Thế vận hội Paris: những cảnh chúng tôi yêu thích và những cảnh chúng tôi bỏ qua
fr.aleteia.org, Mathilde de Robien, 2024-07-27
Lễ khai mạc Thế vận hội 2024 tại Paris.
Thế vận hội là dịp để nói lên truyền thống hòa hợp cổ xưa, nhưng lễ khai mạc tối thứ sáu 26 tháng 7 tại Paris đã gây ra tranh cãi vì pha trộn giữa huy hoàng và suy đồi.
Em bé Thaïs, 7 tuổi nói với mẹ: “Mẹ ơi, cái này là cái gì vậy?” Chúng tôi ngồi bên nhau xem lễ khai mạc Thế vận hội Paris nhưng chúng tôi không trả lời câu hỏi của đứa bé 7 tuổi. Làm sao chúng tôi tưởng tượng chương trình vinh danh nước Pháp do Thomas Jolly sáng tạo lại có những cảnh tục tĩu và điên rồ này? Nhưng dù sao buổi tối bắt đầu tốt đẹp. Màn nước và khói mang màu cờ nước Pháp trên cầu Austerlitz mở đầu với 205 vận động diễn hành một cách hoành tráng.
Sau đó, ngắn gọn nhưng rất đẹp – một bức tranh Nhà thờ Đức Bà Paris mang đến một màn trình diễn tuyệt đẹp. Trên nền nhạc điện tử được sáng tác từ âm thanh của các dụng cụ và chuyển động của các nghệ nhân Nhà thờ Đức Bà, các vũ công biểu diễn dưới chân nhà thờ cũng như trên giàn giáo để tri ân tất cả các bạn đồng hành và các thợ thủ công đã làm việc trong 5 năm qua để phục hồi Nhà thờ Đức Bà, dự kiến sẽ mở cửa lại ngày 8 tháng 12.
Vài phút sau, chúng tôi ngạc nhiên. Chắc chắn ông Thomas Jolly đã thông báo sẽ có một cái gì đó dành cho tất cả mọi người. Vấn đề là ngạc nhiên này rất khó chịu. Hoàng hậu Marie-Antoinette bị chặt đầu xuất hiện bên cửa sổ Conciergerie với âm thanh của bài hát cách mạng “À! Sẽ ổn thôi” đã làm nhiều người bị sốc. Đó là điều dễ hiểu. Vinh danh cơn thịnh nộ cách mạng kiểu này là một lựa chọn làm người xem không nói nên lời. Một số người cho rằng dàn dựng này phù hợp với nhóm metal Gojira của Pháp. Nhưng phải lịch sự và khéo léo.
Khán giả vẫn chưa hết khó chịu… Đúng là Paris được mệnh danh là thành phố tình yêu. Nhưng khi tình yêu trở thành lý do để tuyên truyền tư tưởng LGBT thì sẽ có những màn tán tỉnh tay ba trên cầu thang trước khi họ vào phòng, những nụ hôn đồng tính hoàn toàn không phù hợp trong lễ khai mạc Thế vận. Vào giờ cao điểm với số lượng khán giả kỷ lục – France Télévision vui mừng khi có 23,4 triệu người xem – một cuộc diễn hành của các nữ hoàng drag trong màu áo của hệ tư tưởng thiểu số được chiếu lên. Có nhiều cách khác để tôn vinh tình yêu.
Nhưng chính sự nhái lại Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô với các tông đồ mới là điều gây sốc nhất. Một màn dàn dựng lố lăng với các nữ hoàng drag thay cho các tông đồ và một DJ lên ngôi thay cho Chúa Giêsu. Một sự nhái lại báng bổ đã làm cho Hội đồng Giám mục Pháp lên án “những cảnh nhạo báng kitô giáo”, không tôn trọng tôn giáo và sự thiêng liêng. Có một số người cho rằng, bữa tiệc đại diện cho các vị thần, nhưng France Télévision đã xóa video khỏi trang Twitter của họ.
Vừng trăng siêu thực, tác phẩm của Philippe Katerine, gần như khỏa thân và sơn màu xanh lam, đại diện cho Dionysus. Nam ca sĩ nổi tiếng với tính cách lập dị xuất hiện trước mắt thế giới dưới chiếc chuông và trình diễn bài hát “Nu”. Ham muốn gây sốc hay làm nghệ thuật suy đồi, thực sự khán giả không biết mình đang ở đâu.
Cuối cùng, buổi lễ kết thúc nhường chỗ cho sự trang trọng: ông Charles Coste, 100 tuổi, nhà vô địch Olympic người Pháp lớn tuổi nhất, đã truyền ngọn lửa Thế vận cho Teddy Riner và vận động viên chạy nước rút Marie-José Perec, người đã đốt cháy chiếc vạc biểu tượng cho các cuộc thi đấu.
Cuối cùng là màn trình diễn được mọi người mong chờ của danh ca Celine Dion, vì vấn đề sức khỏe cô đã không hát từ bốn năm nay. Ca sĩ người Quebec đã hát xuất sắc bài “Ngợi ca tình yêu” của Edith Piaf. Buổi lễ kết thúc với lời bài hát: “Thiên Chúa kết hợp những người yêu nhau.” Một chút hy vọng giữa sự suy đồi này.
La 𝙜𝙧𝙖𝙣𝙙𝙞𝙤𝙨𝙚 @celinedion y va d’une splendide performance de l'Hymne à l'amour d'Édith Piaf. 🎶#Paris2024 #rcsports #jeuxolympiques #Ceremoniedouverture pic.twitter.com/zAWVDGkrLb
— Radio-Canada Sports (@RC_Sports) July 26, 2024
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
“Thiên Chúa kết hợp những người yêu nhau.” – Đức mến không bao giờ mất được (1Co 13-8)
Lễ khai mạc Thế vận hội: Bữa Tiệc ly của Thế vận không phải Bữa Tiệc ly của Giáo hội công giáo