Ngày thứ sáu 25 tháng 1-2019, Đức Phanxicô cử hành nghi thức thống hối ở nhà tù giam các trẻ vị thành niên, ngài đã giải tội cho năm tù nhân.
Sự kiện diễn ra ở ngôi nhà nguyện nhỏ của trung tâm giam giữ các trẻ vị thành niên ở Pacora gần Panama sẽ chỉ được đài truyền hình Vatican phát đi vài tấm hình hiếm hoi. Vì lý do an ninh cũng như tôn trọng các tù nhân ở đây, nên đài không thể chiếu mặt của các tù nhân vì họ cũng có thể bị nhận diện qua các vết xâm trên người.
Tuy nhiên chúng ta có thể thấy hình của một tù nhân trẻ từ lưng, quỳ gối trước Đức Giáo hoàng, ngài mang khăn các phép màu tím, nhân hậu nhìn anh, hình ảnh của “cái nhìn không lên án, không qua nhãn hiệu, cái nhìn của Chúa Giêsu nhìn con cái mình”, ngài đã giảng như thế trước đó trong bài giảng của mình.
Ngày thứ sáu 25-1 là ngày dành riêng cho nghi thức thống hối và bí tích hòa giải và chính với các tù nhân mà Đức Phanxicô muốn chia sẻ phụng vụ này, đây là một trong các giây phút đáng kể của những ngày JMJ này.
Các tù nhân đang sơn tại trung tâm Pacora
Một bức tường được sơn lại ngày 16 tháng 1 tại trung tâm Pacora nhân ngày JMJ Panama. Mauricio Valenzuela
“Cái nhìn khô cằn và không hiệu quả của tật nói xấu và ngồi lê đôi mách”
Ở trung tâm xa thành phố Panama này, Đức Phanxicô được đón tiếp bởi niềm vui đơn sơ của người dân, ngài muốn gần với các người trẻ không thể tham dự ngày JMJ để nói với họ, họ “cũng thuộc cùng gia đình với các bạn trẻ”. Một bạn trẻ được Đức Phanxicô giải tội đã nói với báo La Croix, anh sợ bị các bạn trẻ khác ở đây ganh vì anh được Đức Phanxicô giải tội”.
Đức Phanxicô giải thích: “Chúa Giêsu không ngại khi đến gần những người mà vì vô số lý do đã mang trên vai mình sự hận thù của xã hội. Các con đừng có cái nhìn khô cằn và không hiệu quả của tật nói xấu và ngồi lê đôi mách của những người dán nhãn, họ gán lên và đóng ấn không những quá khứ mà cả hiện tại và tương lai của con người”.
Ngài nhấn mạnh, chủ yếu là nói rộng ra bài viết đã được chuẩn bị: “Một xã hội bị bệnh khi xã hội đó không còn có thể ăn mừng cho sự trở lại của con cái mình, một cộng đoàn bị bệnh khi cộng đoàn đó sống trong sự vu khống, lên án và vô cảm”.
Đức Phanxicô cùng với một tù nhân bên cạnh tượng Đức Mẹ
“Con là một phần của gia đình cha và cha không thể để con ra ngoài”
Ngược lại, theo Đức Phanxicô “một xã hội phong phú khi xã hội đó thành công trong việc hội nhập, chịu trách nhiệm và đấu tranh để tạo cơ hội và có các giải pháp thay thế mang lại cơ hội mới cho người dân của mình, khi xã hội đó hoạt động để tạo ra một tương lai thông qua cộng đồng, giáo dục và công ăn việc làm”.
Đức Phanxicô giải thích: “Tất cả Tin Mừng đều được đánh dấu bởi cái nhìn khác này, cái nhìn phát sinh từ quả tim của Chúa, mỗi người chúng ta đều hơn cái nhãn của mình”.
Như người ông ở giữa con cháu mình, Đức Phanxicô đã làm chứng qua kinh nghiệm riêng “cái nhìn của Chúa nói với chúng ta: Con là một phần gia đình của cha và cha không thể để con ra ngoài, cha không thể nào để mất con trên con đường, cha ở với các con”.
Một kinh nghiệm mang lại “niềm vui và hy vọng” mà Đức Phanxicô tin chắc là có thể được “ở đây”, trong nhà tù này, nơi ngài kêu gọi các người trẻ bắt tay làm việc để thay đổi, dù có tiếng nói tiêu cực “bạn không làm được đâu.”
Ngài xin các tù nhân trẻ: “Hãy chiến đấu. Hãy chiến đấu để tìm kiếm, để thấy con đường hội nhập và biến đổi!”