Chuyến tông du của Đức Phanxicô: hình ảnh Giáo hoàng của miền Nam Bán cầu

48

Chuyến tông du của Đức Phanxicô: hình ảnh Giáo hoàng của miền Nam Bán cầu

Ngày thứ sáu 13 tháng 9, Đức Phanxicô kết thúc chuyến đi dài nhất triều của ngài. 87 tuổi ngài là nhân vật của Miền Nam Bán cầu.

la-croix.com, Mikael Corre, đặc phái viên báo La Croix tại Singapore.

Thánh lễ khổng lồ tại Dili (Đông Timor) ngày 10 tháng 9 trước 600.000 người, gần một nửa dân số cả nước. ANTONIO DASIPARU / EPA/MAXPPP

Chiếc Airbus A350 đưa Đức Phanxicô về Rôma ngày thứ sáu 13 tháng 9, kết thúc cuộc chạy marathon mệt mỏi dài 32.800 cây số ở Indonesia, Papua Tân Ghinê, Đông Timor và Singapore, nơi ngài gần kiệt sức trong thánh lễ ngày 12 tháng 9.

Chuyến đi dài ngày của ngài ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương là một thành công lớn lao. Trong 12 ngày, các máy quay phim trên thế giới đã quay hình ảnh của một giáo hoàng ngồi xe lăn cầm cự đến giai đoạn cuối. Một nhân viên đi theo ngài, kém ngài 20 tuổi, dự thánh lễ ngài dâng dưới ánh nắng chói chang của Dili trước 600.000 giáo dân (một nửa dân số Dili) cho biết: “Tôi cảm thấy chúng tôi mệt hơn ngài!”

Về thể chất, ngài có nhiều thử thách trong hai tuần qua. Về mục vụ, với sáu bài phát biểu, ngài đã truyền được ý ngài muốn nói.

Tại Indonesia, ngài kêu gọi đối thoại với hồi giáo, ký với nhà lãnh đạo hồi giáo Nasaruddin Umar, Grand Istiqlal của Jakarta văn bản có tựa đề: Thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo vì lợi ích của nhân loại.

Tại Papua Tân Ghinê, ngài khuyến khích Giáo hội chống lại tình trạng nghèo đói, đến gần với người dân bị thiệt thòi nhất, những người sống ở những khu vực xa xôi bị bỏ rơi.

Tại Đông Timor, ngài có bài phát biểu mạnh nhất trong chuyến đi, ngài xin các linh mục “không bao giờ được lạm dụng vai trò của mình”, ngài không nhắc đến tên của Giám mục Carlos Felipe Ximenes Belo, anh hùng dân tộc bị cáo buộc lạm dụng trẻ em, người đã bị Tòa thánh ra án phạt.

Tại Singapore, ngài kêu gọi “bảo vệ phẩm giá của những người lao động nhập cư”.

 Cá sấu

 Nhưng để hiểu được phạm vi thực sự của chuyến đi, chúng ta phải giải tập trung. Giáo hoàng không ở Rôma. Ngài ở Đông Nam Á và Châu Đại Dương, ngài đến vùng trung tâm chứ không đến vùng ngoại vi.

Bốn ngày trước chuyến đi, trên Twitter, linh mục Antonio Spadaro thứ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục so sánh chuyến đi của ngài với chuyến đi của hàng không mẫu hạm Cavour của hải quân Ý. Một cách nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược, quân sự và địa chính trị của khu vực ngài đi, nơi các cường quốc Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản đang tranh giành ảnh hưởng.

Đức Phanxicô, Tổng thống Đông Timor José Ramos-Horta (phải) và các em bé trong buổi chào đón tại Dinh Tổng thống ở Dili, Đông Timor, ngày 9 tháng 9 năm 2024. / Alessandro Di Meo / EPA/MAXPPP

Chuyến đi này có bao gồm chúng ta không? Ngay từ những ngày đầu ở Jakarta, Indonesia thật ấn tượng khi ở một đất nước hồi giáo, mọi người đã biết ngài. Tại đất nước này, nơi hội nghị Bandung giữa các quốc gia giải phóng thuộc địa được tổ chức cách đây 70 năm, ngài nổi tiếng vì quan điểm của ngài về các cuộc xung đột ở Ukraine và Palestine “không phù hợp” với quan điểm của các nhà ngoại giao phương Tây.

Trong một số chuyến đi, ngài cho thấy ngài là nhà lãnh đạo của Miền Nam Bán cầu. Ngài đã dùng ẩn dụ chắc chắn để nhắm vào ảnh hưởng của phương Tây hiện đại trên Dili, Đông Timor trong thánh lễ ở bờ Biển Savu: “Xin anh chị em cẩn thận, tôi được cho biết có cá sấu ở một số bãi biển.” Và với các người trẻ, Đức Phanxicô nói: “Các con cẩn thận với những con cá sấu muốn thay đổi văn hóa, lịch sử của các con…” 

Mỏ vàng và đồng

Trong chuyến đi 12 ngày, Đức Phanxicô ít quan tâm đến các vấn đề toàn cầu, ngài quan tâm đến các vấn đề trong khu vực: văn hóa, nhân khẩu học, hòa bình, chia sẻ tài nguyên… Ở Indonesia, ngài chọn địa điểm là thánh đường hồi giáo Jakarta và cuộc gặp gỡ liên tôn được tổ chức ở đó, ngài nói về “mỏ vàng lớn nhất thế giới”: “Nếu đất nước của anh chị em có mỏ vàng lớn nhất thế giới, xin anh chị em hiểu, mỏ vàng quý giá nhất là ý chí. Sự khác biệt không là nguyên nhân xung đột nhưng được dung hòa trong sự hòa hợp và tôn trọng nhau.”

Trên đảo Java, mọi người đều hiểu ý nghĩa của mỏ Grasberg rộng lớn, nằm ở phần Tân Ghinê của Indonesia, công ty Freeport-McMoRan của Mỹ khai thác làm cho hàng ngàn người Papua bị tước đất đai, rừng bị phá hoàn toàn.

Một ví dụ khác cũng cùng chủ đề: tại Port Moresby, Papua Tân Ghinê, Đức Phanxicô kêu gọi các nhà lãnh đạo tìm một giải pháp dứt khoát cho tình trạng của hòn đảo tự trị Bougainville. Cho đến năm 1998, lãnh thổ này là chiến trường đẫm máu, người dân biểu tình phản đối việc thiếu lợi ích tài chính trong việc khai thác mỏ đồng ở Panguna. Cuộc xung đột làm 20.000 người thiệt mạng.

Một số vấn đề ở đây liên quan đến tôn giáo. Khi đến Papua Tân Ghinê, ngài đã không được Thủ tướng tin lành James Marape ra đón. Nhưng 4 tháng trước đó, ông đến đây để gặp Ted Wilson, người đứng đầu Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm.

Ở Dili, Đức Phanxicô giới thiệu ngài là người hành hương đến các vùng đất phía Đông, vùng đất của nhiều tranh chấp. Indonesia có 7,41% dân số theo tin lành (3% theo công giáo). Ở Papua Tân Ghinê có 74% giáo dân kitô giáo (26% người công giáo). Ở Đông Timor, các Giáo hội kitô giáo khác chỉ chiếm 2% trong khi ở Singapore, họ đang gia tăng.

6.000 hòn đảo

Trong hầu hết mọi giai đoạn của chuyến đi, ngài ca ngợi động lực truyền giáo cụ thể ở đây: phi giáo sĩ hóa, phi phương Tây hóa, tập trung vào hành động và giáo dục xã hội, vào hội nhập văn hóa, thích ứng với các nền văn hóa và ngôn ngữ địa phương.

Tại Giáo hội Dili, ngài thấy một bản sắc khác, hình ảnh của giáo lý viên người Timor lớn hơn ngài hai tuổi Florentino de Jesus Martins,  ngài chăm chú nghe chứng từ của ông, 61 năm truyền giáo ở những con đường không có “đường đi” của quần đảo.

Ngày 4 tháng 9 tại Jakarta, sau bài phát biểu, ngài xin một giáo lý viên đứng bên cạnh ngài vài phút làm cô được cộng đoàn vỗ tay khen. Ngài giải thích: “Các giáo lý viên là những người đi trước, rồi đến các nữ tu, các linh mục, các giám mục… Nhưng các giáo lý viên ở tuyến đầu, họ là sức mạnh của Giáo hội.”

Marta An Nguyễn dịch

Đức Mẹ trên máy bay của Đức Phanxicô

Giáo hoàng tại Châu Á hay Giáo Hội Hoàn Vũ

Bảo vệ gia đình, trục chính của chuyến tông du Châu Á của Đức Phanxicô

Đức Phanxicô đặt tên một loài hoa lan theo tên ngài