Donald Trump, một cao-bồi ở Vatican

620

 famillechretienne.fr, Jean Duchesne, đồng sáng lập tạp chí công giáo quốc tế “Communio”, 2017-05-09

Ngày 24 tháng 5, Đức Giáo hoàng sẽ tiếp Tổng thống Donald Trump nhân ông có chuyến đi Âu châu. Người ta có thể nghĩ, thật sự thì cả hai không ai muốn gặp ai, nhưng đó là việc làm cả hai bắt buộc phải làm. Tất cả các vị tiền nhiệm của Donald Trump đều đến Rôma để diện kiến Đức Giáo hoàng, dù đó chỉ là diện kiến ngoại giao. Và chưa bao giờ có một giáo hoàng nào không tiếp một nguyên thủ Quốc gia.

Tuy vậy, cho đến giờ này, chúng ta cũng không thể nói hai người có điểm chung nào  với nhau. Cách đây hơn một năm, ứng viên Trump lâm thế kẹt khi Đức Giáo hoàng cho rằng dự án xây tường ngăn người di dân Mêhicô vào Mỹ của ông là ít có tinh thần kitô. Và chỉ mới hơn ba tháng gần đây, khi tân Tổng thống Mỹ nhậm chức tuyên bố: “Nước Mỹ trước hết!” thì Đức Giáo hoàng viết điện chúc mừng ông trong tinh thần như sauu: “Ước mong nước Mỹ được hướng dẫn bởi các ý tưởng luân lý và thiêng liêng, những ý tưởng trong Lịch sử đã thúc đẩy nước Mỹ dấn thân bảo vệ ‘phẩm chất con người và sự tự do trên toàn thế giới’”. Cả hai người cũng không đồng ý với nhau về môi sinh, Tổng thống Mỹ có thể bị gán cho là người “nghi ngờ khí hậu”.

Trên quan điểm của Vatican, không phải tất cả đều tiêu cực nơi Tổng thống Donald Trump.

Trump vẫn còn quan tâm lo cho người công giáo

Tuy nhiên Donald Trump và Đức Phanxicô không thể coi thường nhau. Trước hết, gần như đa số người công giáo Mỹ bầu cho Trump, người còn quan tâm lo cho họ. Ông đã thành công, một phần do ông là người bênh vực một nền luân lý cổ điển hơn là đối thủ của ông, cho dù đời sống riêng và lời nói của ông có quá trớn. Bà Hillary Clinton trên thực tế được giới ưu tú “sáng suốt” ủng hộ (và được thuận lợi bởi “hệ thống” kỹ thuật-kinh tế-tài chánh). Đối với họ, việc hợp pháp hóa phá thai là một tiến bộ, kéo dài việc hủy bỏ nạn nô lệ và giai đoạn tiếp theo là cổ động cho các quyền về tình dục của các nhóm thiểu số.

Người nào phục vụ cho người khác nhiều nhất?

Trên quan điểm của Vatican, không phải tất cả đều tiêu cực nơi Tổng thống Donald Trump. Dù nhân cách của Donald Trump như thế nào, ngoài chủ trương cô lập của ông, thì sự cộng tác của nước Mỹ vẫn cần thiết để giải quyết các xung đột làm chia cắt thế giới. Trên một vài điểm ít được giới truyền thông nhắc đến, nhưng không phải là không quan trọng, đó là đã có một sự hợp tác đã được tiến hành. Chẳng hạn, vào tháng 2 vừa qua, một thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã đến Rôma để thảo luận với các cộng sự viên của Đức Giáo hoàng để chống hình thức tân thời và gây phẫn nộ của nạn nô lệ, nạn khai thác người di dân, đặc biệt là nơi những người trẻ nhất.

Như thế, một cách nào đó, Đức Phanxicô cần đến Donald Trump. Và Donald Trump  cũng cần đến Đức Giáo hoàng, nhưng không cùng một cách. Vị “đại diện Chúa Kitô” không có các phương tiện cụ thể; ngài chỉ có thể lên tiếng để xin, và vẫn chỉ duy nhất nhờ sức mạnh Trên Cao cho mình. Còn về phần Tổng thống Mỹ thì ông nói một cách bảo đảm, và ông có phương tiện trong tay để hành động. Khi hai người gặp nhau, người ta có thể tự hỏi: người nào giúp người khác nhiều nhất, phục vụ nhân loại nhiều nhất? Người cố gắng làm hài lòng chính mình hay người biết tự mình, mình không thể làm được bao nhiêu?

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch