Sức mạnh của những điều vô hình dường như không mấy quan trọng với chúng ta
Bài tập 38
Trích sách 41 Bài tập vệ sinh thiêng liêng, tác giả Damien Le Guay, (41 exercices d’hygiène spirituelle, nxb. Salvator)
Ngày 15 tháng 4 năm 2019, Nhà thờ Đức Bà Paris Paris bốc cháy trước mắt chúng ta. Từ hơn tám trăm năm qua, ngôi nhà thờ này chưa bao giờ bị hư hại bởi ngọn lửa theo cách này. Có nên luôn xem đây là “dấu hiệu của thời đại” không? Khi các niềm tin vào tôn giáo biến mất, thì chúng không còn giữ trí tưởng tượng của mọi người. Giờ đây, trong tòa nhà hình vòm khổng lồ này, nơi có các nhà tiên tri sáng chói và các vị thánh màu xanh, màu đỏ, lượng du khách đông hơn người đi hành hương. Từ bao đời nay, ngôi nhà thờ khổng lồ cổ kính theo kiến trúc vòm chống này đã giữ được thăng bằng bấp bênh, để lời cầu nguyện của người dân Paris được dâng lên tốt hơn và giáo dân được tràn ngập ánh sáng thiên đường. Nhưng từ nay tòa nhà này, bên trong trống rỗng khi bước vào, đã là nơi được trang trí bằng các loại bìa cứng. Những viên đá không còn mời gọi chúng ta nhìn về vô tận. Còn với ánh sáng của các ô kính màu đầy những câu chuyện kinh thánh, giờ đây úa màu mặt trời vàng, không còn là màu vàng thần thánh nữa. Ngôi nhà thờ tràn ngập đức tin này, mong muốn ôm bầu trời và là biển cầu nguyện mênh mông này, giờ đây trần trụi, không còn mang bộ áo vô hình của nó nữa.
Thời buổi chúng ta. Thời buổi không còn men thiên quốc. Bằng phẳng, dẹt, giống như chiếc khinh khí cầu bị đè nặng với trọng lượng quá lớn và với hàng ngàn sợi dây chằng chịt buộc trên mặt đất, thương tiếc cho sự nhẹ nhàng, cho bầu trời, cho những đám mây và những gì nâng chúng ta lên khỏi chính mình. Nó đã giết chết chiếc áo vô hình của mình. Nó nằm trên mặt đất. Nó trở nên tầm thường.
Sự rối loạn về khí hậu đang ở đỉnh cao. Không còn kín đáo, không còn thu mình, không còn ngại ngùng, chúng ta thấy một sự thừa mức các chuyện được cố tình làm để mọi người thấy, để được mọi người chú ý. Các hàng hóa sang trọng phát triển không ngừng. Tâm lý mê hoặc sang trọng và kèm theo nó là vòng vàng xuyến bạc lấp lánh. Áo quần phải được nổi bật, việc khoa trương này là dấu hiệu nhu cầu cần được xã hội công nhận, một nhu cầu vô hạn để được công nhận.
Khi để cho bề ngoài được chú ý, được đóng dấu thì nội tâm chúng ta có cần biện minh cho mình nữa không? Không. Không còn cần nữa. Thời buổi này chúng ta chán ghét điều vô hình và yêu cái hữu hình. Bạn phải được nhìn thấy, phải chụp ảnh mọi thứ mà không cần nhìn đến bất cứ ảnh nào, phải được thấy, phải được hiển thị trên “mạng xã hội”, nơi nuôi dưỡng ảo tưởng về một cộng đồng, một tinh thần xã hội, một tập thể, một cuộc trao đổi.
Người ta lầm nghĩ chúng ta đang ở trong thời buổi của những niềm tin yếu ớt. Điều này đúng đối với niềm tin tôn giáo, chính trị hoặc ý thức hệ. Và cũng đúng với niềm tin thiêng liêng của chúng ta, bị giảm xuống đến mức tối thiểu. Nó chẳng là gì so với niềm tin vào ma thuật. Chúng sẽ mạnh mẽ trở lại. Chúng ta hãy đi xa hơn nữa cho đến khi chúng nuôi dưỡng đời sống xã hội mới, ảo hơn là xã hội, kỹ thuật số hơn là điều hữu hình. Vì vậy, chúng ta tin vào việc con người được nâng phẩm giá nhờ nhãn hiệu áo quần, như mông con bò trong các phim cao bồi Mỹ! Thuộc về nhóm Vuitton là dấu hiệu của cao quý – cao quý không phải ở trái tim mà là ở ví tiền. Và nếu phải làm mọi sự để được ở nhóm này, nhóm kia thì làm thế nào để tìm được hứng thú với những điều cao quý vô hình khác? Sức mạnh của những điều vô hình dường như không quan trọng mấy với chúng ta – mặc dù chúng ta biết chúng là thiết yếu. Vì vậy, nhu cầu chủ yếu phải “biện minh cho cuộc sống của chúng ta” bây giờ có vẻ như chẳng nghĩa lý.
Vậy mà văn phòng các nhà tâm lý học và phân tâm học đang tràn ngập những người này (họ rất đông!), họ đang chết, dù họ giàu có và khỏe mạnh, họ không biết vì sao họ ở đây, vì sao họ sống, cho ai và cho cái gì để họ tồn tại ở đây và bây giờ.
Khi tất cả mọi thứ phải được nhìn thấy, thì còn chỗ nào cho điều vô hình? Khi những biện minh này phải được thấy rõ, thì làm thế nào để biện minh chính mình trong bí mật của trái tim? Hàng may mặc thời đại này đang ở trên đỉnh vinh quang vì đó là dấu hiệu bên ngoài của sự giàu có. Ngày xưa lịch sự là đừng để mình nổi bật, ít nhất là qua áo quần, để nhường chỗ cho sự cao cả của tâm hồn. Bây giờ thì ngược lại. Các “phương tiện thiêng liêng để tồn tại” rơi vào đống đổ nát, như những thứ bị tập thể bỏ quên.
Ai ngày hôm nay, như nhà văn Kafka đã làm cách đây một trăm năm, vẫn còn nói đến, một cách bình đẳng về nhu cầu biện minh không chỉ với điều hữu hình mà với cả điều vô hình? Không ai. Bất cứ ai dám làm như vậy, thì từ phía khán giả sẽ có những nụ cười nhếch mép đặc trưng của con người cuối cùng của triết gia Nietzsche!
Và khi Kafka đặt hai câu hỏi này, thì ông nói rõ, đó là các “câu hỏi của đức tin.” Cuộc sống và đức tin đi chung với nhau. Chúng điều chỉnh lẫn nhau để phản hồi lẫn nhau tốt hơn và do đó hỗ trợ cho nhau. Chúng ta có thể tách chúng ra không? Không. Chúng đứng trước cùng một đà thiết yếu, mang lại sự đảm bảo cho cuộc sống, là neo đậu, là sự ổn định của cuộc sống.
Bài tập nho nhỏ về vệ sinh thiêng liêng
Không thể đến được với cuộc sống, để được ổn định lâu dài (và do đó lập được “kế hoạch trên sao chổi”) mà không kết chặt lại với nhau, như một nút thắt chặt chẽ, cuộc sống và đức tin, niềm tin vào sự sống và sự sống được biện minh bằng đức tin. Cũng vậy với khát vọng hướng tới tương lai, cùng chung một tinh thần thiêng liêng được gia tăng.
Điều cần thiết hơn là phải có lòng tin tưởng vào cuộc sống được đề xuất. Vì thế tôi phải chiếm lấy để khước từ nó ở đây và bây giờ, trong hiện tại và tương lai. Vì cốt yếu là phải có niềm tin biết bao vào phần không thể phá hủy này trong tôi.
Làm sao để tôi không bao giờ đánh mất mối liên hệ giữa cuộc sống và đức tin, đức tin vào sự sống và sự sống được biện minh bởi đức tin? Làm thế nào để gắn kết những yếu tố thiết yếu này lại với nhau?
Cẩn thận với các nhãn hiệu quá hữu hình
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường tìm cách làm hài lòng các thương hiệu thương mại, để được chú ý. Họ muốn đóng dấu chúng ta, giống như các con bò trong đàn bò. Chúng ta nghĩ mình khác người khác. Không khác gì. Nhãn hiệu của người này cũng là nhãn hiệu của người kia. Làm thế nào để loại tính kiêu ngạo xấu xa về các nhãn hiệu xa xỉ, các nhãn hiệu áo quần? Và nếu chúng ta từ chối không làm những con bò hạnh phúc khi được gắn nhãn hiệu, gắn chữ tắt của hàng hiệu, bị đóng dấu thì sao? Những gì quá hữu hình sẽ chẳng thêm gì vào phẩm chất của mình. Và nếu tôi nhận ra được giá trị của chính tôi? Và nếu giá trị của tôi là vô hình thì sao? Nó không phải là chữ viết tắt trên quần áo. Tôi có đủ can đảm để nghĩ như vậy không?
Tin tưởng vào những dấu hiệu của quả tim
Chỉ những dấu ấn vô hình, những dấu ấn in sâu vào trái tim làm tăng thêm sức sống mới là quan trọng. Chúng ta biết điều này. Nhưng liệu chúng ta có đủ sức để thuyết phục không? Đúng, nhưng chúng ta mau chóng quên đi xác tín này. Vì vậy, có cần phải điều chỉnh lại chính mình không? Nếu có, thì làm sao cự lại tiếng còi inh ỏi của các nhãn hiệu thương mại và tin rằng nhãn hiệu trái tim mới là những nhãn hiệu quan trọng duy nhất?
Một cuộc sống đích thực luôn là một cuộc sống tràn ngập tin tưởng
Một cuộc sống thiếu tin tưởng là một cuộc sống chết, ngay cả khi sự sống còn đó. Một đức tin không có lòng tin tưởng vào nguồn lực vô biên của nó, thì cuộc sống sẽ chết, dù đức tin vẫn còn đó. Do đó, chúng ta phải điều chỉnh cuộc sống với lòng tin tưởng. Làm thế nào để điều chỉnh được? Làm sao để chắc rằng cuộc sống trọn vẹn và đầy đủ khi nó đầy lòng tin tưởng?
Đức tin phải luôn và vẫn luôn được tìm kiếm
Kafka chắc chắn, chúng ta không bao giờ “thiếu đức tin”, chúng ta tin vào cuộc sống có một “giá trị đức tin tuyệt đối không thể nào cạn kiệt được.” Đó là lý do vì sao ông hỏi mọi người “hai câu hỏi về đức tin.” Chúng giúp chúng ta triển khai một loạt các uy tín vô hạn để nắm giữ, cũng như các “mục tiêu” ấn định ở chân trời cuộc sống chúng ta. Làm thế nào để đi về phía đức tin? Tin rằng chúng ta không bao giờ thiếu đức tin đã là bước thiết yếu đầu tiên. Đức tin ở đó. Chúng ta đì tìm nó!
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Ôi Chúa ơi! Thức ăn vô hình là cần thiết, còn cần thiết hơn cả thức ăn cho dạ dày