Các vụ tấn công: Làm thế nào để đối phó với bạo lực bằng đức ái?

88
Các vụ tấn công: Làm thế nào để đối phó với bạo lực bằng đức ái?
fr.aleteia.org, Isabelle du Ché, 2020-11-05
Vụ giáo sư Samuel Paty bị giết đã dẫn đến việc tổ chức ngày lễ tôn vinh giáo sư lịch sử ở các trường học ngày thứ hai, ngày 2 tháng 11. Tại trường trung học Saint Jean de Lectoure, Gers, bài phát biểu của ông hiệu trưởng đã có một bước ngoặt đặc biệt, ông kêu gọi học sinh phản ứng với bạo lực bằng lòng bác ái.
Ngày thứ hai 2 tháng 11 tuần trước, tất cả học sinh đứng trong sân trường. Ngoài sự tôn kính đối với giáo sư Samuel Paty, các giáo viên và học sinh được ông hiệu trưởng Stéphane Morassut mời tham dự vào quá trình đức tin. Trong ngày Tưởng niệm người đã khuất, ông liên kết cái chết của giáo sư Paty với cái chết của “ba tín hữu ở Nice” cũng như “tất cả các nạn nhân của khủng bố”. Không phải để than van hay nổi loạn nhưng để cứu rỗi linh hồn theo truyền thống công giáo. Đức bác ái theo đường hướng này là cầu nguyện. Nhưng chúng ta không thể bị giới hạn ở đó. Bác ái phải được chuyển qua hành động. “Chúng ta không xem mình được tự do, xem mình có phẩm giá bình đẳng, cảm thấy mình hiệp thông trong tình huynh đệ hoặc dung thứ với những người không cùng tin như chúng ta nếu chúng ta không tìm kiếm Chân lý, không sống đức ái trong hành động, tình yêu cho người anh em”. Lời nói đã được lên tiếng. Vì thế ông hiệu trưởng kêu gọi những người nghe của mình “đi tìm đức ái”. Khi chúng ta “dành thì giờ, phương tiện, tài năng hoặc chính bản thân” cho đức ái là chúng ta được mời gọi để phục vụ người anh em. Sự sẵn lòng này đặc biệt liên quan đến việc “sửa chữa người đang nói dối hoặc có lỗi” mà không chế ngự họ. Bài diễn văn của ông hiệu trưởng mang tính cách khẩn cấp: “Tôi xin mời mọi người sống đức ái ngay hôm nay, tại đây và ngay bây giờ”.
Theo ông Stéphane Morassut, thực hiện đức ái là phải sáng suốt để không bị thao túng, ông phát biểu: “Lòng nhiệt tình này là của các bạn, đừng đi sai đường và tôi không biết các bạn sẽ lạc lối vào đâu, vào loại cuồng tín nào”. Vì thế ông kêu gọi thận trọng và tiết độ, hai trong bốn đức tính bản đức.
Đáp lại bạo lực bằng lòng bác ái, để không thoái nhiệm, chấp nhận “đi ra khỏi ghế tiện nghi của mình” như Đức Phanxicô đã đề nghị với các bạn trẻ trong Ngày Thế Giới Trẻ ở Krakow. Bằng cách từ chối “thu mình lại, từ bỏ tiện nghi nhỏ của mình”, từ bỏ “tất cả bổn phận làm cho bạn là người xứng đáng và có trách nhiệm.” Chắc chắn, bài phát biểu như vậy sẽ làm hoán cải các tâm hồn.
Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Những gì còn lại