phụ nữ là nguồn dự trữ của nhân loại, tôi có thể nói như thế: tôi tin chắc điều này. Phụ nữ là sức mạnh. Và ở đó, dưới chân thập giá, các môn đệ chạy trốn, nhưng không phải các phụ nữ, những người đã đi theo Ngài suốt đời. Và Chúa Giêsu, trên đường lên đồi Canvê, đã dừng lại trước các bà đang khóc. Họ có khả năng khóc, còn đàn ông chúng tôi tệ hơn. Và Ngài ngừng lại nói: “Hãy khóc cho con cái các bà, cho con cháu các bà.”
“Các tầng lớp” người tị nạn
Còn với người tị nạn do hậu quả chiến tranh, Đức Phanxicô kể kinh nghiệm gia đình của ngài: “Người tị nạn được chia thành nhiều loại. Hạng nhất, hạng nhì, màu da hoặc họ đến từ một nước phát triển hay chậm phát triển. Chúng ta là những người phân biệt chủng tộc. Và điều này thật tệ. Vấn đề tị nạn là một vấn đề mà ngay cả Chúa Giêsu cũng đã chịu, vì khi còn nhỏ, Ngài là người di cư và tị nạn ở Ai Cập để khỏi chết. Bao nhiêu người tị nạn đã phải chịu khổ để thoát chết! Có một hình ảnh về chuyến trốn ra khỏi đất Ai-cập do một họa sĩ người Piedmontes vẽ. Ông gởi cho tôi và tôi có những bức ảnh nhỏ: đó là Thánh Giuse với em bé đi trốn. Không phải là Thánh Giuse với bộ râu, không. Thánh Giuse là người Syria thời buổi này đưa em bé đi trốn trong cuộc chiến ngày nay. Khuôn mặt đau khổ của những người này là khuôn mặt của Chúa Giêsu buộc phải đi trốn. Và Chúa Giêsu đã trải qua tất cả những điều này, nhưng Ngài ở đó. Trên thánh giá là hình ảnh người dân các nước Châu Phi có chiến tranh, Trung Đông có chiến tranh, châu Mỹ Latinh có chiến tranh, châu Á có chiến tranh. Một vài năm trước, tôi đã nói chúng ta đang sống trong Thế chiến thứ ba từng phần. Nhưng chúng ta đã không học. Tôi – tôi là thừa tác viên của Chúa và là kẻ có tội, là người được Chúa chọn – nhưng, là kẻ có tội, năm 2014 tôi đến đài tưởng niệm Thế chiến thứ nhất Redipuglia tại Ý để kỷ niệm một trăm năm Thế chiến, tôi đã thấy và tôi đã khóc. Tôi chỉ biết khóc. Tất cả những người trẻ, những chàng trai còn nhỏ. Rồi một ngày tôi đến nghĩa trang Anzio và tôi thấy những người trẻ này đã đến Anzio. Tất cả đều trẻ! Và một lần nữa, tôi đã khóc ở đó. Tôi khóc vì tất cả những điều này. Cách đây hai năm, tôi nghĩ có lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ Normandy, tôi đã thấy những người đứng đầu chính phủ, có một cuộc họp … họ đã tưởng nhớ điều đó. Nhưng tại sao chúng ta không tưởng niệm 30.000 binh sĩ đã ngã xuống trên các bãi biển của Normandy? Chiến tranh lớn lên với đời sống của các con chúng ta, các người trẻ của chúng ta. Đó là lý do vì sao tôi nói chiến tranh là quỷ! Chúng ta hãy đến các nghĩa trang, đó là đời sống của chính lễ tưởng niệm này. Chúng ta hãy nghĩ về cảnh này đã được viết: những chiến thuyền đến Normandy, họ xuống tàu, họ nhảy, họ bắn, trẻ em và người Đức… 30.000, trên bãi biển.”
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: “Chúng ta cần phụ nữ lên tiếng báo động”
Đức Phanxicô nói về chiến tranh huynh đệ tương tàn và cám dỗ của quỷ dữ