Vì sao hồng y Barbarin được tòa phúc thẩm tuyên bố vô tội
Vì sao hồng y Barbarin được tòa phúc thẩm tuyên bố vô về các sự việc không báo cáo các vụ tấn công tình dục trên trẻ em
Đức Hồng y Philippe Barbarin trong cuộc họp báo ngày 30 tháng 1 – 2020
lemonde.fr, Pascale Robert-Diard, 2020-01-30
Dựa trên các yêu cầu xin tha cho hồng y Philippe Barbarin, ngày thứ sáu 29 tháng 11 năm 2019, luật sư công tố Joël Sollier xin tòa phúc thẩm Lyon lưu ý đến luật về cảm xúc: “Tư pháp không thể làm biểu tượng cho nguyên tắc hành động cũng như mục đích tối hậu của mình, ngay cả khi một hiệu ứng tượng trưng được gắn liền với các quyết định của mình. Nó cũng không tự quy định một hiện tượng trong tổng thể chung, nhưng trên các trường hợp cá nhân. Tư pháp phải nói, nếu đương sự có tội qua các hành động của họ mà họ bị buộc tội theo luật pháp hiện hành, trong một xã hội hiện hữu”.
Quyết định của các thẩm phán tòa phúc thẩm đưa ra ngày thứ năm 30 tháng 1 đi theo hướng của họ, bằng cách hủy phán quyết của tòa sơ thẩm và tha bổng hồng y Philippe Barbarin về tội không-tố cáo các vụ lạm dụng tình dục trên trẻ em.
Tuy nhiên việc tuyên bố này không tạo một hồ sơ hoàn toàn trắng cho hồng y Philippe Barbarin. Trên thực tế tòa phúc thẩm, cũng như tòa sơ thẩm, trái với những gì hồng y luôn bảo vệ, kể từ năm 2010 hồng y Barbarin đã gặp linh mục phạm tội ấu dâm Bernard Preynat và đã “biết chính xác” hành vi của linh mục Preynat. Nhưng về điểm này tòa cho biết tội không-tố cáo đã hết thời hiệu.
Qua các sự việc để biết hồng y Philippe Barbarin có biết hay không, tháng 11 năm 2014 trong cuộc phỏng vấn với nạn nhân Alexandre Hezez, tòa án đã đưa ra quan điểm ngược lại với các thẩm phán đầu tiên, khẳng định các giải thích của họ về luật hình sự 434-3 phạt tội không-tố cáo là “sai lầm”. Họ cho rằng nghĩa vụ tố cáo là một cái gì không có thời hiệu, theo nghĩa, luật này áp đặt cho bất cứ ai biết có người phạm tội trên trẻ em, dù các sự việc liên quan không còn làm cho các đương sự bị pháp luật truy tố và bất kể tuổi của người đã bị chịu đựng.
Bảo vệ nạn nhân
Tòa nhắc lại điều lệ trừng phạt tội không-báo cáo ở trong mục “cản trở công lý”. Bản án nhấn mạnh, mục đích của việc trừng phạt này là để “bảo vệ hành động của công lý, tránh sự cản trở, tránh việc không có thông tin cần thiết để thực thi công việc, ngăn chặn hoặc hạn chế các vi phạm này trên trẻ vị thành niên hay trên những người dễ bị tổn thương”.
Và thời hiệu các vụ tấn công tình dục liên quan đến ông François Devaux, nạn nhân của linh mục Bernard Preynat, đã ngăn chặn bất kỳ vụ truy tố nào. Do đó sự cản trở của công lý đã không được cấu thành. Bản án cho biết: “Về mặt pháp lý, nghĩa vụ bị xử phạt bởi văn bản không thể được duy trì một cách hợp pháp khi hành vi phạm tội chính không còn có thể bị truy tố được nữa”.
Tòa phúc thẩm chủ yếu thông qua lập luận được công tố viên cũng như luật sư Jean-Félix Luciani biện hộ cho hồng y, triển khai trong buổi điều trình liên quan đến tuổi của các nạn nhân mà các hành vi cáo buộc linh mục Bernard Preynat đã hết thời hiệu. Các thẩm phán nhắc, lý do trừng phạt tội không-báo cáo là để bảo vệ nạn nhân, “những người được cho là không thể tự bảo vệ” vì tình trạng dễ bị tổn thương của họ, vì yếu đuối hay vì đó là các trẻ vị thành niên.
Bản án cho biết: “Và từ tình trạng không khả năng này – vị thành niên hay dễ bị tổn thương – phải cùng giai đoạn với người bị cáo buộc không-tố cáo, lúc họ nhận biết các sự việc”. Các thẩm phán nhấn mạnh, nhưng vào thời điểm này, tất cả đã trên ba mươi năm, “đã hội nhập về mặt gia đình, xã hội và nghề nghiệp”.
Bản án đưa ra: “Các ràng buộc xã hội và gia đình, sự đau khổ của nguyên đơn, mà tòa án có thể nhận thấy trong phiên xử, các khó khăn của họ trong việc nói lên lời những điều riêng tư, các hậu quả tâm lý, ký ức đau thương, cảm giác xấu hổ của họ, vì thực tế và không thể chối cãi, chúng là và có tiềm năng tạo nên các thiệt hại liên tiếp và trực tiếp do vi phạm hoặc do tấn công tình dục, không thể đồng hóa với một căn bệnh, một tàn tật, một suy yếu thể chất hoặc tinh thần theo nghĩa của điều 434- 3 trong bộ luật hình sự, mà không làm sai lệch văn bản luật này như đã có và hiện nay đã được soạn thảo lại”.
“Tôi biết cha là người ủng hộ tiến trình của tôi”
Tòa án đã rút ra hệ quả, là các nạn nhân tự quyết định tố cáo hay không trước luật pháp và không ai thay thế họ làm việc này. Giải thích ngược lại, được các bộ phận dân sự và tòa án Lyon đưa ra, thì theo tòa chỉ “đặc biệt làm nặng thêm” phạm vi của điều luật.
“Nó thực sự sẽ dẫn đến việc hình sự hóa, không giới hạn về thời gian, của bất kỳ người nào từ chối tiết lộ cho công lý hoặc cơ quan hành chính về cấp trên của đương sự, câu hỏi như tất cả mỗi người trong gia đình hoặc người thân của nạn nhân, về các sự việc mà đương sự được thông tin, về lạm dụng hoặc tấn công tình dục trong thời thơ ấu của mình với một người trưởng thành lành mạnh ở thời điểm nhận được thông tin, bao gồm cả các sự việc hình sự trong thời hiệu.”
Sau cùng, tòa án đã tranh luận về yếu tố cuối cùng cấu thành tội phạm, cụ thể là bản chất “cố ý” cản trở công lý mà hồng y Philippe Barbarin bị cáo buộc, như tòa sơ thẩm đã công nhận. về điểm này, tòa dựa trên một e-mail mà ông Alexandre Hezez gởi cho hồng y Barbarin vào tháng 11 năm 2015, trong đó ông báo cho hồng y biết quyết định nộp đơn kiện linh mục Bernard Preynat. Ông viết: “Tôi biết cha là người ủng hộ tiến trình của tôi (tôi xin cám ơn cha vì điều này).
Tòa nhận xét, vào thời điểm đó, điều đã thúc đẩy hai nạn nhân, ông Alexandre Hezez và ông François Devaux trong các tiến trình đầu tiên của họ với hồng y không phải là vì hồng y khiếu nại, nhưng để đảm bảo rằng linh mục Bernard Preynat không còn tiếp xúc với trẻ em. Nếu khoảng thời gian năm năm trôi qua giữa các cuộc điều trần và quyết định dứt khoát sa thải cựu linh mục, là vì có “các nghi vấn nghiêm trọng về mức độ đạo đức, tình huống này không ảnh hưởng đến sự tồn tại của hành vi phạm tội đang tranh chấp.”
Dù đứng trên quan điểm nào mà Tòa phá án quyết định qua các bộ phận dân sự, việc tha bổng hồng y Barbarin ngày 30 tháng 1 không xóa đi lời của một trong các luật sư biện hộ các nạn nhân trong lời biện hộ của ông: “Vụ án này có thể cho ngài một hình ảnh khác: đó là người bao dung, nhân từ, lắng nghe. Trọng kính hồng y Barbarin, ngài đã lỡ cuộc hẹn với lịch sử.”
Đức Hồng y Philippe Barbarin tuyên bố, ngài sẽ đệ đơn từ chức lên giáo hoàng thêm một lần nữa.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Đức Giám mục Michel Dubost: “Giáo hội phải là một gương mẫu”
Được Tòa kháng cáo tha bổng, hồng y sẽ đệ đơn từ chức lên Đức Phanxicô thêm một lần nữa