Edith Stein, nữ thánh tử đạo ở Auschwitz “đã cho sự dữ một ý nghĩa”

457
Edith Stein, nữ thánh tử đạo ở Auschwitz “đã cho sự dữ một ý nghĩa”

Edith Stein chết ở trại tập trung Auschwitz ngày 9 tháng 8 – 1942

cath.ch, Raphaël Zbinden, 2017-08-09

Lễ kính ngày 9 tháng 8, Thánh Edith Stein là nữ tu Dòng Kín, người do thái Đức, nữ thánh “làm chứng cho sự tin tưởng vào Chúa vượt lên tất cả”. Nữ tu Elisabeth thuộc Dòng Kín Pâquier, nước Pháp nói đến di sản thiêng liêng của người xém vào tá túc tu viện của họ trước khi bị đưa vào trại tập trung Auschwitz.

Nếu các nữ tu Dòng Kín Pâquier quan tâm nhiều đến câu chuyện của Thánh Edith Stein là vì nữ thánh xém đến ở Dòng Kín ở Fribourg, Thụy Sĩ trước khi bị đưa vào trại tập trung Auschwitz. Căn phòng của nữ thánh đã được chuẩn bị. Một nữ tu người Pháp, con của một sĩ quan đã dọn phòng cho Edith. Nữ tu Elisabeth cho biết, nữ tu người Pháp thấy việc đón một người bạn cùng Dòng người Đức là dấu hiệu hòa bình giữa hai nước. 

Một căn phòng được dọn theo dấu chỉ hòa bình 

Tuy nhiên dự trù để Thánh Edith Stein đến đây đã bị ngăn trở vì thủ tục quản trị. Các thủ tục này đã bị trì hoãn ở Liên bang. Câu chuyện rắc rối khi nữ thánh muốn đem theo chị Rosa của mình theo, chị không phải là tu sĩ. Dòng Kín không thể đón người ngoài, phải tìm cho chị một nơi ở khác vì thế thủ tục bị chậm. Khi đó nữ thánh hy vọng sẽ được đến Thụy Sĩ trong một thời gian gần. Nhà Dòng còn giữ thư nữ thánh cám ơn đã đón nhận mình đến ở.

Vào thời đó, Edith Stein đang ở trong một tu viện của Echt, Hà Lan. Nữ tu Elisabeth cho biết: “Thật sự nữ thánh không muốn đi trốn, nhưng được khuyên nên đi Thụy Sĩ để an toàn”. Edith đã không đến, nữ thánh không bao giờ thấy căn phòng đã được chuẩn bị cho mình. 

“Chúng ta đi cho dân tộc mình”

Mùa hè năm 1942, các giám mục Hà Lan đã viết một thư công khai kêu gọi dân chúng chống lại chủ nghĩa phát xít. Để trả đũa, các người công giáo gốc Do Thái bị bắt và bị trục xuất đưa về các trại tập trung ở miền đông. Edith và Rosa là nạn nhân trong số này. Một thời gian sau, cả hai chết trong phòng hơi ngạt ở Auschwitz. Khi lính Đức đến bắt, Edith đã nói với chị mình: “Chúng ta đi cho dân tộc mình”. Nữ tu Elisabeth giải thích, vì nữ thánh không bao giờ phủ nhận gốc rễ do thái của mình. Trong khi đi, Edith luôn lo cho những người đi theo mình đến cõi chết, đặc biệt là các em bé với một lòng nhân và lòng lân tuất. 

Chiến thắng cuối cùng trên sự dữ

Nữ tu Elisabeth cho rằng, chứng từ của Thánh Têrêxa-Biển Đức Thánh giá chưa bao giờ mang nét thời sự như bây giờ, “ở thời buổi không có ý nghĩa, nữ thánh đã biết cho sự dữ có một ý nghĩa”. Nữ tu Elisabeth nhấn mạnh: “Trong tình trạng đau đớn và lo lắng tột độ, nữ thánh đã tin tưởng ở Chúa đến cùng. Edith Stein nhắc rằng, cuối cùng Chúa là người chiến thắng sự dữ”. Một trong các câu nói nổi tiếng của Thánh Edith là: “Thế giới được làm bởi những chuyện nghịch lý… Nhưng chung cuộc sẽ không được làm bởi các chuyện nghịch lý này. Còn lại chỉ là tình yêu cao cả. Làm sao thế giới có thể khác đi được?”. 

Nữ tu Dòng Kín, nhà khoa học và nữ chiến sĩ

Edith Stein sinh ngày 12 tháng 10 năm 1891 trong một gia đình do thái ở Breslau, Phổ, bây giờ là thành phố Wroclaw, miền tây nước Ba Lan. Dù được nuôi dạy theo truyền thống do thái, nhưng đến tuổi vị thành niên, Edith xa mọi tín ngưỡng, cũng thời gian này, Edith tự động bỏ học một thời gian. Trên trang mạng của Dòng Kín Pháp ghi nhận, Edith có một trí óc thông minh sắc bén, bà tìm đủ mọi cách để đi tìm sự thật. Edith đi học lại và ghi tên học các phân khoa tâm lý và triết học ở trường đại học.

Edith Stein là một trong các phụ nữ hiếm hỏi thời đó học đại học. Nữ thánh là người phụ nữ Đức đầu tiên nhận bằng tiến sĩ triết học với đề tài về lòng thấu cảm. Edith là học trò và sau là phụ tá cho triết gia Edmund Husserl, mà các công trình về hiện tượng học đã làm cho Edith chú tâm đến hiện tượng tôn giáo.

Khi đức tin và lý lẽ đồng minh với nhau

Edith dần dần đặt vấn đề đức tin vào Chúa khi thấy một phụ nữ cầu nguyện một mình trong nhà thờ, hoặc khi thấy một trong các bạn gái góa bụa của mình dựa trên sức mạnh đức tin để đi qua thời gian tang chế. Năm 1921, khi đọc tiểu sử Thánh Têrêxa Avila, Edith quyết định xin rửa tội theo nghi thức công giáo. Kết hợp với khả năng triết học dưới ánh sáng của đức tin, Edith Stein cống hiến mười mấy năm trong ngành dạy học. Quan tâm chủ yếu của nữ thánh là nâng cao giá trị tầm nhìn kitô của con người. Nữ tu Elisabeth ghi nhận, kết hợp triết học và thần học, chứng tỏ khoa học không đối nghịch với đức tin”.

Trong thời gian đi dạy, nữ thánh có nhiều buổi diễn thuyết ở nhiều nước, đặc biệt ở Thụy Sĩ. Edith bảo vệ quyền phụ nữ và tầm quan trọng của gia đình. Edith cũng chiến đấu ở tầm mức chính trị, đặc biệt nữ thánh có chân trong Hiệp hội Phổ cổ động để phụ nữ được đi bầu.

Đồng bổn mạng của Âu châu

Hoàn toàn sáng suốt trước chủ nghĩa phát-xít đang lên mạnh và bị cấm dạy vì đức tin do thái, nữ thánh vào Dòng Kín Cologne năm 1933 và láy tên Têrêxa-Biển Đức Thánh gia. Lại cắt đứt với gia đình và nhất là với mẹ vì bà không hiểu chọn lựa của Edith. Nhưng Edith tiếp tục theo đuỗi cuộc chiến chống sự dữ đang lan tràn trên thế giới.

Bị dục phải rời Đức, năm 1938 Edith qua Dòng Kín Echt ở Hà Lan. Sau vụ các giám mục Hà Lan tố cáo các vụ thanh trừng của người nazi, chính quyền xã hội-quốc gia quyết định trục xuất vào trại tập trung tất cả tín hữu kitô gốc do thái.

Ngày 9 tháng 8 năm 1943, Edith Stein chết trong phòng hơi ngạt ở Auschwitz, vừa là nạn nhân của vụ diệt chủng người do thái vừa là chúa nhật cho Chúa Kitô.

Ngày 11 tháng 10 năm 1998, Đức Gioan-Phaolô II phong thánh cho Edith Stein và Edith Stein là đồng bổn mạng của Âu châu.

Marta An Nguyễn dịch

Tượng tưởng niệm Thánh Edith Stein, Cologne, Đức.