Jacques Arnould: “Việc khám phá vũ trụ có thể phát sinh các khám phá thiêng liêng”
lavie.fr, Sixtine Chartier, 2020-07-10
Trái đất nhìn từ… Mặt trăng. Hình chụp từ quỹ đạo mặt trăng năm 1972. Nasa
Đối với nhà thần học Jacques Arnould, chúng ta quan sát không gian để hiểu hơn về chính mình, như nhìn vào gương.
Một loại virus xa lạ đã làm cho hành tinh ngừng lại. Tuy nhiên vào cuối tháng 7 một số phi vụ được dự tính để lên Sao Hỏa. Đó không phải là một nghịch lý đẹp sao?
Với những người thấy đây là chuyện trái tai thì cũng nên nhắc lại, các phi vụ như thế này không chuẩn bị trong vài tuần nhưng phải chuẩn bị rất rất lâu ngày. Nếu không phóng lên vào mùa hè này thì phải chờ hai năm nữa để tìm đúng cấu hình. Và sau giai đoạn co mình này – vì sống còn -, thì chúng ta nên tự hỏi về sự cần thiết phải hé nhìn trời và đi tìm một cái gì ở nơi khác. Theo tôi, bất kỳ cách nào để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, nhất thiết phải cần một cái nhìn hướng ra bên ngoài.
Hành tinh sao Hỏa không phải là kế hoạch B của nhân loại để thoát mọi virus và mọi tai ương có thể hình dung được. Nhưng sự khám phá của nó duy trì trong chúng ta khả năng phi thường này, khả năng con người phải tự mình phóng chiếu. Vì vậy, hãy thoát khỏi tình huống như chúng ta đang có ngày hôm nay. Trong số hàng ngàn thứ sẽ giúp chúng ta, có nghệ thuật, hư cấu, trí tưởng tượng. Nhưng cũng có khoa học. Sự hiếu kỳ khoa học có một biểu tượng, theo nghĩa đầu tiên của thuật ngữ: sự chuyển động của nó nối chúng ta với một cái gì khác ngoài cái chúng ta đang có.
Dù vậy, ước muốn lên Sao Hỏa có một cái gì ngoài chừng mực đây không?
Có gì hợp lý hơn cho một kỹ sư là thiết kế phi vụ lên Sao Hỏa không? Gửi một người lên Sao Hỏa bao gồm một loạt các hành động cực kỳ hợp lý … nhưng thấm đậm một chiều kích mơ mộng ghê gớm. Như thế có một loại quá khổ, một cái gì không chừng mực. Và may mắn thay! Nhờ có nó, nếu không chúng ta không bao giờ đi ra khỏi hang động của mình. Và đó là một phần của cốt tủy con người.
Trong Kinh Thánh, nhà tiên tri không phải là người thấy tương lai nhưng là người có cái nhìn sáng suốt về hiện tại.
Có phải đại dịch hiện nay là dấu chỉ của thời đại đưa trả chúng ta về với sự mong manh của mình không?
Trong Kinh Thánh, nhà tiên tri không phải là người thấy tương lai nhưng là người có cái nhìn sáng suốt về hiện tại và khởi đi từ đó, nhà tiên tri có thể vén bức màn lên một chút để hướng về tương lai. Trong nghĩa này, thời gian chúng ta đang sống mang một dấu chỉ, một cảnh báo mời gọi chúng ta nhìn lại mọi thứ trong hành vi cá nhân và tập thể của mình. Điều này cũng áp dụng cho thám hiểm không gian… Không phải để nói chúng ta không nên đi xa hơn, nhưng đặt câu hỏi về bản chất của cuộc thám hiểm này: có gì ở đó tốt để nhắc chúng ta trong những ngày này không? Khía cạnh “chinh phục” không có gì đáng quan tâm. Nhưng sự hiếu kỳ, táo bạo, sở thích mạo hiểm, mong muốn tìm hiểu, đó là các giá trị chúng ta cần có.
Về cơ bản, điều gì thúc đẩy chúng ta lên Sao Hỏa?
Từ quan điểm khoa học, đó là việc đi tìm sự sống và nguồn gốc của nó. Sao Hỏa là người em của Trái đất. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ hai hành tinh này bắt đầu cùng một cách, đến mức họ tự hỏi liệu có sự sống bắt đầu trên Sao Hỏa không. Trong biểu tượng con người, ở đây là nghiên cứu khoa học, không gian là tấm gương của chúng ta. Bằng cách nhìn vào không gian, chúng ta hy vọng biết nhiều hơn về chính bản thân mình. Hơn nữa, biểu tượng thần thoại xa xôi xung quanh vị thần Sao Hỏa và gần đây hơn, khoa học viễn tưởng đã đóng một vai trò lớn trong sức hấp dẫn của Sao Hỏa đối với chúng ta. Sao Hỏa là hiện thân của không gian xa lạ gần nhất về khoảng cách và của biểu tượng văn hóa. Mặt trăng đã là láng giềng gần và là bạn đồng hành của chúng ta. Sao Hỏa vẫn là một ẩn số.
Không gian là tấm gương của chúng ta. Bằng cách nhìn vào không gian, chúng ta hy vọng biết nhiều hơn về chính bản thân mình.
Liệu cuộc chinh phục không gian có nguồn gốc thiêng liêng không?
Nếu chúng ta lần theo con đường thiêng liêng trong lịch sử nhân loại, chúng ta sẽ gặp sự mê đắm của một bầu trời. Bầu trời nuôi dưỡng cảm nhận tôn giáo, có lẽ nó còn kích thích cảm nhận này. Bầu trời làm chúng ta kinh ngạc, cuốn hút chúng ta và làm chúng ta sợ – bởi vì điều tốt nhất cũng như điều xấu nhất đến từ đó… Và cùng một lúc, đó là thế giới cấm chúng ta, đó là thế giới của các vị thần. Lịch sử khám phá vũ trụ bắt đầu khi chúng ta có các phương tiện ý thức hệ, trí tuệ và kỹ thuật để xoay ngược hình thức cấm đoán này.
Khi không gian bắt đầu hiện thực vào những năm 1960, nó cho phép một số người tiếp cận một hình thức trải nghiệm tâm linh. Các phi hành gia thường kể họ sống một cái gì đó vượt ra ngoài trải nghiệm vật lý cận kề. Điều này không nhất thiết phải được đưa lên hàng đầu, từ sự dè dặt hoặc do thiếu từ để diễn tả trong một môi trường rất định hướng cho hoạt động và kỹ thuật. Và cũng không có gì cho rằng chúng ta tôn vinh đủ chiều kích thiêng liêng mà không gian có thể mang đến cho chúng ta.
Sao Hỏa: Chúng ta thực sự biết gì về hành tinh đỏ bí ẩn này?
Tuy nhiên, có một sức hấp dẫn thực sự đối với không gian, nơi dành cho cuộc tìm kiếm tâm linh, đặc biệt là trong thế giới phim ảnh, như bộ phim như Cây Sự sống (The Tree of Life) hay Giữa các vì sao (Interstellar)…
Năm 2001: cuộc phiêu lưu không gian mang chiều kích thiêng liêng thật ngoạn mục. Các nghệ sĩ thực sự đã giúp đỡ rất nhiều trong lĩnh vực này, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong các tôn giáo lớn.
Các tín hữu kitô có một học thuyết nào về thám hiểm không gian không?
Nó vô cùng nhỏ. Một lý do là các tôn giáo độc thần tập trung vào nhân học. Chúng ta có thể hiểu điều này bởi vì vấn đề của con người ngày nay là tối quan trọng. Nhưng chúng ta cố gắng đừng quá quên Vũ trụ này được tiết lộ nhờ viễn vọng kính của chúng ta, nguồn kinh nghiệm thiêng liêng được đổi mới vì nó rất khác với các hình ảnh mà chúng ta tạo ra… Chiêm ngắm Vũ trụ này, suy ngẫm, khám phá nó có thể khơi dậy cho các khám phá thiêng liêng và thần học mà chúng ta không thể hình dung hoặc sợ hãi.
Nhưng chúng ta cố gắng đừng quá quên Vũ trụ này được tiết lộ nhờ viễn vọng kính của chúng ta
Các khám phá thần học này sẽ là gì?
Chúng ta lấy ví dụ của triết gia dị giáo Giordano Bruno, vào thế kỷ 16 ông đã đi trên con đường của nhà lý thuyết thiên tài Nicolas Copernic và còn đi xa hơn. Ông đưa ra giả định Mặt trời không phải là trọng tâm Vũ trụ, ông hình dung một thế giới không giới hạn. Nói tóm lại một vũ trụ – từ chưa có thời đó – có các tỷ lệ gần với những gì chúng ta biết ngày nay hơn so với thời của ông, vũ trụ trong đó con người là trọng tâm. Bruno là hiện thân của một người, trong niềm tin triết học và đức tin của mình, đã xem Vũ trụ xung quanh mình là nghiêm túc và để mình bị Vũ trụ này chất vấn. Ở mức độ tâm linh, ông đã phát triển một tầm nhìn phiếm thần.
Vì thế ngày nay câu hỏi này không thể bị bỏ qua vì các hệ lụy rất quan trọng. Chúng ta phải nắm giữ vị trí trọng tâm của con người trong tiến triển kitô giáo, như Đức Gioan-Phaolô II mời gọi chúng ta tham dự rộng rãi và đồng thời phải quan tâm đến Vũ trụ mà con người hoàn toàn bị mất. Đó là một cách biệt khủng khiếp. Trong lịch sử, có ít người trên hành tinh này hơn là số ngôi sao trong thiên hà, và chúng ta biết có bao nhiêu thiên hà thì có bấy nhiêu ngôi sao trong thiên hà! Giữ mối quan tâm của mỗi con người cùng là anh em với nhau và tầm nhìn về không gian và thời gian chóng mặt này là một thách thức cho cho tín hữu kitô.
Jacques Arnould, nhà sử học khoa học và thần học gia, chuyên gia luân lý tại Trung tâm Nghiên cứu Không gian Quốc gia Cnes, tác giả quyển sách Mặt trăng nói với tôi (La Lune m’a dit…, nxb. Cerf) và Giữa Đất và Trời. Một đạo đức cho cuộc phiêu lưu không gian (Entre Terre et Ciel. Une éthique pour l’odyssée de l’espac, nxb. ATF Press).
Marta An Nguyễn dịch
Hiện nay có ba tàu thăm dò Sao Hỏa sẽ bay vào cuối tháng 7: Tàu Al-Amal của Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, tàu NASA Sao Hỏa 2020 của Mỹ và tàu Tianwen của Trung quốc.
Tàu Curiosity năm 2012