Là giáo hoàng ở thiên niên kỷ thứ 3: Vatican xem lại bản sao của mình
Trong tinh thần Giáo hội Công giáo phát động tiến trình cải cách rộng lớn xung quanh tính đồng nghị, ngày 13 tháng 6 năm 2024, Bộ Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo công bố một tài liệu quan trọng mở ra các con đường để suy nghĩ lại về cách thức trở thành giáo hoàng theo một cách đại kết hơn.
lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, Rôma, 2024-06-13
Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến với Ngoại giao đoàn ngày 9 tháng 1 năm 2025. Vatican News
Năm 1967, hai năm sau khi Công đồng Vatican II kết thúc, Đức Phaolô VI đã nhận xét: “Giáo hoàng (…) chắc chắn là trở ngại nghiêm trọng nhất trên con đường đại kết.” Năm 1995, trong Thông điệp Ut unum sint (Xin được nên một) Đức Gioan-Phaolô II xin tất cả các nhà lãnh đạo, các thần học gia của các Giáo hội khác nhau “cùng nhau đi tìm” các cách thức mục vụ để Giám mục Rôma có thể thực hiện công việc phục vụ yêu thương được mọi người công nhận.
Điểm khởi hành và… đích đến
Kể từ đó, nhiều nhóm và nhiều ủy ban đã xem xét công việc và vấn đề hóc búa này, nhưng đây là lần đầu tiên trong nửa thế kỷ một bản tổng hợp tất cả các suy tư đại kết được thực hiện kể từ Công đồng Vatican II về tính tối thượng và tính đồng nghị được xuất bản.
Điều này làm cho tài liệu của Bộ Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo trở thành một tài liệu quan trọng có thẩm quyền dù tài liệu này mang tính cách của một “tài liệu nghiên cứu”. Đó là điểm đến, “kết quả của công việc đại kết và đồng nghị” được nêu rõ trong lời mở đầu, tóm tắt “khoảng ba mươi câu trả lời cho Thông điệp Xin được nên một và khoảng năm mươi văn kiện đối thoại đại kết về chủ đề này” của các Bộ và nhiều chuyên gia, thần học gia của các truyền thống kitô giáo khác nhau.
Nhưng cũng là điểm khởi đầu, vì, như Hồng y Kurt Koch, Bộ trưởng Bộ Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo đã công bố trong bài trình bày tại cuộc họp báo ở Vatican, tài liệu sẽ được gởi đến các nhà lãnh đạo các Giáo hội khác để cùng nhau tiếp tục phản ánh.
“Phục vụ hiệp nhất ở cấp độ phổ quát”
Những chân trời mới nào xuất hiện trong văn bản của Vatican? Theo hồng y Koch: “Kết luận quan trọng nhất là tất cả các tài liệu đều nhất trí về sự cần thiết phải phục vụ sự hiệp nhất ở cấp độ phổ quát, dù nền tảng và các phương thức thực hiện có những cách hiểu khác nhau.”
Không chỉ có sự nhất trí về nhu cầu phục vụ sự hiệp nhất ở cấp độ phổ quát, mà vấn đề về tính tối thượng không còn được cho “chỉ là một vấn đề” mà là “cơ hội để cùng nhau suy ngẫm về bản chất sứ mệnh và các mối quan hệ của Giáo hội” trên thế giới. Xét về lịch sử Giáo Hội, đây là điều mới lạ trong những thế kỷ gần đây.
Nhưng sự cần thiết này dựa trên cơ sở nào? Thần học gia Hyacinthe Destivelle và là thành viên của Bộ, người tích cực trong việc chuẩn bị tài liệu, giải thích: “Tài liệu dựa trên một số lập luận mà các Giáo hội khác nhau ít nhiều nhấn mạnh. Giáo hội được thành lập bởi các tông đồ, hình ảnh thánh Phêrô được xem là người đầu tiên trong số những người cùng đẳng ‘primus inter pares’. Tính ưu việt của danh dự này được Chính thống giáo công nhận. Lập luận về giáo hội chủ yếu được các tín hữu Anh giáo xây dựng, họ khẳng định tính ưu việt và tính đồng nghị phải được trải nghiệm ở mọi cấp độ của Giáo hội. Giáo phận, khu vực… Tính mới mẻ bao gồm việc bổ sung thêm cấp độ phổ quát, vì chúng ta đang ở trong một thế giới toàn cầu hóa. Nhận xét này mở ra một lập luận thực tế hơn: trong một thế giới siêu kết nối và toàn cầu hóa, chúng ta cần một nhân vật tham khảo, một nhân chứng, một nhập thể, một mục vụ cảnh giác trong toàn thể Giáo hội mà một người có thể thực hiện. Hiển nhiên là để phục vụ sứ mạng.”
Vai trò gia trưởng và giáo trưởng
Nhưng nếu có sự nhất trí về nguyên tắc tối thượng, thì có những ý kiến khác nhau về nội dung: liệu nguyên tắc này có nên thực hiện theo cùng một cách trong Giáo hội Công giáo và cho mọi kitô hữu, hay theo một cách đa dạng, khác biệt?
Thần học gia Hyacinthe Destivelle phân tích: “Đây là lý do vì sao nhiều tài liệu mời gọi chúng ta phân biệt giữa vai trò của Giáo hoàng và những gì liên quan đến sứ vụ của ngài trong Giáo hội Công giáo, Latinh, với tư cách là Thượng phụ phương Tây, và những gì liên quan đến việc phục vụ sự hiệp thông của các Giáo hội. Chúng ta không thể đưa ra một mô hình duy nhất.” Vì thế có sự phân biệt giữa vai trò phụ hệ của Giáo hoàng “ad intra” trong Giáo hội Công giáo, và vai trò nguyên thủy “ad extra” của người đứng đầu Giáo hội Công giáo phục vụ sự hiệp thông của các Giáo Hội.
Thần học gia Destivelle tiếp tục: “Nhưng tất cả những điều này đều dựa trên vai trò giám mục của ngài ở Rôma, vì Giáo hội Rôma thực thi công việc bác ái, như Thánh Ignatius thành Antioch nói, Giáo hội đã chứng kiến tính ưu việt của mình được công nhận ngay từ đầu, là nơi các Thánh Phêrô và Phaolồ đã tử đạo”. Vì thế Giáo hoàng là Giám mục Rôma, là “tôi tớ của các tôi tớ” Chúa Kitô, là thừa tác viên hiệp thông các Giáo hội.
Giám mục Giáo hội Rôma
Điều này làm sáng tỏ một loạt các cử chỉ và lời nói của Đức Phanxicô kể từ khi bắt đầu triều của ngài. Từ buổi tối đầu tiên được bầu làm giáo hoàng, ngài đã thay đổi thể thức. Việc ngài ký tất cả các tài liệu và sắc lệnh chính thức không phải từ Vatican nhưng từ Đền thờ Thánh Gioan Lateran, Đền thờ với tư cách ngài là Giám mục Rôma.
Năm 2020, trong phần đề cập đến lịch sử thư mục giáo hoàng, ngài bỏ các chức danh khác ngoài chức danh Giám mục Rôma. Những điều này được thêm vào phần của Đức Thượng Phụ Phương Tây năm 2024, 18 năm sau khi ngài bị Đức Bênêđíctô XVI bỏ rơi.
Từ quan điểm đại kết, tất cả những dấu hiệu này đều hết sức quan trọng, vì với tư cách là Giám mục giáo phận Rôma, các Giáo hội khác có thể thừa nhận quyền tối thượng của ngài. Và tất cả những thay đổi này phải được giải thích trong khuôn khổ cuộc cải cách đang diễn ra, với mong muốn suy nghĩ lại cách thức làm giáo hoàng bằng cách phát triển tình huynh đệ giám mục và gia trưởng.
Câu hỏi về tính không thể sai lầm
Trong cuộc cải tổ được đề xuất này, đề xuất quan trọng khác được Bộ Hiệp nhất các Kitô hữu xem lại: Công đồng Vatican I, vốn đã giáo điều hóa vấn đề về tính bất khả ngộ. Tài liệu nghiên cứu của Vatican nhấn mạnh sự cần thiết phải bối cảnh hóa cách tiếp cận của Vatican I vào thế kỷ 19, khi Giáo hội Công giáo nhận thấy mình bị thúc ép phải ứng phó với những thách thức.
Trên bình diện giáo hội học, chủ nghĩa Gallican đã làm sống lại khái niệm công đồng bằng cách nhấn mạnh quyền tự trị của các Giáo hội quốc gia. Trên bình diện chính trị, Giáo hội phải đối diện với chủ nghĩa vương quyền (Nhà nước ngày càng tăng kiểm soát Giáo hội) tạo ảnh hưởng ngày càng tăng của chủ nghĩa tự do phản giáo hội. Về mặt trí tuệ, chủ nghĩa duy lý và những phát triển khoa học hiện đại đã thách thức các niềm tin truyền thống.
Để đáp lại và chống lại những thách thức này, những người ủng hộ lập trường của Giáo hội Ý về quyền lực tuyệt đối của Giáo hoàng, thành lập một Giáo hội tập trung hơn, theo mô hình các chế độ chính trị về chủ quyền. Trong bối cảnh này, “đa số các giám mục nhìn thấy giáo hoàng là hình ảnh củng cố cho sự bảo vệ quyền tự do của Giáo hội, nói chung là một sức mạnh đoàn kết khi đối diện với thế giới hiện đại”. Vấn đề không phải là bỏ Công đồng Vatican I nhưng cải tổ lại các giáo huấn để được dễ hiểu hơn trong bối cảnh hiện tại.
Kinh nghiệm đồng nghị
Tóm lại, cách làm giáo hoàng trong thiên niên kỷ thứ 3 này đã được Đức Phanxicô dùng hình ảnh kim tự tháp ngược để mô tả: không phải xóa bỏ vai trò của Giám mục Rôma, nhưng tái cấu hình để phục vụ sự hiệp nhất.
Trong bối cảnh này, các Giáo hội khác mong chờ nhiều ở kinh nghiệm đồng nghị được thực hiện trong Giáo hội công giáo, một tiêu chuẩn cho các tín hữu kitô khác về tính khả tín của tinh thần dấn thân đại kết.
Nếu Giáo hoàng là trở ngại chính cho sự hiệp nhất kitô giáo, như Đức Phaolô VI đã nói, thì đó cũng do thiếu tính đồng nghị, ít nhất là từ quan điểm của các kitô hữu khác, những người đôi khi có ấn tượng Giáo hội công giáo hoạt động như một chế độ quân chủ có quyền thiêng liêng, họ sợ trở thành đối tượng thuộc thẩm quyền của Giáo hoàng.
Thần học gia Hyacinthe Destivelle kết luận: “Đó là lý do vì sao chúng ta phải thấy điều quan trọng, tiến trình Thượng Hội đồng hiện tại đang tồn tại, và hơn nữa, văn bản Episcopalis communio (Hiệp thông Giám mục) do Đức Phanxicô ban hành năm 2018 để cải cách Thượng Hội đồng Giám mục là câu trả lời cho yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II trong Tông thư Để nên một, Ut unum sint để tìm ra những phương thức mới cho thừa tác vụ Phêrô.”
Những tiếng nói chỉ trích cho rằng cuộc nổi dậy bị Tuyên ngôn Fiducia supplicans về mục vụ của các chúc lành, văn bản Vatican cho phép chúc phúc cho các cặp đồng tính cũng như quyền phủ quyết được Giáo hoàng bày tỏ trong một phỏng vấn chống lại chức phó tế nữ không mang lại lợi ích gì cho họ, một ví dụ tốt nhất về tính đồng nghị. Những người khác lưu ý, như một sự đối lập, hình ảnh tích cực của Đêm Cùng nhau canh thức cầu nguyện ngày 30 tháng 9, với sự hiện diện các đại diện các giáo phái kitô giáo khác nhau đêm trước ngày khai mạc Thượng Hội đồng ở Rôma, là hình ảnh về cách thức làm giáo hoàng trong thiên niên kỷ thứ ba có thể là gì. Ở Vatican, tính đồng nghị có được khi chúng ta cùng bước đi và cùng học tập. Con đường của Giáo hội vượt xa thời gian của con người, trong đó có thời gian của các giáo hoàng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch