Đức Phanxicô xuất hiện với vết bầm ở cằm trong công nghị phong Hồng y ngày 7 tháng 12-2024

123

Đức Phanxicô xuất hiện với vết bầm ở cằm trong công nghị phong Hồng y ngày 7 tháng 12-2024

Journaldemontreal.com, AFP, 2024-12-07

Ngày 7 tháng 12, trong công nghị phong 21 hồng y, Đức Phanxicô xuất hiện với chiếc cằm bị bầm. Các hồng y này một ngày nào đó sẽ bầu người kế vị, phản ánh một Giáo hội toàn cầu hóa luôn hướng về miền Nam hơn bao giờ hết.

Với giọng nói khó thở, ngài xuất hiện với một khối máu tụ lớn ở dưới cằm được quấn băng. Theo các nguồn tin của Vatican, ngày thứ sáu 6 tháng 12, ngài bị té khi ra khỏi giường nhưng tin này chưa được Vatican thông báo chính thức.

Với “công nghị bình thường” lần thứ 10 kể từ đầu triều, trong vài ngày sắp tới Đức Phanxicô sẽ 88 tuổi, ngài tiếp tục củng cố di sản và định hình Hồng y đoàn theo hình ảnh của ngài. Cho đến nay ngài đã chọn hơn 78% trong số 140 “hồng y cử tri”, các hồng y dưới 80 tuổi sẽ dự mật nghị tiếp theo, mật nghị phải có đa số 2/3 để bầu giáo hoàng.

Công nghị bắt đầu chiều thứ bảy 7 tháng 12 tại Đền thờ Thánh Phêrô huy hoàng, cùng ngày Nhà thờ Đức Bà Paris mở cửa lại và Đức Phanxicô đã từ chối lời mời tham dự.

Như thường lệ, các “Giám mục hoàng tử Giáo hội” lần lượt quỳ xuống trước mặt ngài để nhận chiếc mũ đỏ tứ giác và nhẫn hồng y. Đức Phanxicô nói lời khuyến khích: “Tiến lên!”

Kể từ đầu triều, Đức Phanxicô luôn nhấn mạnh đến các giáo phận xa xôi, nơi ngài thường gọi là “vùng ngoại vi”, những nơi người công giáo là thiểu số, ngài muốn xóa thói quen phân biệt hệ thống các giám mục ở các giáo phận nhỏ với các giám mục ở các giáo phận lớn như Milan hay Paris.

Trong số các tân hồng y có 5 giám mục đến từ Châu Mỹ Latinh (Ecuador, Chi-lê, Brazil, Peru, Argentina), nhưng chỉ có 2 giám mục đến từ Châu Phi (Abidjan, Bờ Biển Ngà và Algers ở Algeria). Tổng giám mục Dominique Joseph Mathieu người Bỉ, giáo phận Tehran-Isfahan Châu Á-Thái Bình Dương, vùng được mở rộng nhiều nhất trong thập kỷ qua, Tổng giám mục Tokyo, Tổng giám mục cộng đồng Ukraine của Melbourne (Úc) Châu Á-Thái Bình Dương đại diện đến dự.

Trong bài phát biểu, ngài nói: “Anh em có lịch sử khác nhau, đến từ các nền văn hóa đa dạng và đại diện cho tính công giáo của Giáo hội, Chúa mời gọi anh em làm chứng cho tình huynh đệ, là nghệ nhân hiệp thông và người xây dựng sự hiệp nhất.”

Tổng giám mục Jean-Paul Vesco 62 tuổi cho biết: “Hồng y đoàn thể hiện sự đa dạng phong phú, về mặt địa lý và xã hội học, một dấu hiệu tích cực nhưng với điều kiện phải củng cố tính hợp đoàn.”

Đức Phanxicô thường lên án “tính thời thượng tâm linh”, ngài cố gắng loại bỏ thói sùng bái bề ngoài giới thượng lưu Giáo hội, cảnh báo các hồng y về nguy cơ để “bị lóa mắt bởi sự thu hút của uy quyền, của quyến rũ quyền lực”.

Việc lựa chọn hồng y hoàn toàn thuộc quyền người đứng đầu Giáo hội Công giáo, người lựa chọn họ theo tiêu chuẩn lựa chọn và ưu tiên của mình.

Nhiệm vụ của các Hồng y là hỗ trợ Giáo hoàng trong chính quyền trung ương của Giáo hội. Một số sống ở Rôma và có các chức vụ trong Giáo triều (cơ quan điều hành Vatican) nhưng hầu hết đều phục vụ trong giáo phận quê hương của họ.

Việc bổ nhiệm các hồng y được các nhà quan sát xem xét kỹ lưỡng, họ xem đây là dấu hiệu để thấy nhà lãnh đạo tương lai của Giáo hội Công giáo và của 1,4 tỷ tín hữu là người như thế nào.

Đặc biệt là kể từ khi ngài để “cánh cửa mở” cho việc từ nhiệm như Đức Bênêđíctô XVI đã làm nếu sức khỏe suy giảm biện minh cho việc từ nhiệm.

Nhạy cảm với một Giáo hội tại chỗ và tách rời khỏi chính mình, Đức Phanxicô tìm cách thăng tiến hàng giáo sĩ của các nước đang phát triển lên hàng ngũ cao nhất của Giáo hội.

Nhưng việc bầu chọn một giáo hoàng luôn không thể đoán trước được và một số hồng y do Đức Phanxicô bổ nhiệm không phải lúc nào cũng chia sẻ ý tưởng của ngài, hoặc công khai có quan điểm chống lại ngài.

Cũng có các quan sát viên nghĩ rằng, tính đa dạng lớn lao của  các hồng y, những người không biết rõ nhau, ít gặp nhau sẽ làm cho mật nghị phải tìm thỏa hiệp với một nhân vật mạnh mẽ và cân đối, tạo uy tín cho niềm tin tập thể.

Marta An Nguyễn dịch