Đức Phanxicô và chủ nghĩa gia trưởng của Bỉ

37

Đức Phanxicô và chủ nghĩa gia trưởng của Bỉ

Vì sao Đức Phanxicô đi Luxembourg và Bỉ từ ngày 26 đến 29 tháng 9? Mỗi thứ bảy hàng tuần, phóng viên Mikael Corre của báo La Croix ở Rôma đưa quý độc giả vào hậu trường của đất nước Vatican nhỏ nhất thế giới này.

la-croix.com, Mikael Corre, đặc phái viên thường trực tại Rome, 2024-09-21

Các nhà viết tiểu sử của ngài đều viết “lựa chọn hàng đầu của ngài là người nghèo”, đó là từ thần học giải phóng phi mác-xít được gọi là “thần học Argentina về nhân dân”. Một phiên bản có từ những năm 1960-1970 của Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh và Caribê (CELAM), trước khi là nền tảng của quốc gia lớn thứ hai ở Nam Mỹ.

Linh mục triết gia Dòng Tên Juan Carlos Scannone, giáo sư của Đức Phanxicô đã viết năm 2019, hai năm trước khi Linh mục qua đời: “Tìm hiểu khi tiếp xúc với giáo dân là góp phần vào thực tế mục vụ của Argentina, vì không mất tính phê phán và tiên tri theo tinh thần Phúc âm nhưng mang tính mục vụ phổ quát khi giải phóng bản thân khỏi những rủi ro của chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa ích kỷ, chủ nghĩa mác-xít, những chủ nghĩa nguy hiểm cho bản thân khi bị phép biện chứng của cuộc đấu tranh giai cấp cuốn đi.”

Rõ ràng hơn, suy nghĩ này mời chúng ta đấu tranh bất bạo động, chống lại bất công với những người bị loại trừ, bị gạt ra ngoài lề xã hội, nhưng lắng nghe họ, dự vào các chương trình của họ. Năm 2013, trả lời trên tạp chí Triết học, Linh mục giải thích: “Ở Châu Mỹ Latinh, chính người nghèo và người bị loại trừ là những người bảo tồn văn hóa mạnh nhất.”

Chúng ta hiểu rõ những điểm này trong chương trình làm việc của Đức Phanxicô trong những tuần vừa qua: mong muốn vinh danh lòng mộ đạo bình dân ở Mễ Du, chuyến đi dài ngày đến Đông Nam Á và Châu Đại Dương. Lời kêu gọi “vượt lên sự mất cân bằng và đến với người nghèo” khi ngài đến Indonesia. Với các bạn trẻ Timor, ngài xin họ cẩn thận với những con cá sấu chỉ muốn thay đổi văn hóa, lịch sử của họ, đó là những kẻ cắn rất nhiều…

Nhưng mối liên hệ giữa những ý tưởng phi thuộc địa, phi phương Tây hóa và mục đích chuyến đi Luxembourg và Bỉ này là gì? Vì sao Giáo hoàng của Miền Nam Bán cầu, người kêu gọi Giáo hội đừng “đặt trung tâm của mình ở Âu châu” lại chọn đến Luxembourg và Bỉ từ ngày 26 đến 29 tháng 9? Câu trả lời được thấy trong cuộc phỏng vấn của ngài với nhà vatican học người Bỉ Emmanuel Van Lierde tháng tháng 3 năm 2023: “Hiện tại, cuộc khủng hoảng kinh tế là cuộc khủng hoảng khủng khiếp và nghiêm trọng nhất. Đại đa số người dân trên thế giới không đủ ăn, không đủ sống. Của cải nằm trong tay một số ít người điều hành các công ty lớn, đôi khi họ mạnh tay bóc lột.”

Đưa ra một ví dụ phản biện, ngài nhớ lại kỷ niệm của một nhà máy gần thị trấn Lujan, Argentina giữa những năm 1920 và 1990: “Ở Argentina, chúng tôi có một tình bạn tốt đẹp với người Bỉ. Họ đến định cư ở Argentina với giáo huấn xã hội của Giáo hội làm tài liệu tham khảo. Ở công ty Flandria – tên hãng dệt may – nhân viên được chia cổ phần, đó là tiến bộ lớn lao người Bỉ đã làm được. Với “chủ nghĩa gia trưởng công nghiệp”, ông chủ bảo đảm cho nhân viên có thu nhập khá, có nhà ở, có trường học cho con cái đã trở thành một trong những điểm quy chiếu, và lần này tại Châu Âu và phương Tây. Ngài nói với ông Emmanuel Van Lierde: “Một nền kinh tế xã hội phải luôn mang tính xã hội, phục vụ xã hội. Tôi đã thấy điều này qua các việc của đất nước ông làm.”

Vào cuối những năm 1950, Dries Swinnen, con trai Giám đốc tài chính công ty là bạn của ngài. Trụ sở công ty cách thủ đô Argentina 70 cây số được gia đình Steverlynck thành lập. Sau đó bạn của ngài đi tu làm linh mục, năm nay 84 tuổi, linh mục Swinnen sẽ gặp ngài trong chuyến đi Bỉ.

Marta An Nguyễn dịch