300 linh mục từ Paris đi hành hương, một phép lạ ở Lộ Đức

150

300 linh mục từ Paris đi hành hương, một phép lạ ở Lộ Đức

300 linh mục từ giáo phận Paris đã gặp nhau tại Lộ Đức vào đầu tháng 11 năm 2023. Ảnh Charlotte Reynaud

fr.aleteia.org, Luc de Bellescize, 2023-11-16

Hơn 300 linh mục của giáo phận Paris đã gặp nhau trong chuyến hành hương kéo dài 4 ngày ở Nhà thờ Đức Mẹ Lộ Đức. Tham dự  cuộc gặp gỡ huynh đệ này, linh mục Luc de Bellescize xem đây là phép lạ của sự hiệp nhất, xung quanh tổng giám mục của họ, các linh mục Paris củng cố ý thức thuộc về một “Thân Thể”, vui mừng và tự hào về chức linh mục của họ.

Trong ký ức của các linh mục và các linh mục cũng có ký ức lâu đời, chúng tôi chưa từng thấy điều này. Chúng tôi có hơn 300 mục tử của giáo phận Paris tập trung tại Lộ Đức để hành hương bốn ngày xung quanh tổng giám mục chúng tôi. “Đường cao vọng, chẳng đời nào bước. Việc kỳ diệu vượt sức, chẳng cầu” (Tv 131), nhưng có sự đơn sơ vui tươi của Đức Trinh Nữ, Mẹ các linh mục trong hốc đá, nơi Thiên Chúa giấu ông Môsê, ông muốn thấy  Thánh Nhan Chúa. có một thời để nói và có một thời để im lặng, có một thời lộ diện và có một thời ẩn giấu, một có thời tụ tập và có thời thu mình. Trong vài ngày, giữa cuộc sống bận rộn, thường xuyên quá tải, họ “giữ cho thinh lặng, giữ sao thanh bình.

Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ, trong con, hồn lặng lẽ an vui” (Tv 131) bên cạnh người yêu thương các linh mục bằng một tình yêu rất đặc biệt, vì họ là hình ảnh sống động của Con Một Thiên Chúa.

Một lời khác về hồng ân linh mục

Công đồng Vatican II cho biết, dù cho sự nghèo khó của họ, dù cho tội lỗi của họ, qua việc nhận chức thánh, các linh mục nhận được một đặc tính không thể xóa nhòa, một khác biệt “về bản chất chứ không chỉ về cấp độ” với chức tư tế chung của các tín hữu, linh mục đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô vì phục vụ dân Chúa. Có một cấp bách, trong thời buổi hỗn loạn về giáo lý và khi ơn gọi giảm sút mạnh, đặc biệt ở Paris, đó là tìm ra tiếng nói mạnh mẽ về căn tính của linh mục, về sứ mạng và ân sủng đặc biệt, về những cam kết cụ thể của họ với đức khiết tịnh và đức vâng lời.

Nếu không nhận thức được tiếng gọi siêu nhiên này, chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu được cam kết của một người trong việc đi theo Chúa Kitô, trong hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình.

Các linh mục không cần những lời nói nhắc lui nhắc tới các tai tiếng thường xảy ra trong quá khứ của một số ít người, cũng như những mối nguy hiểm của chủ nghĩa giáo sĩ trị, một điệp khúc ám ảnh đã làm lu mờ quá nhiều niềm vui của các mục tử và gây nghi ngờ thường trực cho cam kết của họ. Đã đến lúc họ cần nghe “những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Ep 4:29), một câu khơi dậy nơi người kitô hữu ý thức về hồng ân vô giá của chức linh mục, về sự cần thiết tuyệt đối của linh mục đối với đời sống của Giáo hội và bổn phận cầu nguyện đặc biệt cho ơn gọi linh mục và tu sĩ. “Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về” (Mt 9:38). Xin chân thành cảm ơn tổng giám mục của chúng ta đã có được sự táo bạo này, “phép lạ” truyền giáo này đã mang chúng tôi lại với nhau để đào lại nguồn gốc cam kết của linh mục chúng ta trong việc phục vụ Thiên Chúa và con người!

Được củng cố trong thân thể tư tế

Vì thực sự đã có một phép lạ ở Lộ Đức… Phép lạ đã thành công trong việc tập hợp các mục tử ở mọi lứa tuổi, bận rộn với nhiều nhiệm vụ khác nhau của mục vụ, để họ gạt bỏ những lo lắng của cuộc sống hàng ngày, của công việc mục vụ qua một bên. “Chúa phán: Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6:31). Đi về nguồn là làm cho tâm hồn trẻ. Tất cả chúng tôi đều được củng cố ý thức mình thuộc về một Thân thể, vẫn còn trẻ một cách đáng ngạc nhiên với giáo phận Paris. Vì có một “Thân thể” linh mục, một gia đình cụ thể, gia đình của các linh mục chung quanh giám mục của họ, giống như các tông đồ bên cạnh Chúa Kitô. Một đoàn thể gồm những người thánh hiến, những người không dấn thân vào cuộc sống lạc thú, không danh dự thế gian, cũng không tiền bạc và vinh quang đến từ loài người, nhưng đi theo Chúa Kitô, Đấng một cách mầu nhiệm, bất chấp sự yếu đuối của họ, được kêu gọi hành động nhân danh Ngài. Chúng ta là những linh mục theo ý muốn của Thiên Chúa và sự kêu gọi của Giáo Hội. Hồng y Lustiger viết, các linh mục mà Chúa ban. Nếu không nhận thức được tiếng gọi siêu nhiên này, chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu được sự cam kết của một người trong việc đi theo Chúa Kitô trong sự hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình.

Ảnh linh mục Luc de Bellescize

Chúng ta đã làm gì? Không có gì nhiều nhưng là những điều cần thiết. Cử hành Thánh lễ, rước kiệu Mân Côi, lãnh nhận bí tích hòa giải, thắp nến tạ ơn và cầu nguyện cho giáo phận của chúng ta. “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, anh em được sống vui vầy bên nhau (Tv 133), chúng tôi ca hát hướng về Giêrusalem, biểu tượng của Giáo hội, “thành phố nơi chúng ta cùng nhau là một” (Tv 122). Điều gắn kết con người ngoài sự đa dạng về nhạy cảm hay đồng cảm, ác cảm hay thiện cảm, chủ yếu không phải là ngồi bàn tròn và tranh luận về các ý tưởng, mà thực tế cùng nhau bước đi trong sự hiệp nhất cùng lời ca ngợi, trong hiệp thông của cùng một cuộc hành hương.

Một ký ức chung, tràn đầy hy vọng

Điều gì góp phần vào sự hiệp nhất của linh mục? Chắc chắn là ý thức về những cội nguồn chung, được tạo nên từ niềm vui và nỗi buồn, về một ký ức đẹp đẽ và đầy tổn thương. Sự xuất hiện của hồng y Lustiger, của Đức Gioan-Phaolô II và bài phát biểu của ngài với các linh mục tại nhà thờ chính tòa: “Hãy hạnh phúc và tự hào được làm linh mục!”, bài phát biểu của Đức Bênêđictô XVI với các kinh sĩ Bernardin và thánh lễ mà ngài cử hành ở Điện Invalides (Điện Thương phế binh), nhưng cũng là những nỗi buồn, những khủng hoảng và đau khổ của vụ cháy Nhà thờ Đức Bà giống như một biểu hiện lạ lùng và một lời hứa về sự đổi mới. Một lời hứa mọc lên từ tro bụi, một ký ức đầy hy vọng, rằng Thiên Chúa sẽ không bao giờ bỏ rơi Giáo Hội của Ngài và sẽ “làm vui tuổi trẻ” của những ai, bất chấp mọi sự, “bước tới bàn thờ Thiên Chúa” (Tv 43).

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Các linh mục trẻ Pháp muốn đưa Giáo hội thoát ra khỏi khủng hoảng như thế nào