cath.ch, Jean-Blaise Fellay, 2015-10-26
Thượng Hội Đồng Gia đình, một con đường còn phải đi
Thượng Hội đồng vừa kết thúc ở Rôma đã làm thất vọng những người chờ để có sự cởi mở mạnh dạn hơn và làm phẫn nộ những người cho đây là sự yếu đi của sứ điệp Kitô. Tôi không chia sẻ quan điểm thứ hai này. Các nghiên cứu gần đây nhất về nguồn gốc Kitô giáo cho thấy, chúng ta đã cố tình định giá «giáo điều công giáo» về lãnh vực luân lý tình dục nặng như thế nào dựa trên các hệ thống triết học lương dân, có từ thời rất trước Kitô giáo và nhất là không phản ảnh tư tưởng của Chúa Giêsu Kitô. Mặt khác, điều đáng kể, phần lớn nó lại ở nơi các môn đồ của nó trong những xã hội hay trong những phân bộ của xã hội mà chính nó đã rất lỗi thời.
Tuy nhiên, theo tôi, diễn tiến của thượng hội đồng rất tích cực, dựa trên sự kiện các cuộc thảo luận của các giám mục và quan điểm của Đức Giáo hoàng. Ngài đã đặt các thành viên tham dự trước trách nhiệm riêng của họ, trước các khác biệt văn hóa của các vấn đề đặc biệt của họ. Đó là sự khác biệt cần phải có. Tài liệu chuẩn bị đã chứng tỏ cho thấy tình trạng của các gia đình tùy thuộc vào các điều kiện chính trị, kinh tế và văn hóa nơi họ sống và những yếu tố này đã thật khác biệt biết bao.
Các vấn đề không còn giống nhau và vì thế các giải pháp cũng phải khác nhau. Các xã hội Á châu đặt rất nặng quan hệ gia đình đến mức tạo áp lực quá độ trên con cái, ngược với chủ nghĩa cá nhân ở các xã hội Tây phương, đã tạo nên các tình trạng bỏ rơi. Trong khi ở Tây phương dân chúng bàn cãi về vấn đề đồng tính thì nạn đa thê làm chia rẽ quan điểm ở Phi châu. Rõ ràng là tùy theo tình trạng ở địa phương mà các cộng đoàn Kitô phải đưa ra những câu trả lời thích đáng, nhất là về vấn đề các người ly dị. Chỉ dựa trên «giáo điều công giáo» thì chưa đủ vì nó quá bị ảnh hưởng học thuyết thánh Âugutinô của Phương Tây và tân học thuyết Platon chủ trương thuần khiết. Phải đi trở lại đọc kỹ giáo huấn và thực hành của Chúa Giêsu Kitô. Theo đường hướng này thì tài liệu làm việc của thượng hội đồng thật là nghèo nàn thảm hại. Các phần đóng góp của chú giải và của lịch sử Giáo hội xưa cổ đã chưa được đưa vào trong phần giáo huấn chính thức của Giáo hội. Sự tái khám phá Phúc Âm này là điều cần thiết để giúp chúng ta tiến đi trên con đường của một khoa nhân loại học đích thực mang tinh thần Kitô.
Jean-Blaise Fellay, sinh năm 1941, vào Dòng Tên năm 1961, chuyên gia về Lịch sử Giáo hội, giám đốc hướng dẫn thiêng liêng các Chủng viện của các địa phận Lausanne, Genève, Fribourg và Sion.
Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch