Tôn giáo

99

Tôn giáo

Trích sách “Không trả lời có, cũng không trả lời không”, tác giả Tomi Ungerer. Nxb. l’écoles des loisirs.

Ai tạo ra Chúa?

Chúa là đàn ông hay đàn bà?

Có thật sự phải có tôn giáo không?

 Vì sao chỉ có một đời sống?

Làm thế nào mà con người lại từ con khỉ đi xuống?

 

Ai tạo ra Chúa?

Georgios, 6 tuổi rưỡi

Các thần là do con người tạo ra vì con người cần để đối diện với điều mình không giải thích được. Lửa, sấm sét, cái chết, động đất… Vì không biết lý do của các hiện tượng này, con người làm mê hoặc các vị thần với các hy sinh của mình. Cầu nguyện rất hiệu quả để trấn an nỗi sợ. Từ nghi thức này đến nghi thức khác, niềm tin này đã biến thành tôn giáo, giúp cho con người có một hy vọng cần thiết để sống còn.

Vì Chúa tồn tại cho những người tin ở Ngài! Không thể nào bác bỏ được! Người ta xây cho ngài các đền thờ, các vương cung thánh đường, các nhà nguyện hồi giáo nơi người ta kính cẩn quỳ mọp cầu nguyện.

Đa số con người dựng lên hình ảnh các vị thần theo hình ảnh của mình, có khi lại là hình ảnh các con vật tượng trưng.

Và các thần thì nhiều! Một con sâu cuốn chiếu không dùng được chân của mình để đếm cho hết các vị thần của đạo hinđu, cũng như các thánh bên công giáo.

Ở thời buổi hiện đại, một tôn giáo thật sự phải làm một vị thần kiểu năng lực nguyên tử, kiểu nhạc rock ‘n’roll, thậm chí còn theo kiểu truyền hình, ngân hàng hoặc áo quần may mặc sẵn, v.v..  Người ta có thể thờ mỗi vị thần này trước ngôi đền nhỏ dành riêng cho họ.

Cuối cùng thì cũng có người tìm Chúa trong thiên nhiên, trong nét đẹp vô tận của nó. Đó là những người chuộng thẩm mỹ, họ đon thuần ca tụng cái đẹp.

Như thế Chúa ở khắp mọi nơi, mọi người có thể đến được với Chúa tùy theo ơn của mình.

 

Chúa là đàn ông hay đàn bà?

Martin, 9 tuổi

Điều này tùy thuộc từng tôn giáo. Đối với người kitô giáo, hồi giáo, do thái giáo thì Chúa là đàn ông, Ngài dựng nên con người giống hình ảnh Ngài và sau đó Ngài dựng nên người đàn bà để người đàn ông có bạn. Huyền thoại Hy Lạp, la-tinh và hinđu thì có nhiều vị thần. Nơi người theo đạo thờ súc vật thì  họ thờ súc vật. Nơi người Ai Cập thì các thần nam, thần nữ có dạng con chim ibis, con bò mộng hay con chim ưng đặt trên thân hình con người.

Vị thần là vị mà con người thờ một cách mù quáng, người ta dựng bàn thờ, dựng đền đài để thờ.

Những người thờ tiền thì họ xây ngân hàng.

Những người mê ẩm thực thì họ có tiệm ăn ba sao.

Còn những người như ông thích làm việc thì xây nơi làm việc sao cho hợp với cảm hứng của mình, đôi khi chúng có tầm mức thần thánh.

Một vị thần là để thờ. Ngày nay chúng ta thường thay thế các vị thần bằng các nhà độc tài, các ngôi sao phim ảnh, ngôi sao nhạc rock, ngôi sao thể thao. Người ta thờ họ một cách mù quáng. Vì thế người ta có thể chọn thần đàn ông hay thần đàn bà, có đủ mọi thần tùy theo sở thích.

 

Có thật sự phải có tôn giáo không?

Zakaria, 9 tuổi

Chuyện này không bắt buộc. Mới đầu tôn giáo áp đặt lên chúng ta qua môi trường chúng ta được nuôi dạy. Tất cả mọi tôn giáo đều tốt khi nó làm chúng ta tôn trọng sự sống, khuyến khích gìn giữ hòa bình. Với nạn cuồng tín, tôn giáo trở thành một lý do cho những thái quá khủng khiếp.

Tôn giáo phải được giữ trong kỷ luật. Thêm nữa phải có đức tin để giữ đạo! Như thế cần phải có ơn.

Khi ông 5 tuổi, mỗi tối ông quỳ xuống giường để cầu nguyện, trong hy vọng có một dấu hiệu cho cuộc hiện sinh của mình. Một dấu hiệu dù nhỏ đi nữa cũng đủ rọi sáng cho tâm hồn ông. Nhưng không, không có gì… Thần không nhích một ngón tay để chứng minh có sự hiện diện của mình.

Và như thế làm cho ông có một vài nghi ngờ. Ngày ông thêm sức, ông ra khỏi nhà thờ mà không rước lễ. Ông sẽ không trung thực nếu ông rước bánh thánh mà ông không còn tin nữa.

Nhưng ông vẫn giữ giáo dục kitô hữu và tin lành với các điều ông đã được dạy: dạy ông phải chính trực, trắc ẩn, tha thứ và nhất là có ý tốt. Vì thế phần lớn cách cư xử của ông ngày nay thấm đậm tính tôn giáo ngày xưa ông đã được thấm nhuần.

Vì sao chỉ có một đời sống?

Maia, 8 tuổi

Nhỏ, chúng ta sống đời sống của một đứa bé, sau đó là đời sống của trẻ vị thành niên, rồi đến tuổi người lớn, rồi đến tuổi già. Ông có thể nói, ông đã 86 tuổi, ông đã sống nhiều đời vì cuộc đời của ông qua nhiều giai đoạn.

Nhưng chúng ta có sống một đời duy nhất một lần không? Khi chúng ta mơ ban đêm, chúng ta ở trong một đời sống song song không? Thực tế có phải là một giấc mơ ngủ đứng không?

Nếu các tôn giáo hứa hẹn với chúng ta có một đời sống sau cái chết – than ôi! – thì họ không đồng ý về cách dùng. Một vài tôn giáo nói luân hồi, phù hợp với hình thức tái chế, một vài tôn giáo khác nói sẽ lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục. Còn người Apache thì tin sau khi chết họ sẽ được tặng một miếng đất đi săn tuyệt đẹp. Ai chết sẽ biết.

Một vài người nghĩ chúng ta buộc phải sống lại cùng một đời sống. Như vậy thì nhịp sống sẽ rất lộn xộn, nhất là cho trẻ em chết khi còn nhỏ.

Làm thế nào mà con người lại từ con khỉ đi xuống?

Sam, 6 tuổi rưỡi

 

Từ đầu Thánh Kinh, sách Sáng Thế đã viết: “Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài.” Vì Ngài đã có vóc dáng của người trưởng thượng nên Ngài tạo một người cũng giống khỉ như Ngài. Như thế từ nguyên thủy ông A Dong là con khỉ và bà Eva là con khỉ cái của ông. Và sau đó con cái cháu chắt của họ tiến triển, khi mất lông lá thì con người phát triển trí thông minh và đạt đến giai đoạn Người tinh khôn (Homo sapiens) như hiện nay.

Như con thấy đó, vậy thì không có nghịch lý nào giữa câu chuyện của tôn giáo về tạo dựng con người và câu chuyện khoa học xác định chúng ta từ khỉ xuống: ông chân thành hy vọng lý thuyết của ông có thể hòa giải được người tin và người theo khoa học!

Marta An Nguyễn dịch

Trích sách “Không trả lời có, cũng không trả lời không”, tác giả Tomi Ungerer. Nxb. l’écoles des loisirs.

 

Xin đọc thêm:

Súc vật

Tình bạn  

Tình yêu

Tiền bạc

Hành tinh và Vũ trụ

Trẻ con và người lớn 

Gia đình  

Con người và bản chất con người

Đạo đức và Xã hội

Cái chết

Thiên nhiên và Khoa học 

Sợ  

Thành kiến

Tư tưởng và Hiểu biết