Khủng hoảng quyền lực trong Giáo hội: sức mạnh và bất ngờ đi đến
Chắc chắn các sự kiện gần đây trong Giáo hội công giáo Pháp cho thấy một ý thức nào đó về vấn đề quản trị, nhưng còn cả một chặng đường dài cần mở ra để giảm tình trạng bất ổn trong lòng thể chế này.
lavie.fr, Aymeric Christensen, Giám đốc biên tập, 2022-07-04
Ở đây là kinh lý tông tòa để khai thông vụ chận phong chức đột ngột; ở kia là một chuyện khác xảy ra trong giáo phận; ở nọ là việc một cộng đồng có sức lôi cuốn bị giải thể; vài ngày sau, một hiệp hội xuất bản tạp chí dành cho giới trẻ không còn được giáo phận cho xuất bản. Rồi tin một linh mục 50 tuổi tự tử…
Một vài ví dụ gần đây dưới mọi hình thức khác nhau, nhưng tất cả đều liên quan đến cùng một thực tế về tình trạng không thoải mái và bất ổn thường xuyên trong Giáo hội công giáo Pháp. Trong đó có nhiều phản hồi từ Thượng hội đồng hiện tại về các vấn đề quản trị.
Tương quan quyền lực và các mối quan hệ trong giáo hội Từ Toulon đến Strasbourg, từ Lời Sự sống đến hội Truyền giáo Têrêxa, có cái gì đang xảy ra. Một cái gì lộn xộn, một lần nữa, nhưng sâu đậm hơn so với các cuộc khủng hoảng đã ập đến với Giáo hội công giáo Pháp trong những năm gần đây. Chính xác hơn: có một cái gì đó rất mạnh, rất bất ngờ, rất tàn khốc mà những đợt sóng trước chỉ mới thông báo.
Vì đừng nhầm lẫn về điều này: chúng ta chỉ mới bắt đầu có một nhận thức mới, ở trung tâm của cái đã được gọi là – vì thiếu một từ ngữ hay hơn – “khủng hoảng lạm dụng”, quá nhiều tác động và bạo lực, tình dục và thiêng liêng, gồm những tai ương đan xen chặt chẽ với nhau. Về gốc rễ, có một khủng hoảng nghiêm trọng về thẩm quyền và quản trị.
Cả một văn hóa giữa tương quan quyền lực và các quan hệ giáo hội, nếu nó không trực tiếp làm nảy sinh những chuyện đồi trụy thì ít nhất cũng để lại một khả năng phát triển mạnh mẽ bên trong – theo nghĩa này, ủy ban Sauvé đã có thể nói ở đây có vấn đề “hệ thống”, một thuật ngữ đôi khi bị hiểu lầm.
Hầu hết các ví dụ được trích dẫn ở trên có thể xem là những dấu hiệu đáng khích lệ để có một nhận thức, dù trễ tràng về sự buông thả mà thể chế thường để các câu hỏi của các tín hữu, các quan sát viên, các nạn nhân sa lầy không có câu trả lời.
Nỗi cô đơn của các linh mục
Mặt khác, cái chết bi thảm của linh mục François de Foucauld, giáo phận Versailles, cho thấy vẫn còn một chặng đường dài phía trước và nhu cầu cấp thiết phải nâng đỡ mọi người ra khỏi những đau khổ mà họ đang trải qua trong chính Giáo hội. Ngay cả khi sự thận trọng khuyến cáo – mỗi câu chuyện đều có bí ẩn riêng của nó – chúng ta cũng phải cẩn thận khi giải thích một cách dứt khoát cử chỉ tuyệt vọng của một người có ơn gọi mang hy vọng của Chúa Kitô cho thế giới.
Bi thảm, cái chết này sau một số người khác trong những năm gần đây, đã đóng vai trò của một lời nhắc nóng bỏng: cuộc chiến chống lại chủ nghĩa giáo quyền và lạm dụng quyền lực không được làm tăng thêm gánh nặng đạo đức của các linh mục hoặc giám mục. Các nghiên cứu cho thấy sự cô đơn của họ và sự mong manh về sức khỏe, thể chất và tâm lý của họ.
Tuy nhiên chúng ta phải điều chỉnh lại các báo cáo mà không đè nặng lên những ngườì đã làm hết sức của họ, dù vụng về, dù không đặt câu hỏi đầy đủ về các mô hình mà họ là người thừa kế. Vì vậy, các giáo sĩ và giáo dân không phải là những kẻ thù nghịch, nhưng là những người cộng tác để phục vụ việc tái thiết một mô hình Giáo hội lành mạnh hơn.
Với những chủ đề này, lịch sự là nhắc lại, ưu tiên luôn là hoán cải, chúng ta chỉ đơn giản nhấn mạnh, cố gắng này không thể bị giới hạn trong nỗ lực cá nhân – dù tất cả chúng ta đều được kêu gọi để hoán cải cá nhân: đây thực sự là một thay đổi tập thể cách thể hiện thẩm quyền và sự tham gia của chúng ta vào Giáo hội. Nếu không thì cũng như từ bỏ ý tưởng thành lập một cộng đồng; nhưng, thật là lãng phí…
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Tự tử ở giáo phận Versailles: chờ đợi một lời nói thật
Tiếng kêu của linh mục François de Foucauld
Vụ cha François de Foucauld tự tử: “Có quá nhiều linh mục bất hạnh trong Giáo hội”