Lần đầu tiên trong triều Đức Phanxicô, ngài sẽ có mặt ngày thứ hai 5 tháng 8 trong buổi Kinh chiều hàng năm tại đền thờ Đức Bà Cả để cử hành Tam Nhật Thánh huyền thoại “phép lạ tuyết”, một trận mưa cánh hoa trắng rơi từ trần vương cung thánh đường xuống.
vaticannews.va, Delphine Allaire, Vatican, 2024-08-03
Những bông tuyết bao phủ Rôma trong tấm chăn trắng giữa mùa hè. Theo Truyền thống, phép lạ xảy ra vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, dưới triều Giáo hoàng Liberius, Đức Mẹ đã hiện ra với giám mục thứ 36 của Rôma đêm 4 rạng ngày 5 tháng 8 năm 358, hướng dẫn ngài xây nhà thờ nơi có tuyết rơi. Và ngài đã làm ngay vào ngày hôm sau trên ngọn đồi La Mã Esquiline, vị trí hiện nay của đền thờ Đức Bà Cả, đã trở thành thánh đường Đức Mẹ lâu đời nhất ở phương Tây. 17 thế kỷ sau, Đức Phanxicô luôn gắn bó với nơi này, ngài đến đây cầu nguyện trước và sau các chuyến tông du, ngài còn muốn đây là nơi an nghỉ cuối cùng của ngài.
Thứ hai 5 tháng 8, ngài sẽ dự Kinh chiều do Đức ông Rolandas Makrickas, linh mục phó của đền thờ cử hành, sau đó ngài sẽ cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ bảo vệ thành Rôma ở nhà nguyện Pauline.
Linh mục Étienne Richer, chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Thánh Mẫu Pháp giải thích nguồn gốc lịch sử và thiêng liêng của lễ trọng kính Đức Mẹ Tuyết gắn liền với đền thờ Đức Bà Cả, biểu hiện rất đặc biệt về lòng sùng kính Đức Mẹ của người dân Rôma.
Nguồn gốc lịch sử và thiêng liêng của lễ trọng kính Đức Mẹ Tuyết này là gì?
Linh mục Étienne Richer. Các nhà sử học kể lại huyền thoại có từ thế kỷ 13, theo đó Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với nhà quý tộc La-mã xin nhà nước Rôma xây nhà thờ nơi ngày hôm sau phủ đầy tuyết. Nhà quý tộc La mã hẳn đã kể giấc mơ này với Giáo hoàng, ngài cũng một lần mơ và được mặc khải. Vì thế Giáo hoàng ra lệnh tổ chức một cuộc rước kiệu chung.
Các giáo sĩ và giáo dân đến địa điểm được chỉ định trên Núi Esquiline, nơi họ thấy một lớp tuyết dày bao phủ.
Dưới sự chứng kiến của đám đông tụ tập tại đây, tuyết tiếp tục rơi tạo thành những đường dài, tự nó hình thành trên mặt đất sơ đồ và tỷ lệ của tòa nhà. Một huyền thoại khác kể, một con nai xuất hiện một cách bí ẩn tại đó, vạch sơ đồ tòa nhà bằng gạc của nó.
Phép lạ tuyết này đóng vai trò gì trong ảnh hưởng thiêng liêng của đền thờ Đức Bà Cả?
Khoa tử đạo học có truyền thống viết tay lâu đời nhất, có niên đại từ thế kỷ thứ 6, Hieronymian Martyrology, tác phẩm bằng tiếng La-tinh cho biết ngày 5 tháng 8 là ngày kỷ niệm cung hiến Đền thờ kính tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Trinh Nữ Maria Theotokos, được Công đồng Ephesus công nhận năm 431. Giáo hoàng Sixtus III (432-441) đã cung hiến Đền thờ, đây là Đền thờ đầu tiên ở phương Tây có tên Đức Trinh Nữ Maria.
Theo lịch sử, từ cuối thế kỷ thứ 3 và đầu thế kỷ thứ 4, tín hữu kitô mới bắt đầu cầu nguyện với Đức Mẹ để xin Mẹ cầu bàu.
Làm thế nào việc tôn kính Đức Mẹ Tuyết lan rộng qua các thời đại?
Trước hết nhờ sự quan tâm được khơi dậy vào cuối thời Trung cổ nên lễ kỷ niệm ngày 5 tháng 8 được thành công phi thường ở khắp thế giới, lan rộng ở phương Tây cho đến thế kỷ 14 dưới tên Đức Mẹ Tuyết. Sau đó năm 1302, Dòng Phanxicô đưa vào Kinh nhật tụng của họ lời cầu nguyện với Đức Mẹ Tuyết. Năm 1568 Đức Mẹ Tuyết được Thánh Giáo hoàng Piô V đưa vào lịch La Mã. Lễ phụng vụ sau đó được gọi là lễ cung hiến Đức Bà Cả.
Từ đó thuật ngữ Đức Mẹ Tuyết được dùng để cung hiến nhiều nhà thờ, nhà nguyện, tu viện, có khoảng 40 nhà thờ ở Pháp, gồm tu viện Xitô nổi tiếng ở giáo phận Viviers hiện nay. Tu viện này được biết đến vì Thánh Charles de Foucauld đã sống ở đây trước khi ngài đi Syria, Palestine và sau đó là Algerian Sahara.
Lòng đạo đức bình dân được thể hiện như thế nào xung quanh lễ trọng kính Đức Mẹ này?
Truyền thuyết vẫn được tưởng niệm vào ngày 5 tháng 8 hàng năm để tưởng nhớ Đức Mẹ Tuyết, được tổ chức trong nhà thờ vì khi cử hành thánh lễ buổi sáng hoặc khi đọc kinh chiều, một dòng cánh hoa trắng được thả xuống từ giữa trần của vương cung thánh đường.
Giáo hội tôn trọng lòng mộ đạo bình dân, phụng vụ công cộng nói lên mối quan hệ người con hiếu thảo với Đấng được tôn kính là mẹ của Giáo hội và là mẹ của mọi người.
Dấu hiệu tuyết liên kết với Đức Maria tượng trưng cho điều gì?
Bộ lông cừu tượng trưng cho sự thánh thiện, trong sạch, đồng trinh trọn đời của Đức Maria. Chiều kích này đặc biệt có ý nghĩa trong năm 2024 vì chúng ta kỷ niệm 170 năm tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm được Chân phước Giáo hoàng Piô IX công bố ngày 8 tháng 12 năm 1854. Năm 2024 cũng đánh dấu kỷ niệm 50 năm Tông huấn Marialis Cultus của Đức Phaolô VI về việc tôn kính Đức Mẹ (2-2-1974), như bó hoa sinh nhật dâng lên Đức Trinh Nữ Maria.
Giống như bó hoa sinh nhật dâng lên Đức Trinh Nữ Maria
Làm thế nào chúng ta có thể mô tả lòng tôn kính Đức Mẹ của giáo phận Rôma, do Thánh Phêrô thành lập? Những liên hệ thiêng liêng nào được thiết lập giữa Đức Maria và Thánh Phêrô?
Chủ đề này được làm phong phú rất nhiều trong hơn nửa thế kỷ, đặc biệt nhờ thần học gia Thụy sĩ Hans Urs von Balthasar và huấn quyền của các Giáo hoàng kể từ thời Thánh Gioan Phaolô II. Điều này phù với khớp nối giữa nguyên lý Thánh Mẫu và nguyên lý Phêrô. Đức Gioan Phaolô II đã trình bày một cách tuyệt vời trong chuyến tông du Canada: “Đức tin của Giáo hội là đức tin của Đức Maria, được Thánh Phêrô bảo đảm”. Mẹ tóm tắt những gì cần nắm bắt, có nghĩa Mẹ là Mẹ của Giáo hội. Mẹ không thuộc Tông Đoàn nhưng Mẹ là nữ vương các tông đồ. Và các tông đồ, những người kế vị các tông đồ, cùng với toàn thể Giáo hội và tất cả các tín hữu đều ghi nhớ điểm này: “Đức tin của Giáo hội là đức tin của Đức Maria, được Thánh Phêrô bảo đảm”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Đức Phanxicô trong giờ Kinh chiều ngày thứ hai 5 tháng 8 tại đền thờ Đức Bà Cả