Họp báo của Đức Phanxicô trên máy bay từ Bỉ về Rôma: Tội phạm trên trẻ em, vị trí của phụ nữ trong Giáo hội

45

Họp báo của Đức Phanxicô trên máy bay từ Bỉ về Rôma: Tội phạm trên trẻ em, vị trí của phụ nữ trong Giáo hội

Chuyến tông du ba ngày của Đức Phanxicô đến Bỉ là dịp để nước Bỉ có cơ hội yêu cầu Giáo hội đấu tranh tốt hơn với tội phạm trẻ em, xem lại vị trí của phụ nữ, hòa nhập cộng đồng LGBTQ + và “cởi mở về giới tính”.

la-croix.com, Mikael Corre, Đặc phái viên tại Brussels, 2024-09-29

Đức Phanxicô gặp các sinh viên công giáo Bỉ tại Đại học Louvain ngày 28 tháng 9 năm 2024. Vatican Media / ABACA

Hai ngày sau cuộc gặp kín với 17 nạn nhân các vụ lạm dụng tình dục của các giáo sĩ Bỉ, trong thánh lễ ngày chúa nhật 29 tháng 9 tại Sân vận động Vua Baudoin, Đức Phanxicô cho biết ngài “cảm nhận được sự đau khổ của họ” và xin các giám mục đừng che giấu những kẻ tấn công: “Tôi xin mọi người đừng che đậy các hành vi lạm dụng. Tôi xin các giám mục đừng che giấu những kẻ tấn công! Xin lên án những kể kẻ tấn công và giúp họ khỏi bệnh lạm dụng này.” Ngài tuyên bố trước khoảng 40.000 giáo dân tham dự thánh lễ.

Đức Phanxicô gặp 17 nạn nhân bị giáo sĩ lạm dụng tình dục tại Bỉ

Tuy nhiên Đức Phanxicô không nói gì về trách nhiệm của Vatican. Khi được hỏi trên máy bay từ Bỉ về Rôma liên quan đến việc tạo ra một “cơ cấu độc lập” ở Bỉ, ngài chỉ nhắc lại đã có Ủy ban Bảo vệ Trẻ vị thành niên, vốn bị chỉ trích vì thiếu kỹ năng, thiếu minh bạch tài chính và sự không có khả năng kiểm soát của bộ Giáo lý Đức tin, cơ quan quyền lực trong vấn đề này. Đức Phanxicô đánh giá “cơ quan hoạt động và nhận được yêu cầu”, giáo dân ở Sân vận động Vua Baudoin vỗ tay nồng nhiệt. Mọi người mong chờ ngài phát biểu về vấn đề ấu dâm ở Bỉ, đất nước đã khuyến khích ngài sửa lại bài phát biểu của ngài. Ở Bỉ, “chuyến tông du” này trước hết là một cơ hội để vận động.

Giao lưu sôi nổi tại trường đại học Công giáo

Ngay từ ngày 27 tháng 9, vua Bỉ, Philippe đã mời các nạn nhân đến dinh thự hoàng gia, nơi Đức Phanxicô có bài phát biểu đầu tiên trước chính quyền. Nhà Vua nói với Đức Phanxicô: “Phải mất rất lâu tiếng kêu của họ mới được lắng nghe.” Thủ tướng Alexander De Croo được mời vào phút cuối cho biết: “Khi có sự việc xảy ra, chúng tôi không thể chấp nhận sự việc này đã bị giấu đi.” Đức Phanxicô ứng biến, tội ác trên trẻ con có thể so sánh với vụ thảm sát hài nhi của Vua Hêrôđê trong Thánh Kinh: “Tôi nghe một số người nói theo thống kê, đa số các vụ lạm dụng xảy ra trong gia đình, hàng xóm, trong trường học, trong môi trường thể thao, nhưng chỉ một trường hợp trong Giáo hội thôi cũng đủ để xấu hổ!” Trên máy bay từ Bỉ về Rôma, ngài cũng nói đến việc này để nhắc Giáo hội không phải tổ chức duy nhất bị tác động.

Tranh cãi tại Đại học Công giáo Louvain sau những nhận xét của Giáo hoàng về phụ nữ

Ở Bỉ, đây không phải là lần đầu tiên một giáo hoàng đến để nhận bài học. Tháng 5 năm 1985, Đức Gioan Phaolô II bị chỉ trích về “sự huy hoàng” của Vatican và bị chất vấn về đạo đức tình dục và các biện pháp tránh thai, đặc biệt các sinh viên của đại học Louvain-la-Neuve (nói tiếng Pháp) và đại học Leuven (Flanderd, nói tiếng Hà Lan) – trường đại học Công giáo đã bị chia cắt thành hai khu vực, hai thực thể riêng biệt từ năm mươi năm nay.

Kỷ niệm 600 năm thành lập trường Đại học là lý do của chuyến đi này, Đức Phanxicô phải đối diện với những câu hỏi thẳng thắn không chỉ từ các sinh viên, mà còn từ các đại diện của các tổ chức công giáo, những người rõ ràng đã không được mời để nghe ngài.

Tranh cãi về vai trò của phụ nữ

Tại Đại học Leuven nói tiếng Hà Lan, một thông cáo báo chí của phân khoa thần học khẳng định vai trò của các thần học gia không phải là “người nói trong bụng Vatican”. Ngày 27 tháng 9, viện trưởng Luc Sels của Đại học Leuven đã đặt câu hỏi về “sự căng thẳng” của Giáo hội trong vấn đề giới tính và sự thiếu cởi mở của Giáo hội với cộng đồng LGBTQ +. Vì sao chúng ta lại chấp nhận sự khác biệt lớn lao này giữa nam và nữ, trong một Giáo hội trên thực tế thường được phụ nữ ủng hộ?”

Đức Phanxicô trong chuyến tông du Bỉ: “Không ai là sai lầm, không ai là lạc lối mãi mãi”

Ngày hôm sau tại trường đại học nói tiếng Pháp Louvain-la-Neuve, bầu khí dường như đã thay đổi. Sau lời chào đón nồng nhiệt bằng tiếng Ý của bà Viện trưởng Françoise Smets, một đại diện của sinh viên đã hỏi Đức Phanxicô: “Khái niệm ‘phát triển toàn diện’ có ý nghĩa gì đối với Giáo hội công giáo? Giáo hội có sẵn sàng triển khai khái niệm này từ góc độ giao thoa không? Nghĩa là xem xét đến sự bất bình đẳng của giai cấp, giới tính và chủng tộc không?”

Lời biện hộ của chính quyền Bỉ cho nạn nhân của các linh mục ấu dâm đã bức bách Đức Phanxicô

Đức Phanxicô trả lời: “Tôi đánh giá cao những gì cô nói,” ngài khai triển vai trò phụ nữ được mô tả là “chào đón, quan tâm, cống hiến hết mình” không ngăn cản ngài được tán thưởng, bà Viện trưởng tặng ngài cành tilleul, ngay lập tức sau cuộc họp, bà tố cáo “quan điểm bảo thủ” về phụ nữ của ngài, chỉ vài phút sau khi kết thúc cuộc họp bà đã cho phép ra thông báo.

Trên máy bay, ngài tỏ ra khó chịu về việc này và cho biết: “Thông cáo báo chí này đã được chuẩn bị trước, nó không có tính đạo đức”,  ngài nhắc lại “Giáo hội là phụ nữ”, ngài không nhắc đến Thánh Phaolô (Êp 5, 27) và thần học phát sinh từ đó. Đặc biệt là của thần học gia Urs von Balthasar đã là tài liệu tham khảo của các giáo hoàng tiền nhiệm, xuất phát từ hai cực, nam tận tâm phục vụ, nữ tận tâm tiếp đón.

Trong thánh lễ ngày chúa nhật tại Sân vận động Vua Beaudoin, một số giáo dân mặc áo trắng đã đứng lên trong thánh lễ để một lần nữa nói lên sự bị gạt ra ngoài lề Giáo hội của họ.

Đức Phanxicô cầu nguyện trước mộ Vua Baldwin, Nhà Vua không muốn ký luật cho phép phá thai

Vị trí của phụ nữ không phải là chủ đề gây chia rẽ cuối cùng trong chuyến đi Bỉ. Ngày thứ bảy 28 tháng 9, sau cuộc gặp cảm động với cộng đồng công giáo tại vương cung thánh đường Koekelberg, một trong những vương cung thánh đường lớn nhất ở châu Âu, cùng với vua và hoàng hậu Bỉ, Đức Phanxicô đã xuống hầm mộ hoàng gia của nhà thờ Đức Bà ở Laeken. Trong một thông cáo sau đó, Vatican cho biết Đức Phanxicô đã tiến hành phong chân phước cho Vua Baudoin, ngài ca ngợi Vua Baudoin đã không chấp thuận việc phá thai vì theo ngài, đó là đạo luật giết người, việc này đã tạo bối rối cho Vua Bỉ, người bảo đảm vai trò quan trọng đại diện thống nhất ở đất nước vốn rất chia rẽ về ngôn ngữ, xã hội và chính trị.

Về mặt hiến pháp, Vương quốc bị ràng buộc bởi tính trung lập nghiêm ngặt và Vatican hiểu điều này. Vậy vì sao Vatican lại chọn giao tiếp trong một chuyến đi “riêng tư” như vậy? Theo một số nguồn tin, Tòa Thánh muốn nhắc mọi người, người đứng đầu Giáo hội công giáo và Nhà nước Vatican không đi tông du chỉ để bị khiển trách.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Lạm dụng tình dục trong Giáo hội, vị trí của phụ nữ… Bốn phẫn nộ của Giáo hoàng tại Bỉ

Đức Phanxicô áp đặt việc phong chân phước cho Vua Baudouin lên các giám mục Bỉ

“Tôi đã nói chuyện với Giáo hoàng như thể ngài là kẻ tấn công tôi”