“Chúng ta không tin vào tội nhưng tin vào sự tha thứ tội!”

339

cath.ch, Raphaël Zbinden, 2015-12-07

“Các niềm vui lớn nhất trong đời linh mục của tôi gắn liền với bí tích giải hòa”

Linh mục Jean-René Fracheboud cho biết. Cha là cha thiêng liêng của Mái ấm Từ thiện ở Bex (Foyer de Charité des Dents-du-Midi, Bex). Cha có buổi phỏng vấn của báo Công giáo Thụy Sĩ nói về kinh nghiệm phong phú của mình về lòng thương xót và thế nào mà lòng thương xót lại là yếu tố nền tảng của đức tin công giáo.

Linh mục Jean-René Fracheboud ở nhà nguyện Mái Ấm Từ Thiện Bex (B. Hallet)
Linh mục Jean-René Fracheboud ở nhà nguyện Mái Ấm Từ Thiện Bex (B. Hallet)

Trong sứ vụ của cha, cha đã đón nhận rất nhiều người đi tìm kiếm một đời sống thiêng liêng, xin cha cho chúng tôi biết, cha đã sống kinh nghiệm lòng thương xót của mình như thế nào?

Jean-René Fracheboud: Trong mái ấm của tôi, tôi hay có bí tích giải hòa. Những người đến đây tĩnh tâm, tôi tiếp đón và tháp tùng họ, họ thường nhân cơ hội này để nhận bí tích giải tội. Tôi nghĩ các niềm vui lớn nhất trong đời linh mục của tôi gắn liền với bí tích giải tội. Vì tôi chạm đến cái gì sâu thẳm nhất, suy sụp nhất của con người, và cùng một lúc là cái gì khéo léo nhất của Chúa. Tôi luôn ngạc nhiên thấy giáo hữu tìm lại được cuộc sống mới dưới ánh mắt nhìn của Chúa. Thật sâu đậm khi họ ý thức, các con đường lệch lạc họ đã đi qua là điều không tránh khỏi và họ có thể tiếp tục lớn lên và tái sinh lại từ chiều sâu và từ cuộc đời của họ. Tôi luôn xúc động khi chạm được hành động của Chúa trong tâm hồn, với tất cả những gì mang lại bình an, làm mới lại và tái sinh. Và đôi khi điều này còn thấy rõ về mặt thể lý. Giáo hữu đến đây tĩnh tâm, một tuần sau khi họ ra về, họ được “tái sinh”, điều này thấy rõ trên khuôn mặt của họ. Xét cho cùng, chúng ta không thay đổi bối cảnh sống của họ, nhưng họ đã có một con đường để họ thấy có một cái nhìn khác về con người của họ và về những gì họ đã sống. Tôi thích nhìn sự tha thứ như lực của sự tái sinh. Thánh Phaolô đã nói, “nếu ai sống trong Chúa Kitô thì họ là một tạo vật mới”.

Cha làm như thế nào để họ nhận thức được lòng thương xót Chúa?

Những người đến đây họ khao khát sự thật, khao khát một cái gì đích thực. Vì thế họ quyết định đi theo tiến trình này. Và chúng tôi dành thì giờ để xuống tận sâu thẳm tâm hồn con người.

Những gì chúng tôi đề nghị là thinh lặng. Ở đây, họ không sống phiến diện bên ngoài. Chúng tôi làm cho họ khám phá phần mong manh, dễ vỡ, phần bị tổn thương trong cuộc sống của họ. Tôi ngạc nhiên khi thấy người bây giờ có quá nhiều đau khổ đủ mọi loại. Họ đến đây để “trút” gánh nặng, các khó khăn trong cuộc sống của họ. Vì thế sự tha thứ thường có tác dụng trong bối cảnh của sự gặp gỡ với sự thật. Và qua Lời Chúa, chúng tôi cố gắng làm cho giáo hữu nhận ra Chúa là nền tảng, một Chúa giàu lòng thương xót, đến với chúng ta trong những yếu đuối của mình, để mở lòng chúng ta ra cho một tương lai của giải hòa, của bình an.

Cha gặp khó khăn nào trong tiến trình của sự tha thứ?

Một vài người sợ sự phán xét của Chúa. Họ sợ sự phán xét này, sợ hình ảnh của một Chúa trừng phạt, một Chúa đòi nợ, họ ở trong hiểm nguy thu mình lại vì mặc cảm tội lỗi. Tôi nhấn mạnh nhiều đến sự việc, rằng chúng ta không tin vào tội nhưng tin vào sự tha thứ tội. Dù sao trong kitô giáo cũng đã có những “vệt đen”. Rất nhiều người sống theo hình thức của một tôn giáo khép kín, đầy mặc cảm tội lỗi. Tôi thường tự hỏi, vì sao một tôn giáo của tha thứ, của sự sống lại bị mang dấu vết sâu đậm của mặc cảm tội lỗi này. Tôi thích tái khẳng định Chúa Kitô chống sự dữ và chống tội nhưng quyết liệt với người phạm tội. Phân biệt hai điều này là mở một các con đường.

Đứng trước những người này, làm sao cha kết nối công chính với lòng thương xót, đặc biệt theo ánh sáng của các sách thánh?

Chủ đề công chính của Thiên Chúa thì thật phức tạp. Chữ “công chính” mang nhiều nghĩa khác nhau trong Thánh Kinh theo một vài giai đoạn của lịch sử Cứu Độ. Các khái niệm thánh kinh cũng có một phần tiến triển. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa mời gọi dân của Ngài sống ngay thẳng và chính trực, có nghĩa là sống trung thành với Lề Luật và với kinh Torah. Dân tộc này thường tỏ ra mình không thể nào trung thành với lề luật này. Như thế, tôi nghĩ sự mặc khải của Cựu Ước là sự mặc khải của một Thiên Chúa luôn đi xa hơn để dâng hiến tình thương và lòng dịu dàng của mình.

Sự công chính trong Thánh Kinh là tiếng vang của Thiên Chúa này, một Thiên Chúa can thiệp, một cách ưu đãi, cho những người bị thành kiến, những người nhỏ bé, những người thấp kém, các nạn nhân của sự dữ.

Còn về Tân Ước?

Trong Tân Ước, câu chuyện người con hoang đàng trở về là câu chuyện cực kỳ sáng rõ để minh họa lòng thương xót Chúa. Vì phản ứng đầu tiên của người con là tự lên án mình. “Sau những gì tôi làm, tôi không xứng đáng được làm con của cha tôi”. Từ đầu, chính anh,  anh không cho phép mình được hưởng quyền làm con của người Cha. Rồi anh đi trở về với người cha và từ đó xảy ra điều bất ngờ. Anh, anh chờ một lời kết tội thì anh thấy người cha nhảy lên cổ anh, hôn anh và mở tiệc ăn mừng…

Trong tiến trình cá nhân của nhiều người thường có hai câu: tiến trình đầu tiên là câu: “Tôi không còn xứng đáng nhận được tình thương của Chúa”. Trong tiến trình thứ nhì, họ nhận ra tình thương của Chúa không phải là chuyện xứng đáng hay không xứng đáng được nhận, nhưng đó là ơn ban. Đôi khi, chúng ta là nô lệ của một hình thức “mộ đạo”, chúng ta không có kinh nghiệm của một Thiên Chúa toàn năng của giải thoát và của ơn ban. Vì thế tôi không còn tin vào chính tôi, tôi khám phá Chúa Giêsu Kitô vẫn tiếp tục tin ở tôi.

Khái niệm lòng thương xót có đưa ra các “nguy cơ” không?

Một trong các nguy cơ là rơi vào phía ngược lại một cách quá độ, cho rằng Thiên Chúa hiền lành nhu nhược, cuối cùng thì Ngài như giấy thấm. Liên kết lòng thương xót và công chính giúp chúng ta đặt lại giá trị một cách nghiêm túc tiến trình này, tiến trình của những chọn lựa và con đường tự do của tôi. Thiên Chúa sẽ không cứu tôi khi tôi “vắng mặt”.

Sự công chính của Thiên Chúa là sự trải rộng ra lòng nhân hậu sâu xa của Ngài. Ngài mong tôi sống trong công chính nhưng Ngài sẵn sàng đến với tôi trong các khó nghèo của tôi, trong các lầm lạc của tôi.

Cha có nhớ những giai đoạn đáng nhớ nào trong sứ vụ của cha về lòng thương xót không?

Tôi biết có một mục sư tin lành có con gái bị ám sát chết. Tôi rất xúc động về thái độ của mục sư. Mục sư có những lời nói rất cảm động về sự đau khổ chưa từng có này. Mục sư nói: “Là mục tử, là người rao giảng Phúc Âm, tôi không thể là nô lệ của sự dữ”. Tôi rất cảm động với câu này, có nghĩa là: “Đứng trước sự dữ tận căn thì phải có tình yêu tận căn”.

Tôi cũng có những kinh nghiệm tốt đẹp với những người trải qua cuộc ly dị, sự cắt đứt đời sống vợ chồng. Một vài người đi một con đường không thể tin được so với các vết thương khủng khiếp họ phải gánh chịu. Theo năm tháng, dần dần, từng bước một họ đã tha thứ được.

Tôi cũng có đón nhận một số người dân Rwanda đã sống sót qua thảm cảnh nạn diệt chủng năm 1994. Tôi cũng xúc động cho lòng dũng cảm của họ, những người mất trọn gia đình và đã vượt lên thảm cảnh, họ không còn là nô lệ của hận thù và vẫn tiếp tục tin vào lòng tha thứ. Điều đó chứng minh tha thứ không phải là yếu đuối, nhưng là một sức mạnh phi thường.

Tweet của Giáo hoàng Phanxicô 23-3-2015Đức Phanxicô thật sự được cảm hứng khi Ngài tổ chức năm nay là Năm Thánh không?

Chắc chắn rồi. Điều này cho thấy có sự kết nối nền tảng trong huyền nhiệm đức tin. Lòng thương xót không dính gì đến các thực tế bên cạnh. Chữ thương xót đã là một chữ phi thường, là sự gặp gỡ của sự “khốn cùng” của con người với “quả tim” của Chúa. Với khái niệm Thiên Chúa cứu chuộc, chúng ta thật sự chạm đến cốt tủy của đức tin. Lòng thương xót là mặt chính của sự mặc khải của Phúc Âm.

Đức Giáo hoàng kêu gọi đây là vấn đề đặc biệt quan trọng cho thế giới ngày nay, một thế giới bị vùi trong đau khổ, bị đe dọa bởi nhiều chuyện. Người ta thấy vòng xoáy của sự dữ đã dẫn đến sự dữ và cái chết. và chỉ có một phương thức duy nhất để đi ra khỏi sự trôi dạt này là tha thứ. Lòng tha thứ cũng là một đòi hỏi để có thể sống chung với nhau, bởi vì chúng ta là một hỗn hợp ‘khéo léo’ của các ơn, ơn quảng đại, ơn yêu thương cũng như tật ích kỷ , tật khép mình…

Và cho đến bây giờ, tôi không chắc là chúng ta đã sống được kinh nghiệm sâu đậm khám phá được Chúa Kitô giàu lòng thương xót.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch