Hội đồng Giám mục Đức có thể mở ra cho giáo dân

107

Hội đồng Giám mục Đức có thể mở ra cho giáo dân

Giám mục Georg Bätzing, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức trong thánh lễ tại Đền thờ Thánh Phêrô | © Trang Maurice

cath.ch, Jacques Berset, 2024-10-27

Sau gần ba năm thảo luận cách tiếp cận mới trong Giáo hội công giáo, vào cuối Thượng Hội đồng về tính đồng nghị kết thúc tại Rôma tối thứ bảy 26 tháng 10 năm 2024, Giám mục Georg Bätzing, giáo phận Limburg, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức (DBK) tuyên bố có “một thuận lợi” cho con đường đồng nghị của Giáo hội Đức”, nhưng ngài không hoàn toàn hài lòng với Tài liệu cuối cùng về chức phó tế nữ.

Ngài nghĩ quan điểm của Thượng Hội đồng về chức phó tế nữ là quan trọng nhưng chưa đủ. Trong cuộc họp báo ngày chúa nhật 27 tháng 10 tại Rôma, ngài cho biết quyết định bỏ ngỏ việc phong phó tế nữ có vẻ rụt rè. Nhưng ít nhất quyết định đã được lặp lại: “Đó là những gì chúng tôi yêu cầu.”

Giữ vấn đề chức phó tế nữ luôn mở

Quyết định tiếp tục để vấn đề chức phó tế nữ mở được ghi ở mục 60 của Tài liệu cuối cùng đã có số phiếu phản đối lớn nhất (97), nhưng lại có được đa số 2/3 cần thiết. Vì thế chúng ta có thể hiểu vấn đề phụ nữ được cho là vấn đề lớn nhất của Giáo hội công giáo và đã làm Giám mục Georg Bätzing “buồn lòng”.

Theo ngài, điều này làm suy yếu nhu cầu cấp thiết phải giải quyết vai trò của phụ nữ trong Giáo hội để họ được “tham gia vào mọi cấp độ”, tuy có hơn 72% phiếu ủng hộ, nhưng ngài cho rằng Giáo hội công giáo Đức có thể đóng góp trong việc suy tư về chủ đề này, về mặt thần học cũng như về kinh nghiệm riêng trong đời sống Giáo hội Đức.

Để mở rộng sự tham gia của người công giáo không được phong chức thánh

Trong Tài liệu cuối cùng, các đại diện đã bỏ phiếu ủng hộ việc mở rộng sự tham gia của người công giáo không được thụ phong (giáo dân) vào quá trình ra quyết định của Giáo hội. Chẳng hạn, các hội đồng cố vấn phải được thành lập trên toàn thế giới. Cho đến nay, chỉ những người được phong chức mới có quyền quyết định trong Giáo hội công giáo, vì thế không có tham khảo ràng buộc về mặt pháp lý của giáo dân với các giáo sĩ.

Ngài cho biết ngài sẽ xem xét khả năng giáo dân có thể là thành viên của Hội đồng Giám mục: “Là Hội đồng Giám mục, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào trong tương lai? Chúng ta sẽ khép kín giữa chúng ta hay Hội đồng Giám mục chúng ta sẽ mở ra với giáo dân trong tư cách họ là khách có quyền phát biểu?” Theo ngài, Tài liệu cuối cùng về Thượng Hội đồng về tính đồng nghị giúp cho đường hướng suy nghĩ này. Cho đến nay, không có ràng buộc nào về mặt pháp lý của giáo dân với các giáo sĩ.

 

Các linh mục và giám mục giữ quyền quyết định trong Giáo hội

Theo Giám mục Stefan Oster, giáo phận Passau, Đức, Tài liệu cuối cùng của Thượng Hội đồng cho thấy các linh mục và giám mục vẫn giữ quyền ra quyết định trong Giáo hội công giáo. Trong tuyên bố sáng chúa nhật 27 tháng 10, ngài nhấn mạnh đây là những điểm quan trọng của Tài liệu cuối cùng: “Tiến trình ‘quyết định’ sẽ có sự tham gia của càng nhiều người càng tốt, nhưng tiến trình ‘ra quyết định’ vẫn dành cho hàng giáo phẩm.” Trong Giáo hội công giáo, chỉ nam giới mới có thể làm linh mục, vì vậy phụ nữ không có quyền đưa ra quyết định cuối cùng trong Giáo hội. Ngài cho biết, Tài liệu cuối cùng được để mở. Việc Đức Phanxicô công bố ngay tài liệu này làm cho việc sử dụng sau này “thành khó khăn”. Ngay từ đầu, Thượng Hội đồng được soạn thảo trong ý tưởng sẽ trình lên Giáo hoàng những đề xuất trong Tài liệu, từ đó ngài sẽ đưa ra một văn bản chính thức.

Quy chế giáo luật của Tài liệu cuối cùng không được chính xác

Trong phiên họp bế mạc tối thứ bảy 26 tháng 10, Đức Phanxicô đã bất ngờ tuyên bố ngài sẽ trực tiếp công bố Tài liệu cuối cùng của các thành viên tham dự Thượng Hội đồng soạn thảo và ngài sẽ không công bố Tông huấn tóm tắt và có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Ngài nói: “Những gì chúng ta áp dụng là đủ. Tài liệu này đã có những chỉ dẫn rất cụ thể có thể làm kim chỉ nam cho sứ mệnh của các Giáo hội trên các lục địa khác nhau và trong các bối cảnh khác nhau.” Ngài không nêu rõ tình trạng kinh điển của Tài liệu này.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch