Ở trung tâm Giáo triều, cú sốc giữa các nền văn hóa
Ở trung tâm Giáo triều, cú sốc giữa các nền văn hóa (2/5)
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, đặc phái viên ở Rôma, 2022-08-02
Bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện được Đức Phanxicô thành lập để làm việc về các vấn đề tế nhị như người di cư hoặc sinh thái. Các chuyên gia đến từ khắp nơi trên thế giới về đây để làm việc. Phương pháp của họ đôi khi làm xáo trộn thói quen làm việc của Giáo triều. Cỗ Máy đắm mình trong Giáo triều la-mã kỳ hai (2/5).
Tất cả nét quyến rũ của Trastevere là do vị trí hơi xa trung tâm của nó. Khu vực này được yêu thích nhờ những vết thương nho nhỏ của người la-mã, chúng tôi bắt gặp du khách đi bên chiếc vali có bánh xe, đến lấy chìa khóa phòng; và khi màn đêm buông xuống, các nhóm người vui chơi ngồi đầy sân hiên trên vỉa hè. Gần như mọi người không biết khu phố này cũng là trụ sở của một trong các trụ sở nhạy cảm của triều giáo hoàng Phanxicô.
Không xa quảng trường Piazza di Santa Maria ở Trastevere, dinh thự San Callisto là tòa nhà nhỏ có từ thế kỷ 16. Trên tầng cao nhất, phía sau những ban công nở rộ hoa hồng lộng lẫy là phòng của một vài hồng y đã về hưu. Dưới chân họ, ở phần còn lại của tòa nhà là bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện được thành lập cách đây sáu năm. Cái tên có phần ẩn ý này là bộ có trách nhiệm cụ thể trong việc thực hiện ba ưu tiên chính của giáo hoàng: sinh thái, cải cách kinh tế và người di cư.
Các chuyên gia từ các trường đại học hàng đầu thế giới
Từ đầu này đến đầu kia là các hành lang rộng lớn, tối u và khắc khổ, các “quan chức” – theo cách nói quen thuộc của Vatican để nói về những người đứng đầu sứ vụ và đứng đầu văn phòng – thay phiên nhau đưa thông điệp của giáo hoàng đến với thế giới. Có các chuyên gia tốt nghiệp từ các trường đại học lớn nhất. Người này nghiên cứu về chính sách nước, người kia về cải cách hệ thống tiền tệ toàn cầu, giải trừ vũ khí quốc tế, vấn đề hội nhập người di cư hoặc làm sao để chăm sóc sức khỏe đến được với mọi người…
Các nhà kinh tế học này thì thầm vào tai Đức Phanxicô
Công việc của họ tưới tẩm cho toàn Cỗ máy, từ giáo hoàng đến các sứ thần tòa thánh, những người tạo thành một trong những mạng lưới ngoại giao lớn nhất hành tinh. Tại đây, các bài phát biểu của Đức Phanxicô được soạn thảo. Ở đây các quan chức cân nhắc một lần nữa các yếu tố ngôn ngữ sẽ được tìm thấy trong các bài phát biểu của quan chức cấp cao Vatican, chịu trách nhiệm chuyển lời của giáo hoàng đến các hội nghị thượng đỉnh quốc tế. Cũng chính từ đó các hồ sơ dày cộp được gởi đến cho mỗi sứ thần – ‘đại sứ’ của giáo hoàng – một vài tuần sau khi họ nhậm chức.
“Các thể loại đức tin” để phân tích thế giới
Khi các văn phòng này mở cửa vào năm 2016, các chuyên gia được công nhận trên toàn cầu này thường từ bỏ mức lương cao của mình để phục vụ giáo hoàng và Giáo hội. Đa số chủ yếu là giáo dân công giáo dấn thân, họ từng là chuyên gia tư vấn cho cơ quan Lương Nông Quốc tế (FAO), cho Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (Unicef) hoặc cho các trụ sở của Liên hiệp quốc. Tất cả đều nghĩ đến “các thể loại đức tin” để phân tích thế giới.
Nhà hoạt động trẻ người Thụy Điển Greta Thunberg gặp Đức Phanxicô ngày 17 tháng 4 năm 2019 tại Vatican. / VATICAN MEDIA / REUTERS
Việc thành lập “siêu bộ” này không phải không có xung đột. Vì ngoài chuyên môn, các nhân vật này mang đến một văn hóa làm việc rất khác so với cách làm việc ở Vatican. Khi một số trong những người mới đến này muốn chia sẻ hồ sơ của họ thông qua tin nhắn Microsoft Teams hoặc dùng các dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Google cung cấp cho Vatican, họ đã gặp sự miễn cưỡng từ các đồng nghiệp của mình. Với những người này, phương tiện fax vẫn là phương tiện dùng hàng ngày trong các bức tường của họ từ vài chục năm nay… Một nguồn tin trong nội bộ cho biết: “Để xác thực các tài liệu và bài phát biểu, Phủ Quốc vụ khanh muốn nhận tất cả mọi thứ bằng fax. Khi tôi đến đây, tôi không tin vào mắt mình.”
“Chúng tôi cố gắng để mọi người cùng làm việc với nhau”
Nhưng người khổng lồ kỹ thuật số của Mỹ đã đi đầu trong cuộc tấn công quyến rũ tại dinh San Callisto để cung cấp “các giải pháp trực tuyến” của họ. Và đã làm cho một số người hăm dọa: “Chúng ta có thực sự muốn giao cho Google tất cả công việc nội bộ của mình, kể cả những vấn đề tế nhị như vấn đề di cư không?” Sự đụng độ của các nền văn hóa là không thể tránh khỏi, trong lĩnh vực này phần lớn Vatican lưu các hồ sơ ở dạng giấy tờ và mỗi e-mail được cho là đáng quan tâm phải được in ra để đánh số và gởi vào kho lưu trữ.
Một hội nghị trực tuyến trong Cuộc họp của Ủy ban Công lý và Hòa bình Thế giới, ngày 17-18 tháng 11 năm 2021. / HUMANDEVELOPMENT.VA
Một nguồn tin nội bộ cho biết: “Chúng tôi cố gắng kêu gọi mọi người cùng làm việc với nhau, tổ chức các cuộc họp với các thành viên của các bộ khác, ngay cả mời các học giả hoặc chuyên gia không công giáo tham gia nghiên cứu. Nhưng đó thực sự không phải là văn hóa của Vatican. Vatican là một cỗ máy phức tạp, nhưng ngược với những gì mọi người nghĩ, Vatican không phải là một hộp đen. Tôi chắc chắn nó có thể phát triển theo hướng minh bạch hơn.”
“Điều tạo vấn đề, đó là đó là sự đồng điệu”
Một yếu tố khác của cú sốc giữa các nền văn hóa: Bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện là cơ quan duy nhất sự ngang hàng được tôn trọng. Trong số 45 nhân viên, 22 người là phụ nữ. Ở những nơi khác tại Vatican gần đây có một vài phụ nữ được bổ nhiệm vào các vị trí chiến lược: đầu tiên là nữ tu Nathalie Becquart người Pháp làm thư ký dưới quyền của ban thư ký Thượng Hội đồng, kế đó là hai nữ tu và một nữ giáo dân trong ủy ban phụ trách việc lựa chọn các giám mục từ hầu hết các nơi trên thế giới.
Một trong các phụ nữ này nói: “Không phải chỉ có vài phụ nữ ở chức vụ cao. Vẫn cần sự có mặt của họ ở các cấp độ khác. Và không chỉ là phụ tá!” Cũng có suy nghĩ này từ một phụ nữ đã làm việc ở Vatican vài năm: “Các đồng nghiệp của tôi chỉ là đàn ông và chỉ là linh mục. Tự chính điều này không phải là một điều xấu, nhưng nó đặt ra vấn đề: đó là tính động điệu, đứng trước một vấn đề, một câu hỏi, họ có cùng cách phản ứng giống nhau. Như thể họ cùng một khuôn.”
Bộ này trước đây do hồng y người Ghana Peter Turkson lãnh đạo một thời gian dài trước khi trao cho hồng y người Canada Michael Czerny, bộ đã thành biểu tượng của một văn hóa làm việc mới ở Vatican, và cũng có… những khó khăn mà các thay đổi này mang lại. Tháng 12 năm 2021, sự ra đi bất ngờ của hồng y Turkson, người mà ai cũng nghĩ ngài sẽ được gia hạn sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên, là một tín hiệu của thấy sự bất ổn.
Một kiểm tra để đề xuất một tổ chức mới cho công việc
Sự ra đi bất ngờ của hồng y xảy ra vài tháng sau ngày Đức ông Bruno-Marie Duffé, người Pháp, nhân vật số 2 của Bộ đã rời bộ trước một năm. Ngài hoàn thành bốn năm làm việc không mệt mỏi, gần như ngày đêm, để thiết lập bộ và cố gắng hợp nhất bốn thực thể cũ có từ trước. Một nguồn tin nội bộ cho biết: “Trên thực tế, công việc chưa bao giờ thực sự xong”. Đến mức tháng 6 năm 2021, giáo hoàng quyết định cử một nhóm kiểm tra đến để đánh giá công việc của mỗi người và đề xuất một tổ chức mới cho công việc.
Trong nhiều ngày, một nhóm bốn người, được hồng y người Mỹ Blaise Cupich dẫn đầu, đi trên các hành lang của tòa nhà và có một loạt hẹn, cùng với một người hướng dẫn Ý và một nữ tu người Anh: gần như tất cả nhân viên của bộ đều muốn gặp hồng y và thố lộ tâm tình của họ.
Vài tuần sau, đến lượt một cấp cao khác, linh mục người Argentina, Augusto Zampini, linh mục phải rời Rôma hôm sau. Ngài gần như không có thì giờ để cảnh báo cho các cộng sự viên của mình và đã nghiền tất cả tài liệu lưu trữ trước khi đặt chúng vào những chiếc túi lớn màu vàng… trước sự sững sờ của một vài nhân viên đã vội vàng chụp ảnh chúng.
Ở trung tâm của mọi thứ, nhưng không có quyền lực
Nhưng nếu “sviluppo integrale” (phát triển toàn diện) ở ngoài bộ máy Vatican, thì vì nó là kết quả của một nghịch lý. Một người lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm Giáo triều tóm tắt trong một công thức được nuôi dưỡng qua nhiều năm kinh nghiệm ở Vatican: “Họ là trung tâm của mọi thứ, nhưng không có quyền lực.”
Các quan chức này có thể phụ trách các hồ sơ thiết yếu trước mắt giáo hoàng, họ không quyết định trong bất cứ trường hợp hóc búa nào và không có vai trò kỷ luật nào. Tuy nhiên, dựa trên khả năng vặn lại hoặc kiểm duyệt mà sự phục tùng “Rôma” trong Giáo hội công giáo luôn dựa trên cơ sở này. Không có nó thì có nguy cơ nhìn thấy những ý định tốt nhất bị xuống thành bất lực.
Dinh San Callisto
Nằm ở quận Trastevere của Rôma, dinh San Callisto có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 8. Vào thời đó, đây là một nhà thờ nhỏ được xây lại vào thế kỷ 12, trước khi được giáo hoàng Calixte III mở rộng, ngài tại vị từ năm 1455 đến năm 1458. Dinh hiện tại được xây năm 1936 theo yêu cầu của Đức Piô XI để làm nhà cho các dòng của Giáo triều Rôma. Tòa nhà này vẫn còn cho đến ngày nay và năm 1959, một số dòng và bộ đã dời đi. Trong sân của dinh là bức tượng uy nghiêm của Đức Piô XI, huy hiệu của ngài rất hiện diện ở tòa nhà.
Ngày nay, dinh này còn là trụ sở của bộ Phát triển Nhân bản Toàn diện và bộ Giáo dân và Gia đình. Ban giám đốc của Caritas Quốc tế cũng ở đây. Tầng trên cùng là nơi ở của các hồng y về hưu.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Nhà Thánh Marta, phòng 201, một văn phòng khác của Đức Phanxicô (1/5)