Tranh cãi tại Đại học Công giáo Louvain sau những nhận xét của Giáo hoàng về phụ nữ

112

Tranh cãi tại Đại học Công giáo Louvain sau những nhận xét của Giáo hoàng về phụ nữ

Ngày thứ bảy 28 tháng 9, Đức Phanxicô có bài phát biểu về phụ nữ tại Đại học nước Bỉ Louvain-la-Neuve (vùng nói tiếng Pháp), ngài bị các sinh viên cho ngài có quan điểm bảo thủ.

la-croix.com, Mikael Corre, Đặc phái viên tại Brussels, 2024-09-28

Đức Phanxicô trong buổi gặp các sinh viên và các thành viên của Đại học Công giáo Louvain ngày 28 tháng 9 năm 2024. ALBERTO PIZZOLI / AFP

Tại thính phòng của trường Đại học Louvain-la-Neuve ngày thứ bảy 28 tháng 9, Đức Phanxicô cho biết ngài rất vui khi giao lưu với các sinh viên, đây là chuyến đi của ngài đến trường đại học lâu đời nhất của Châu Âu, năm nay trường kỷ niệm 600 năm thành lập, và đó cũng là lý do chuyến đi Bỉ của ngài.

“Khái niệm ‘phát triển toàn diện’ có ý nghĩa gì với Giáo hội công giáo? Giáo hội có sẵn sàng triển khai khái niệm này từ góc độ giao thoa không, có tính đến sự bất bình đẳng về giai cấp, giới tính và chủng tộc không?” Đó là câu hỏi sinh viên đại diện đặt ra cho ngài và  không được phái đoàn của ngài bằng lòng.

Tấm gương của Đức Mẹ

Đức Phanxicô trả lời: “Tôi đánh giá cao những gì các bạn nói. Tôi kêu gọi sự hiệp thông giữa nam và nữ, không phải người này chống người kia, nếu không đó sẽ là chủ nghĩa nam tính hay nữ quyền, không đối lập, nhưng người này vì người kia.” Trong một khai triển dài về chủ đề này, ngài muốn nêu lên “điều gì làm nên đặc tính của phụ nữ, điều gì là nữ tính và điều gì không được xác định bởi sự đồng thuận hay ý thức hệ”.

Ngài giải thích: “Phẩm giá được bảo đảm bởi một luật nguyên thủy, không phải được viết trên giấy nhưng bằng xương thịt. Phụ nữ là sự chào đón hữu hiệu, quan tâm, tôn trọng sự sống, ơn gọi mang lại sự sống của họ”, ngài đề cập đến gương của Đức Trinh Nữ.

Trong một thông cáo báo chí được công bố ngay sau khi kết thúc bài phát biểu – ở phần cuối bài phát biểu, ngài được hoan nghênh rất nồng nhiệt – nhưng các sinh viên trường đại học Louvain cho biết họ “không hiểu và không đồng ý với quan điểm của ngài về vai trò phụ nữ trong  Giáo Hội và trong xã hội, đặc biệt họ chỉ trích ngài mô tả phụ nữ là ‘chào đón hữu hiệu, chăm sóc và cống hiến hết mình’”. Thông cáo lên án “các quan điểm bảo thủ” và kêu gọi Giáo hội “đi theo con đường” hòa nhập.

Đức Phanxicô và chủ nghĩa gia trưởng của Bỉ

Vua Baudouin và việc phá thai

Sau buổi họp, cô Valérie Hendrix, sinh viên ngành quan hệ quốc tế, 22 tuổi cho biết cô “rất thất vọng” trước lời tuyên bố của Giáo hoàng: “Chúng tôi bị sốc về những gì ngài nói về vai trò phụ nữ trong xã hội, ‘khả năng sinh sản’, ‘hôn nhân’, ‘thai sản’. Chính xác đây là những gì chúng tôi muốn thoát khỏi.”

Chiều thứ bảy ngài đã đến viếng mộ Vua Baudouin, người có thể được phong chân phước. Vào ngày thế giới về quyền phá thai, Đức Phanxicô đặc biệt ca ngợi việc thoái vị dài 3 ngày của Đức Vua năm 1990 để phản đối việc hợp pháp hóa phá thai ở Bỉ để không ký một đạo luật giết người và đã tạo phản đối ở đất nước thế tục hóa này. Nhóm Giáo dân Hành động, cơ quan đại diện cho giáo dân được Nhà nước tài trợ lên tiếng: “Phản đối việc phá thai là đặt phụ nữ vào tình thế nguy hiểm cho sức khỏe của họ.”

Đức Phanxicô cầu nguyện trước mộ Vua Baldwin, Nhà Vua không muốn ký luật cho phép phá thai

Để hiểu đầy đủ những gì đã xảy ra tại mộ hoàng gia ở nhà thờ Đức Mẹ  Laeken, chúng ta phải trở lại Đại học Louvain nhánh Flemish (nói tiếng Hà Lan).

Hôm qua, thứ sáu 27 tháng 9, lời kêu gọi tương tự để phụ nữ được tham dự nhiều hơn vào Giáo hội cũng như vào xã hội đã bắt đầu trên các băng ghế nói tiếng Hà Lan của Đại học Leuven-Louvain – Đại học đã bị chia làm hai trong 50 năm qua – nơi có nhiều phụ nữ mặc đồ trắng đi bộ để ủng hộ cam kết này. Trong giáo xứ đại học nhánh Flemish, phụ nữ đã giảng lễ từ 20 năm qua, một số mặc áo trắng.

Kiểu Kafka

Trước khi Giáo hoàng đến, thông báo của phân khoa thần học của Đại học đã cảnh báo: “Vai trò của thần học với tư cách là một khoa học và kỷ luật không phải là tiếng nói trong bụng của Giáo hội”. Lời đã được nói lên. Trong căn phòng gỗ sáng ở Đại học Leuven, lần đầu tiên Đức Phanxicô nghe lời cam kết của Viện trưởng Viện Đại học Flemish, Luc Sels, ông nói tiếng Hà Lan (Đức Phanxicô có bản dịch, ngài đọc không cần mang kính): “Tại sao chúng ta lại chấp nhận sự khác biệt lớn lao này giữa nam và nữ, trong một Giáo hội trên thực tế thường được phụ nữ ủng hộ? Trường đại học của chúng tôi là ‘đối tác quan trọng’ của Giáo hội. Liệu Giáo hội có giành được thẩm quyền đạo đức ở đất nước chúng tôi không nếu Giáo hội giải quyết vấn đề đa dạng giới tính cách căng thẳng như vậy và nếu, như trường đại học đã làm, Giáo hội có tỏ ra cởi mở hơn đối với cộng đồng LGBTQ+ không?” Sau đó ông chiếu một đoạn phim tài liệu cảnh báo về tình hình ở Gaza.

Ngày hôm đó Đức Phanxicô đã không nói về phụ nữ như ngài đã nói ở trường Đại học Louvain-la-Neuve, để không đặt mọi thứ ngang hàng, ngài trích câu của văn hào Franz Kafka: “Tôi nghĩ bạn “đừng lo lắng về sự thật chỉ vì nó quá khó” (Racconti, Milan 1990).

Trước khi rời Đại học Leuven, ngài viết trong sổ vàng của trường: “Hãy nhớ rằng, thực tế vượt trội hơn ý tưởng. Tổng thể lớn hơn các bộ phận. Sự đoàn kết lớn hơn xung đột. Thời gian lớn hơn không gian.” Chương trình bí ẩn cho 600 năm sắp tới.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đức Phanxicô gặp 17 nạn nhân của nạn ấu dâm tại Bỉ

Đức Phanxicô cầu nguyện trước mộ Vua Baldwin, Nhà Vua không muốn ký luật cho phép phá thai

Đức Phanxicô trong chuyến tông du Bỉ: “Không ai là sai lầm, không ai là lạc lối mãi mãi”