Philippe Capelle-Dumont: “Đức tin kitô giáo là năng lượng của tư tưởng”

63

Philippe Capelle-Dumont: “Đức tin kitô giáo là năng lượng của tư tưởng”

Linh mục Philippe Capelle-Dumont /Francois Bouchon/Le Figaro / Jean-Christophe MARMARA/Le Figaro

Linh mục Philippe Capelle-Dumont triết gia và nhà thần học nổi tiếng, không đầu hàng trước tương lai của chức tư tế trong Giáo hội công giáo. Linh mục giải thích tại sao.

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2023-05-26

Linh mục Philippe Capelle-Dumont không phải là linh mục điển hình. Giáo sư của các trường đại học, tác giả của khoảng năm mươi tác phẩm, linh mục được công nhận là triết gia và thần học gia. Nghiên cứu của linh mục là về “thiên tài trí tuệ của kitô giáo”. Tác phẩm của linh mục nhận giải cao quý Grand Prix Grente của Học viện Pháp. Tác phẩm vừa được vinh danh qua quyển sách tri ân của các triết gia, Fonder, do nhà xuất bản Cerf ấn hành. Nguyên trưởng phân khoa triết học  của Học viện công giáo Paris, ông cũng là người sáng lập Học viện công giáo Pháp. Ở tâm điểm của cơn bão khủng hoảng lạm dụng tình dục, linh mục là một trong những người dám đứng lên ủng hộ việc quay trở lại các sự kiện đã được chứng thực và một cân bằng trong các phân tích. Ông cũng đã đóng góp vào việc lập chương trình cho một số hội nghị quốc tế do Rôma hỗ trợ về chức tư tế công giáo. Trong ngày lễ Hiện Xuống, linh mục trả lời phỏng vấn của báo Le Figaro.

Các vụ lạm dụng tình dục đã đẩy Giáo hội vào một cuộc khủng hoảng lớn ảnh hưởng đến uy tín của các linh mục. Linh mục chẩn đoán sự kiện này như thế nào?

Linh mục Philippe Capelle-Dumont. Tôi không nghĩ cuộc khủng hoảng này ảnh hưởng mạnh đến uy tín của các linh mục trong lãnh vực này, họ là những người mà các cộng đồng kitô giáo thường xuyên tuần này qua tuần khác đến gặp và được phần lớn giáo dân tin tưởng. Mặt khác, công việc minh bạch mà Giáo hội công giáo đã thúc đẩy từ bên trong không có gì tương đương trong các tổ chức tôn giáo, giáo dục hoặc hiệp hội khác. Nếu đây là trường hợp của họ, phương tiện truyền thông và cái nhìn chính trị sẽ thay đổi. Các nghiên cứu nghiêm túc ngày nay cho biết, có từ 3% đến 5% các tu sĩ theo nghĩa rộng có liên quan đến các hành vi tội phạm này, điều này cho chúng ta thấy, qua toán học tóm tắt, tỷ lệ phần trăm tu sĩ từ 95% đến 97% là những đối tượng bị nhắm đến một cách bất công và phải chịu đựng như một hậu quả.

Phần lớn các hành vi gây hấn của ấu dâm xảy ra trong gia đình hoặc trong môi trường giáo dục hoặc thể thao; nhưng một số người cáo buộc đời sống độc thân linh mục…

Các cuộc điều tra cho thấy, hai mặt của thực tế, độc thân và phạm tội ấu dâm không có mối tương quan hệ thống. Thật đáng tiếc là các bệnh lý nghiêm trọng của một số kẻ ấu dâm trong hàng ngũ tu sĩ đã đóng vai trò là bàn đạp, kể cả trong Giáo hội, để chỉ trích trực diện chức tư tế thừa tác. Về phần họ, nếu các hiệp hội đồng tính đúng khi phản đối sự đồng hóa họ giữa tình trạng của họ và tội phạm ấu dâm, thì tương tự như vậy, với một chút trung thực trí tuệ, các tác động tu từ chống lại hành tinh công giáo nên được vạch trần mạnh mẽ hơn ở đây.

Trong khi chờ đợi căn tính của linh mục công giáo, trong và ngoài Giáo hội, đang bị khủng hoảng trầm trọng…

Giữa các việc rõ ràng rất quảng đại của giáo dân và linh mục, hiện chúng ta đang phải trả cho những lỗi đã làm trong quá khứ. Trong bối cảnh mù mờ này, đa số người công giáo yêu cầu tiến hành công việc đổi mới để trình bày, ngay cả còn hợp pháp hóa, các tiêu chuẩn chủ trì cơ cấu và sứ mệnh lâu dài của linh mục mà nhiều người đã làm một cách tuyệt vời. Điều đó nói lên, số phận của đạo công giáo ít được quyết định trong việc rút lui vào các mối quan tâm nội bộ, hay trong những giọt nước mắt mộ đạo, nhưng là trong việc đối đầu mạnh mẽ và gay go với những câu hỏi liên quan đến tương lai của thế giới chung của chúng ta: cuộc khủng hoảng nhân chủng học chính yếu, số hóa các xã hội, di cư hàng loạt, suy yếu địa chính trị của các biên giới, chủ nghĩa cực đoan tôn giáo và tình trạng nghèo đói cùng cực. Dù những người theo chủ nghĩa suy tàn có nói gì đi chăng nữa, thì hơn bao giờ hết, châu Âu được đánh dấu bằng một kitô giáo đã tồn tại, nếu không phải là những bài học để huấn dạy, thì ít nhất cũng có những hoa trái tinh thần để đơm hoa kết trái.

Nhưng tại sao Giáo hội duy trì tình trạng độc thân của linh mục?

Quyết định pháp lý-giáo luật được đưa ra vào năm 1139, nhằm hệ thống hóa nghĩa vụ sống độc thân của linh mục không phải là ngẫu nhiên hay tùy tiện. Quyết định này dựa trên các định hướng công đồng được lấy từ các thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, với ý định sâu xa là tôn vinh ngày càng tốt hơn tình trạng triệt để của Chúa Kitô độc thân, hoàn toàn dâng hiến mình cho công việc của Cha Người. Đó là một lựa chọn thiêng liêng quan trọng mà Tây phương la-tinh đặt lên hàng đầu và xác nhận về mặt hiệu quả truyền giáo.

Có nhiều người xem chức tư tế nữ là một giải pháp…

Đây là một phần của những người công giáo; một phần khác vẫn gắn liền với quy định này, có cội rễ trong truyền thống thế tục quay trở lại với quyết định của chính Chúa Kitô. Điều này đã dính vào mệnh lệnh tông đồ cho việc phục vụ đặc biệt nhưng không độc quyền, điều mà xã hội học không đủ để giải thích. Trên thực tế, chính nhân danh Nhập thể mà các giáo hoàng kế tiếp nhau, kể cả Đức Phanxicô, đã đưa ra điều khoản này. Tuy nhiên, điều hợp pháp và cần thiết đối với phụ nữ thể hiện các năng khiếu cần thiết là được tiếp cận nhiều hơn với các cơ quan thẩm quyền Giáo hội để lên tiếng và đưa ra các quyết định ở cấp cao.

Những người khác đưa ra mô hình tin lành, trong đó giáo dân chủ trì các nghi thức phụng vụ. Tại sao Giáo hội từ chối điều này?

Phong trào Cải cách tin lành đã đưa ra các giải pháp liên quan đến vận mệnh của chính họ, chứ không phải nền tảng của truyền thống công giáo. Gần đây Đức Phanxicô đã ám chỉ điều này, không phải là không hài hước. Người công giáo ghi khắc bí tích trong một logic liên kết mỗi bí tích vào bí tích Giao ước mà Bí tích Thánh Thể là cao điểm. Luận lý này không loại trừ việc các bí tích hôn phối và rửa tội được các phó tế cử hành và, trong các điều kiện được hệ thống hóa tương tự, bởi các giáo dân đã được rửa tội. Điểm cốt yếu là thừa tác viên có chức thánh biểu lộ qua cử chỉ thông thường của họ, bí tích là một biến cố cho sự hiệp thông của toàn thể giáo hội, vượt ra ngoài biên giới gia đình, bạn bè, xã hội hay quốc gia. Thừa tác vụ được thụ phong trong công giáo là dấu chỉ cụ thể về tính phổ quát và cội nguồn tông truyền của Giáo hội.

Nhưng làm thế nào để ngăn chặn tình trạng giảm tuyển sinh vào các chủng viện hiện nay? Đâu là hy vọng?

Ngày nay, các thể chế, đặc biệt là các thể chế có “nghĩa vụ đạo đức” ở trong thời khủng hoảng tuyển dụng: giáo dục, y tế, hiệp hội, tôn giáo. Về đạo công giáo, chúng ta hãy bỏ đi những ảo tưởng cho là giải pháp, chẳng hạn như việc linh mục lập gia đình hay phong chức cho đàn ông đã có gia đình. Niềm hy vọng của tôi rất lớn, đặc biệt là do đức tin kitô giáo là một năng lượng của tư tưởng. Trong trường hợp này, tôi sẽ bám vào hai dấu hiệu, một cách có điều kiện, sẽ có khả năng vẽ lại chân trời ơn gọi. Một mặt, để cấp thiết ngăn chặn hiện tượng giải trừ nghi thức hóa của đạo công giáo, vốn đã bắt đầu từ những năm 1950 ở châu Âu và hiện tượng mà giai đoạn hậu công đồng đã không thành công trong việc loại bỏ; về phương diện này, mối tương quan với ơn gọi linh mục thường bị tối thiểu hóa quá nhiều. Mặt khác, tính đến một cách có hệ thống các tài năng đông đảo và đôi khi nổi bật của các ứng sinh và các linh mục trẻ để thừa tác vụ của họ, trong sự hiệp thông với giám mục, có thể mang tính truyền giáo mạnh mẽ, vì thế về cơ bản là người sáng lập, người khởi xướng, người nghiên cứu.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch