Jean Vanier, một vị thánh quá con người

678

Jean Vanier, một vị thánh quá con người

rcf.fr, Isabelle de Gaulmyn, 2020-02-24

Bài xã luận của bà Isabelle de Gaulmyn, phó tổng biên tập báo La Croix

Khi nghe tin về mối quan hệ tình dục dưới ảnh hưởng của ông Jean Vanier, nhà sáng lập cộng đoàn Arche, ngoài nỗi buồn vô hạn, tôi còn nhớ lại hai kỷ niệm đến trong đầu.

Kỷ niệm đầu tiên về mặt nghề nghiệp. Cách đây vài năm, báo La Croix chúng tôi quyết định làm một cuộc dò tìm xem ai là “các nhân vật mới giống cha Pierre, sơ Emmanuelle và ông Jean Vanier của Giáo hội thế kỷ 21”. Chúng tôi đi tìm các “anh hùng” công giáo để truyền cảm hứng cho cả chúng tôi.. Kỷ niệm thứ nhì có tính cách cá nhân hơn khi lần đầu tôi gặp ông Jean Vanier. Chúng tôi là một nhóm nhỏ ở Trosly, nơi thành lập cộng đoàn Arche và chúng tôi thảo luận rất tự do, ông trả lời vô cùng sâu sắc. Khi ra khỏi phòng, tôi nhớ rõ tôi đã nghĩ : mình đã gặp một vị thánh.

Sáng nay, tôi sẽ cẩn thận không đi vào trong sự phức tạp của một cá tính như xẻ đôi như cá tính của ông Jean Vanier mà tôi gần như không biết gì. Ngược lại, tôi tự hỏi về xu hướng của chúng ta, khá có tính cách công giáo là chúng ta luôn đi tìm các nhân vật phi thường, các anh hùng, các thánh sống, như một cái gì thế chấp sự thật cho đức tin của chúng ta. Như thử chúng ta cần tin vào các nhân vật tiếp xúc trực tiếp với Chúa hơn là tin vào Chúa.

Có một khuynh hướng thờ ngẫu tượng trong đạo công giáo, mà truyền thống suốt bao nhiêu thế kỷ đã không ngừng dựng lên các vị thánh cho lòng mộ đạo bình dân. Chắc chắn, chúng ta chỉ thành thánh sau khi chết, nhưng loại sùng bái thánh thiện này dẫn đến một huyền thoại về sự hoàn hảo tuyệt đối của tín hữu, điều thường làm chúng ta bị đè bẹp. Trí tưởng tượng công giáo chúng ta đầy cả các câu chuyện nâng cao các vị thánh hoàn hảo, hoàn hảo đến mức họ hoàn toàn không phải là con người. Việc thờ ngẫu tượng này kể cả việc thờ giáo hoàng là một trong các hình thức làm cho chúng ta tôn kính một số người khi họ còn sống, xem họ như các vị thần. Đến mức mất hết suy nghĩ phê phán và nhất là mất tự do.

Sự tôn kính này làm chết người. Vì chúng ta bỏ tự do của mình, mà tự do là nền tảng của đức tin. Nhưng nhất là với những người được xem là anh hùng này, giam chặt họ trong một vai trò mà họ không ra được.

Theo tôi, điều buồn nhất trong câu chuyện này không phải là những gì ông Jean Vanier đã làm, dù có kinh khủng đến như thế nào với các nạn nhân. Nhưng là ông không có khả năng nhận biết điều này và xin tha thứ trước khi chết. Và nếu cộng đoàn Arche có đủ can đảm để thực hiện công việc sự thật này thì họ nên làm khi ông còn sống. Như thể, thêm một lần nữa, họ phải “giữ” bức tượng để không ai có thể bứng đinh ốc được. Chúng ta tất cả là người phạm tội. Nhưng sự thật là ở trong khả năng chúng ta nhận ra và chấp nhận lỗi lầm của mình. Nhưng trên tất cả, chúng ta không bao giờ được quên Giáo hội được xây dựng không phải bởi những người siêu phàm, nhưng bởi một kẻ nói dối và một tội phạm. Phêrô và Phaolô. Nhưng người này, người kia đều biết lỗi của mình và xin tha thứ. Và đó là cả một sự khác biệt.

Marta An Nguyễn dịch

Xin đọc thêm: Mặt tối của ông Jean Vanier

Các lạm dụng của ông Jean Vanier: Làm sao giải thích cho người khuyết tật?

Có nên xóa tên Jean Vanier?