Thượng Hội đồng: “Từ cả ngàn năm nay, phụ nữ làm cho hàng giáo sĩ sợ”

60

Thượng Hội đồng: “Từ cả ngàn năm nay, phụ nữ làm cho hàng giáo sĩ sợ”

Khi phiên họp lần thứ nhì của Thượng Hội đồng khai mạc ở Rôma, thần học gia Anne Soupa lấy làm tiếc Giáo hội đã từ chối  các cuộc thảo luận về vị trí của phụ nữ trong các cuộc tranh luận. Một quyết định của các giáo hoàng đã là một phần của lịch sử lâu dài về hình thức xem thường, thậm chí “quỷ hóa” phụ nữ của hàng giáo sĩ.

la-croix.com, Anne Soupa, 2024-10-01

Một nữ giáo dân đọc Phụng vụ Lời Chúa trong Đêm Vọng Lễ Hiện Xuống trong thánh lễ Tổng giám mục Michel Aupetit cử hành ở Nanterre ngày 7 tháng 6 năm 2014. P.RAZZO/CIRIC

Khi phiên họp thứ nhì của Thượng Hội đồng lần thứ nhì sắp bắt đầu, chúng ta có lý do để ngạc nhiên khi thấy vấn đề phụ nữ có quá ít chỗ đứng trong Thượng Hội đồng lần này cũng như trong Giáo hội, cả trong cách đối xử với phụ nữ.

Việc loại vấn đề phụ nữ ra khỏi các tranh luận ở Thượng Hội đồng là quyết định của Đức Phanxicô, ngài tái khẳng định loại họ ra khỏi “các sứ vụ thiêng liêng”, có nghĩa khỏi hàng giáo sĩ.

Chúng ta biết ngài không muốn “giáo sĩ hóa” phụ nữ. Ngài thích nhờ đến chức tư tế chung của tín hữu nhờ phép rửa tội, qua phép rửa tội họ được thăng tiến, nam cũng như nữ.

Nhưng vì sao ngài không kết hợp hai quyết định khiêm hèn này với những hành vi tích cực dành cho phụ nữ? Điều này chỉ có thể làm cho chúng ta nghĩ, phụ nữ không có giá trị gì trong tâm trí của ngài và của toàn bộ huấn quyền La Mã, vĩnh viễn vướng vào những căng thẳng liên quan đến tuyên bố của Fiducia supplicans về đồng tính. Bị mắc kẹt giữa những áp lực đối lập, ngài dường như bằng lòng với việc điều khiển kém, một cú chèo sang trái, một cú chèo sang phải và chèo dọc theo … Nhưng đằng sau những chiến lược tinh tế này, có một nửa nhân loại. Phụ nữ được xem trọng ở mức độ nào?

Khó hội nhập vào Giáo hội

Điều ngạc nhiên thứ hai là vì sao việc thúc đẩy sự hội nhập của phụ nữ trong Giáo hội lại khó đến vậy. Việc một thể chế “thế tục” đang phanh lại không có gì đáng ngạc nhiên: chủ nghĩa tập đoàn giới rất mạnh cũng như việc bảo toàn các đặc quyền.

Thượng hội đồng giám mục: lần đầu tiên phụ nữ có thể bỏ phiếu

Nhưng Giáo hội của Chúa Kitô không phải là thế giới: Giáo hội  phải là tình huynh đệ và tình chị em. Chúa Giêsu không bao giờ để phụ nữ bị tẩy chay và phải chịu khuất phục. Ngài muốn họ được tự do, tự do giống như các ông đã được tự do. Trong Giáo hội “chuyên gia về nhân loại”, chúng ta nên nghe tiếng kêu này từ trái tim: “Các chị yêu dấu, cánh cửa Giáo hội đang rộng mở chào đón các chị, chúng ta hãy cùng nhau xây dựng Vương quốc!”

 Nỗi sợ của hàng giáo sĩ

Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp này. Một mặt, trong hơn một ngàn năm, phụ nữ đã làm cho hàng giáo sĩ sợ, họ giữ khoảng cách với phụ nữ, bôi xấu phụ nữ vì họ bị lời khấn khiết tịnh đe dọa. Mặt khác, nam tính của giới giáo sĩ được xây dựng dựa trên nam tính của Thiên Chúa, tưởng tượng và sai sót, nhưng đã neo chặt đủ để ngăn cản việc xem phụ nữ cũng là đại diện của Chúa Kitô. Sau đó đến lượt giới tính cố định các chức năng, một bên là nam, một bên là nữ.

Cuối cùng, để thiết lập kiểu này, Rôma viện đến khái niệm “sự khác biệt” bằng cách gán cho phụ nữ “ơn gọi” làm vợ và làm mẹ, xác nhận việc họ bị loại trừ khỏi “các chức thánh”. Vì thế một bất bình đẳng về mặt bản thể được thiết lập hoàn toàn xa lạ với tinh thần của Chúa Giêsu. Rõ ràng, Giáo hội tuân thủ các luật lệ của chủ nghĩa tập đoàn thế tục hơn là tuân theo các hướng dẫn của Phúc âm. Nhưng khi cho rằng phụ nữ “kém” hơn nam giới, có phải điều này làm cho người công giáo trở thành thuộc địa cuối cùng trong thế giới phương Tây không? Đối diện với sức nặng của một nguy cơ như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi huấn quyền không vội vã chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc này càng nhanh càng tốt?

Trong mắt Chúa

Điều ngạc nhiên thứ ba liên quan đến phụ nữ chúng ta: vì sao chúng ta lại phải chịu đựng tình trạng này? Có phải vì chúng ta ít tự trọng, ít quan tâm đến bản thân mình? Có phải chúng ta không có giá trị trước mắt Chúa? Trên mảnh đất nhân quyền, trong một thể chế lẽ ra phải nêu gương về giải phóng, liệu chúng ta có chấp nhận vĩnh viễn bị giao cho việc thoái lui này không? Có phải chúng ta, như nhà văn Pháp La Boétie (1530-1563) nhắc nhở, là đồng phạm của tình trạng nô lệ tự nguyện không?

Linh mục Radcliffe: “Liệu chúng ta sẽ là người làm vườn cho tương lai hay sẽ bị mắc kẹt trong những xung đột vô ích cũ?”

Chúng ta đừng nghĩ khi cúi lưng xuống là chúng ta có đức khiêm nhường, như một số tuyên úy vẫn thì thầm với các nữ tu: “Bằng sự hạ mình, các chị chia sẻ trong im lặng những đau khổ của Chúa Giêsu.” Không, sự khiêm tốn này chỉ là lười biếng, sợ hãi đội lốt nhân đức. Sự hạ mình bỏ qua những tài năng của Đấng Tạo Hóa ban nhờ thái độ của kẻ xấu, của người quản lý bị chủ khiển trách vì không làm lợi cho tài sản của mình.

Vì tài năng của chúng ta là tài sản của Đấng Tạo Hóa chứ không phải của riêng chúng ta. Khi coi thường bản thân, người quản lý cũng coi thường chủ: “Tôi biết ông là người chủ khắc nghiệt” (Mt 25, 14-30). Đây có phải là cách chúng ta nói về Chúa không? Lòng tự trọng trước hết là quý trọng hành động sáng tạo của Thiên Chúa. Thánh vịnh nói: “Thật ngạc nhiên là tôi lại như vậy” (Tv 139). Làm sao chúng ta có thể không làm mọi thứ để tôn vinh Ngài?

Phẩm giá của phụ nữ

Đúng là dưới chỉ dẫn của huấn quyền với phụ nữ có thể có vẻ nhẹ nhàng và đối với một số người, có vẻ thư giãn. Cuối cùng thì nên tránh xa những xung đột, hy vọng san bằng họ, chấp nhận vai trò thứ yếu giao cho họ… Tuy nhiên, ở đây không có lòng tự trọng. Chắc chắn, phẩm giá của phụ nữ được tái khẳng định, nhưng nó ở trên Thiên đàng; chắc chắn, những lời khen ngợi, đôi khi cuồng nhiệt, nhưng không có hậu quả thực tế; chắc chắn là có những trách nhiệm, nhưng phải xuất phát từ trọng tâm mục vụ mới tốt. Chúng ta có phải là những con ngỗng tuyết dễ lừa không?

Vậy chúng ta muốn gì? Sự quyến rũ kín đáo của chủ nghĩa bảo thủ gia trưởng hay tự do truyền giáo? Nếu chúng ta muốn Giáo hội của chúng ta trung thành với sứ điệp của Chúa Giêsu, thì vấn đề phụ nữ là một vấn đề cấp bách đối với mọi tín hữu công giáo.

Marta An Nguyễn dịch

Sau những lời của Giáo hoàng, chúng ta có nên “chôn” chức phó tế nữ không?

Thượng Hội đồng: Giáo hội xin được tha thứ bảy tội

Vatican lên kế hoạch cho tài liệu mới về phụ nữ trong Giáo hội

Đức Phanxicô đưa “tội chống lại người di cư” vào giáo lý Công giáo

Thượng Hội đồng: không có chức phó tế cho phụ nữ