Liệu trận đại dịch năm 2020 có làm chúng ta thay đổi mãi mãi không?
newyorker.com, Adam Gopnik, 2024-02-19
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến chúng ta theo hàng triệu cách. Nhưng những ý nghĩa chúng ta hiểu về biến cố này vẫn không giúp chúng ta nắm bắt được trọn vấn đề.
Bốn năm sau khi đại dịch bùng phát, các nhà văn đã khảo sát bối cảnh quá khứ gần đây của chúng ta: sự mất mát về nhân mạng, trạng thái hoang tưởng lên đến cao điểm, những đam mê chính trị và tư duy đặc thù hóa một số sự kiện toàn cầu.
Hình / Ben Wiseman
Những năm nào của thế kỷ trước được cho là những năm then chốt? Có thể biện luận năm 1929 là do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến hàng loạt các cuộc khủng hoảng như sự xuất hiện Chủ nghĩa Quốc xã (và Chính sách Kinh tế Mới), điểm cuối cùng là Thế chiến thứ hai; còn năm 1945 khi Hoa Kỳ thoát khỏi Thế chiến với chiến thắng theo kiểu không theo quy ước – như anh hùng Hercule đã bóp cổ hai con rắn trong cái nôi và như Updike nghĩ, Hoa Kỳ đã có vũ khí sát thương nhất chưa từng có; còn với năm 1968 được đánh dấu bằng một loạt vụ ám sát và tình trạng bất ổn trong nước báo hiệu việc khởi đầu cho sự kết thúc của đế chế tường thành Mỹ, cũng như sự thức tỉnh về giải phóng và quyền lực mềm của cánh tả châu Âu và của người Nga. Những năm khác cũng đáng kể với những sự kiện ghi nhớ: 1979, với tiếng tăm lừng lẫy của Thủ tướng Anh, bà Margaret Thatcher và của Giáo chủ Ayatollah Khomeini với cuộc chiến ở Afghanistan; năm 1989 Bức tường Bá Linh sụp đổ; năm 2001 với chủ nghĩa khủng bố và chống khủng bố. Nhưng năm 2020 với loại virus xuất hiện từ Trung Quốc đã làm thế giới bế quan tỏa cảng, đúng là năm then chốt và mọi người đều đồng ý.
Viết lại lịch sử của một sự kiện đã xảy ra từ nhiều thế hệ trước đã là khó khăn. (Các phong trào năm 1968 ở Paris và những nơi khác vào thời điểm đó có vẻ là cánh tả nhưng thực ra nó đánh dấu sự đoạn tuyệt của những người trẻ cấp tiến với Đảng Cộng sản). Viết về một tình tiết xảy ra cách đây năm phút cũng có cái khó của nó. Ai có thể biết được cái gì có giá trị và cái gì không? Tuy nhiên, năm 2020 dường như đã mang tính lịch sử – giờ đây, rất nhiều việc chúng ta làm trong thời đại dịch đã trở nên xa xuôi: lau chùi bằng dịch tẩy trùng, cách ly hai mét. Andrew Cuomo và Joe Exotic cả hai đều là siêu sao nhưng không còn ai chú ý trong những tháng đầu đại dịch. Chúng ta từng phỏng đoán thành phố New York sẽ thoát khỏi đại dịch như thế nào: bị chấn thương, vui mừng hay bị phạt một thời gian ngắn cho bừng tỉnh để xã hội sẽ bình đẳng hơn chăng? Bây giờ thành phố đã trở lại bình thường và dường như không có nhiều thay đổi so với cuộc sống giữa tháng 3 năm 2020.
Các nhà hàng chật cứng – có thực sự là họ đã bị đóng cửa vài tháng theo lệnh không? – tàu điện ngầm chật như nêm và chẳng ai mang khẩu trang ở những nơi này dù có người thề sẽ mang hoài. Quỹ đạo chính trị của đất nước dường như đang đi trên con đường thảm khốc giống như trước đại dịch. Buổi tối, nhiều tòa nhà tối om, không còn ánh sáng rực rỡ như trước, nhưng trên đường phố New York vẫn còn những nơi ăn uống trên vỉa hè được khéo léo tùy cơ ứng biến. Không ai biết chúng sẽ kéo dài được bao lâu.
Tất cả những điều đó có ý nghĩa gì? Có rất nhiều ý kiến trái chiều chung quanh việc này nhưng vẫn có những lập luận xem ra hợp lý. Có ý kiến cho rằng, đại dịch dường như đã thay đổi cả một thời đại: một triệu người chết vì bệnh dịch ở Mỹ; học sinh không được học đàng hoàng và đi lui đến mức không thể khắc phục được. Hoang tưởng sợ hãi vốn đã lan tràn trong thời đại truyền thông xã hội, bây giờ lại càng gia tăng, bào mòn niềm tin vào các tổ chức. Có lập luận cho rằng phần lớn các thiệt hại là do chính chúng ta làm: lẽ ra các trường học không nên đóng cửa; mang khẩu trang có thể cứu được một số người nhưng cũng có những trường hợp không cứu được; và, vì những quy định cứng ngắc bất chấp quyền con người với cái giá phải trả: xã hội đã mất niềm tin ở mức cao nhất.
Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng, các quy định hạn chế đi lại, cách ly theo khu vực chưa thực hiện đúng mức thì đã bị bỏ rơi quá sớm, nên hiện nay, với đại dịch vẫn tiếp diễn có một số gia đình vẫn chưa có đủ kinh nghiệm trong các tình huống này. Có những trường hợp ít gây thiệt mạng nhưng lại bị hội chứng Covid kéo dài. Nhiều người bị suy giảm miễn dịch, họ không còn sức và cho rằng con người xã hội trở nên vô cảm tập thể trước lợi ích của người khác, đặc biệt với những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội.
Đại dịch lần cuối của thế giới là dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, chủ yếu không ảnh hưởng đến người già nhưng với người trẻ. Hàng chục triệu người trên thế giới đã chết trong điều mà quyển sách “Đại thức tỉnh” của Đại học Oxford xuất bản đã cho biết có thể đây là thảm họa chết người nhất trong lịch sử loài người. Nhiều người đã chết là những người tạo ra ý thức hiện đại – Gustav Klimt và Egon Schiele ở Áo, Max Weber ở Đức, Guillaume Apollinaire ở Pháp. Trong tuyển tập này, một loạt nhà sử học đưa ra các quan điểm tập trung vào những gì đã xảy ra sau đó, nhưng câu hỏi cơ bản họ đặt ra là sự kỳ lạ của chứng mất trí nhớ của chúng ta: Với quy mô của những gì đã xảy ra, tại sao lại có quá ít ký ức tập thể về nó?
Câu trả lời một phần là do đại dịch cúm Tây Ban Nha đã đan xen chặt chẽ với sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, khiến nó lây lan nhanh hơn (tàn khốc nhất là trên các tàu chở quân nhân về nhà), một tai họa bị chôn vùi dưới một tai họa khác. Văn hóa tưởng nhớ Thế chiến và các quân nhân tử trận, từng chiếm tin tức hành đầu một thời gian đã át đi tiếng kêu của những người đã chết một cách khủng khiếp vì bệnh cúm. Các sử gia cho rằng chúng ta chỉ có chỗ cho một chuyện ở một thời điểm, và trong cuộc cạnh tranh giành không gian tưởng niệm – đôi khi là theo nghĩa đen – một cuộc xung đột quân sự giữa các quốc gia được ưu tiên về mặt chính trị hơn là xung đột y tế giữa vi trùng và loài người. Tuy nhiên, ý tưởng về chủ nghĩa anh hùng vẫn dính chặt vào câu chuyện chiến tranh vì nó không dính vào câu chuyện lây nhiễm.
Hình / Suerynn Lee
Chúng ta thấy điều này trong quyển tiểu thuyết “Giã từ vũ khí” viết về Thế chiến thứ nhất của văn hào Mỹ Ernest Hemingway, câu chuyện người lính bị thương Frederic và tình yêu của ông với cô y tá Catherine. Dù được đề cập thoáng qua trong tuyển tập Oxford, nhưng câu chuyện thực tế về mối liên hệ giữa chiến tranh và bệnh cúm của Hemingway rất phức tạp và có nhiều chi tiết. Sau khi đến châu Âu làm tài xế xe cứu thương, ông nhận tin gia đình ở ngoại ô Chicago bị cúm nặng. Người chị yêu quý của ông đang bị bệnh viết: “Bố vừa gọi chị vào văn phòng bố, ông nhìn vào cổ họng chị và nói chị bị cúm. Ôi trời, chị bị đau nhức rồi, chị phải đi ngủ thôi. Vậy chúc ngủ ngon nhưng em có thể nói với tất cả người Áo và người Đức rằng chị mong được may mắn và khi chị khỏi bệnh chị sẽ biết tin tức của họ.”
Quá trình tạo nên tất cả các tượng đài về cuộc chiến cũng làm sách và thơ về cuộc chiến. Hemingway đã viết rất dài về bệnh cúm, nhấn mạnh đến sự ô nhục của nó: “Cái chết tự nhiên duy nhất mà tôi thấy, ngoài việc mất máu, đó là cái chết do bệnh cúm Tây Ban Nha gây ra. Chúng ta chìm trong chất nhầy, nghẹt thở và làm sao để biết bệnh nhân đã chết: cuối cùng bệnh nhân ị đầy giường.” Trong “Giã từ vũ khí”, Frederic trở lại cuộc chiến và người y tá đưa cho anh huy chương Thánh Antôn để cất. Ngoài đời, nhà văn Hemingway đã tặng cho cô y tá huân chương Thánh Antôn khi cô dũng cảm đi giúp bệnh nhân bị cúm. Qua những chi tiết như vậy, nhà văn trả thù cuộc đời. Một lần nữa, trong văn học cũng như ở các đài tưởng niệm công cộng, có sự đảo ngược hình ảnh giữa chiến tranh và sự lây lan.
Có lẽ một sự thật lớn hơn dịch bệnh, như một xúc phạm với cơ quan con người, luôn bị gạt ra phía sau nhanh nhất khi chúng ta muốn tìm một nhân vật để đặt trước chúng. Điều gì đó tương tự đang xảy ra với lịch sử của đại dịch Covid, mà văn học thương xót xem câu chuyện y tế là thứ yếu so với một số câu chuyện khác, một câu chuyện có quan điểm đạo đức rõ ràng hơn. Giống như Hemingway với cô y tá, chúng tôi tìm cách làm cho những gì đã xảy ra ít liên quan đến mầm bệnh và nhiễm trùng nhưng tập trung nhiều hơn vào đam mê và mê đắm – trong trường hợp này là đam mê chính trị và đảng phái. Những người cánh hữu đã nhanh chóng chỉ trích cơ sở y tế vì đã đi xa các quy định nghiêm ngặt cho sức khỏe cộng đồng, như cuộc tuần hành của George Floyd đã làm (Các cuộc biểu tình ngoài trời ít nhất cũng có tiếng vang cho cơ sở y tế). Tuy nhiên, những cuộc trao đổi như vậy vẫn diễn ra theo mọi hướng – như những lời hùng biện điên cuồng của chủ nghĩa tự do đi kèm với việc phản đối tiêm chủng. Chúng ta tìm một nhân vật quan trọng nào đó để đặt lên nền tảng ác độc không có động cơ.
Và làm sao chúng ta có thể không tìm những ý nghĩa xã hội lớn hơn? Điều gì sẽ xảy ra nếu đại dịch, thay vì đẩy chúng ta sang một bên và làm chúng ta không thể nhận ra chính mình trong một thời gian ngắn, nhưng cho chúng ta thấy chúng ta thực sự là ai? Trong quyển sách xuất sắc 2020: Một thành phố, Bảy con người và Năm của mọi thứ thay đổi (One City, Seven People, and the Year Everything Changed, Eric Klinenberg, nxb. Knopf) chúng ta được xem cả những sự cố vi mô – những cảnh được báo cáo liên hệ sát với cuộc sống của người dân New York đang đấu tranh trong năm bệnh dịch – và vĩ mô-nhận xét: các chương bao quát, đa văn hóa đánh giá các lực lượng xã hội rộng hơn. Trong số những người chúng tôi gặp có một hiệu trưởng trường tiểu học và một chủ quán bar ở Đảo Staten, họ tiêu biểu cho trải nghiệm địa phương về đại dịch; chúng ta nghe họ nói về lịch sử, đánh giá y tế phức tạp và hậu quả văn hóa của những chuyện như mang khẩu trang và cách ly.
Quyển sách có phạm vi rộng, trong những giới hạn nhất định; Manhattan ở phía bắc phố Tàu không được chứng kiến. (Khi liên minh dân chủ-tự do ngày càng trở nên quan trọng với các cử tri có trình độ học vấn cao, nó trở nên miễn cưỡng đưa quá nhiều về cuộc sống của họ vào biên niên sử, có lẽ để cảnh giác với thực tế chính giới tinh hoa có học thức mới là người kiểm soát biên niên sử) chúng ta gặp nhiều người đưa ra những nghiên cứu điển hình đầy thuyết phục vì những trải nghiệm của họ rất mâu thuẫn. Bà Sophia Zayas, một nhà tổ chức cộng đồng ở Bronx, người làm việc “như người lính ở tiền tuyến” vẫn phản đối việc tiêm vắc-xin, một quyết định làm cho bà và gia đình bị đau khổ nặng nề khi cả bà và bà ngoại đều mắc bệnh. Tác giả Klinenberg sắp xếp sự kết hợp đáng ngạc nhiên giữa các động cơ với cảm nhận tinh tế về cách mà trí tuệ dân gian của cộng đồng – liệu vắc xin có đáng tin cậy không? – xung đột với khả năng nhạy cảm về dịch vụ đã được đào tạo của bà. Xuyên suốt, sự kết hợp giữa nhân chứng cận cảnh và xã hội học có góc nhìn rộng của tác giả Klinenberg thu hút sự chú ý của người đọc và nhắc nhở người đọc về sự nhấn mạnh của Howard S. Becker, rằng xã hội học tốt nhất trước hết luôn là đưa ra một tầm nhìn bao quát. Khi chúng ta dễ dàng chuyển từ bức tranh lớn sang bức tranh nhỏ, chúng ta học được từ cả hai. Để chắc chắn, Klinenberg áp dụng cách tiếp cận tuyển chọn một bộ phim dành cho cả nhóm người ở độ tuổi bốn mươi: chúng tôi cảm thấy mình trong mọi hạng người ở New York và tất cả đều có thể chuyển đổi. Chủ quán bar Staten Island, người khăng khăng muốn mở lại tiệm sớm nhất, bất chấp các quy định cấm, vì thế ông trở thành nhà vô địch theo chủ nghĩa Trump so với những người theo chủ nghĩa tự do địa phương, được đối xử một cách thông cảm, như một anh hùng thuộc tầng lớp lao động bối rối bị những người thuộc tầng lớp tinh hoa vô cảm phản bội, quy tắc cứng rắn cản trở công việc làm ăn của họ. Tuy nhiên, khi nhìn lại quá khứ, dù lệnh cấm các nhà hàng là quá đáng, thì không ai có thể biết được điều đó vào thời điểm đó. Một phần của việc trở thành một công dân tốt là chấp nhận những hạn chế đối với quyền tự do của chính mình vì lợi ích của người khác. Chúng ta làm như đã làm với việc tuân thủ giới hạn tốc độ và thắt dây an toàn vì chúng ta thấy đây là những quy tắc có lợi cho tất cả mọi người.
Hình ảnh của Klinenberg về bối cảnh đại dịch là việc Mỹ đã xử lý kém khủng hoảng cho thấy sự ích kỷ về cơ cấu của đất nước: văn hóa chính trị và thói quen thể chế của chúng ta nói với mọi người chúng ta đang tự lo liệu. Tác giả viết, các quốc gia khác “đã có những lo lắng chung khi đại dịch bắt đầu. Việc đóng cửa của họ rất rộng rãi. Các cuộc tụ họp xã hội của họ bị hạn chế. Biên giới của họ bị phong tỏa. Văn phòng của họ đóng cửa. Tuy nhiên, không có xã hội nào gia tăng kỷ lục về số vụ giết người. Không ai chứng kiến gia tăng số tai nạn xe hơi chết người. Và tất nhiên, cũng không có doanh số bán súng nào tăng vọt.”
Hình / Suerynn Lee
Vì vậy, một cách khác tác giả muốn nói với chúng ta: “Chúng ta cần khám nghiệm tử thi xã hội… để xác định các điều kiện cơ bản và những cú sốc cấp tính đã hình thành nên những mô hình này.” Đại dịch đã phơi bày những đứt gãy địa chất trong xã hội Mỹ, hiện đang đe dọa chia cắt trái đất và nhấn chìm chúng ta vào bên trong.”
Bất cứ ai đồng cảm với những lo ngại của tác giả Klinenberg – những người nhận ra tội phạm gia tăng đã làm biến dạng chính trị như thế nào, hoặc những ai ghét văn hóa súng ống đã làm biến dạng cuộc sống của người Mỹ – trước hết sẽ phải đồng ý với những lệnh này. Và thực sự, vào năm 2020, nhiều người trong chúng ta có xu hướng xem những xã hội có mức độ tin cậy cao – không cần phải nhìn xa hơn biên giới phía bắc – là những hình mẫu vượt trội trong việc xử lý đại dịch. Ngay cả nhà văn bảo thủ David Frum cũng đã viết một cách đầy ngưỡng mộ về tính hiệu quả và sự siêng năng của chính quyền Canada quê hương ông – ông sinh ra ở Toronto – đã theo dõi các mối liên hệ và theo dõi rủi ro ở Canada, trái ngược với mô hình vô chính phủ của Mỹ.
Chưa hết, trong suốt năm 2020, tiểu bang Québec nơi áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt đã có tỷ lệ tử vong gần với Florida, Georgia hoặc Michigan. Mặc dù tỷ lệ tử vong nói chung ở Canada thấp hơn so với Mỹ, nhưng lịch sử xã hội về những đợt đóng cửa không mấy vui vẻ và khả năng phản kháng lệnh đóng cửa cũng tương tự – đường đi của đại dịch không chỉ được ghi lại trong dữ liệu y tế. Đoàn xe của một tài xế xe tải ở Ottawa đã mang đến làn sóng cuồng loạn chống vắc-xin vào bầu khí chính trị thường ôn hòa ở Canada. Fox News có thể đã đóng góp từ phía nam, nhưng không thể tránh khỏi vòng xoáy ảo tưởng do đại dịch gây ra.
Thật vậy, khảo sát hành tinh trong những năm đại dịch là để xem các xã hội với những cách sắp xếp cuộc sống công dân khác nhau về cơ bản có thể dẫn đến những hậu quả tương đương như thế nào. Nước Anh, với Dịch vụ Y tế Quốc gia hoạt động yếu kém nhưng có tỷ lệ trường hợp bệnh và tử vong tương tự như ở Hoa Kỳ, với hệ thống y tế tự do kinh doanh của nước Mỹ; cũng giống nhau về việc đóng cửa và cũng có những cuộc khủng hoảng chính trị tương tự do sự đạo đức giả của các cơ quan giám sát y tế. Sự phẫn nộ về lệnh phong tỏa của nước Anh bảo thủ cũng tương tự với sự phẫn nộ về quy định mang khẩu trang ở các tiểu bang của Mỹ. Thụy Điển, một tiền đồn của chủ nghĩa tự do không thể tin được nhờ lịch sử dân chủ xã hội của nó, là quốc gia ít hạn chế nhất ở Tây Âu. Nhưng tỷ lệ tử vong vượt mức vì nhiều lý do đã không cho thấy Thụy Điển ở tình trạng tệ hơn các nước láng giềng. Chỉ số duy nhất cho thấy kết quả tốt là về mặt địa lý: đó là các đảo New Zealand hay Singapore. Đối với hầu hết thế giới, vi-rút đã đi theo con đường của nó, biến đổi một cách khéo léo, với trí thông minh bắt chước kỳ lạ của vi sinh vật. Và vì vậy đức hạnh thường không được khen thưởng; một nghiên cứu của Lancet năm ngoái cho thấy tỷ lệ tử vong do Covid ở Florida được điều chỉnh theo độ tuổi so với tỷ lệ ở California. Căn bệnh rộng lớn hơn của người Mỹ mà tác giả Klinenberg vô cùng tiếc nuối – những cái chết do súng, do giao thông, do bạo lực nói chung – đã cố định trước khi căn bệnh cụ thể của Covid phát sinh và chỉ bị nó làm chậm lại hoặc tăng tốc một chút. Nếu có thì đại dịch dường như đóng vai trò như một lực cản với nền chính trị dân túy, giúp chấm dứt cả chính phủ Trump và Boris Johnson. Cuối cùng, mầm bệnh là một tác nhân không có tác nhân – một con bọ cố gắng tạo ra nhiều con bọ hơn, bất chấp động cơ hay đạo đức.
Một kiến giải cuối cùng có thể được đưa ra là sự tồn tại của con người vốn dĩ đã điên rồ – nghĩa là hỗn loạn và không dễ giải thích bằng một quy luật duy nhất. Một đại dịch ảnh hưởng đến hàng tỷ người sẽ có hàng tỷ tác động cụ thể và chúng sẽ được nhóm thành nhiều nhóm khác nhau; ngay cả một hiện tượng bên lề cũng sẽ liên quan đến một số lượng lớn người. Chính giữa những con số như vậy mà chúng ta chuyển sang tiểu thuyết và thơ ca để mô tả trải nghiệm của chúng. Điều làm cho quyển tiểu thuyết Dịch hạch (La peste của nhà văn Camus) trở nên đáng nhớ – và làm cho nó nổi tiếng trong thời đại dịch, dù trên thực tế nó là câu chuyện ngụ ngôn về Sự chiếm đóng của Đức ở Pháp – ở chỗ trong trận dịch hạch này, con người rất đặc biệt. Thật là một sai lầm khi nói đại dịch chụp X-quang tâm hồn họ. Những gì xảy ra trong “Dịch hạch” hầu hết đều xảy ra ngẫu nhiên: người mạnh chết, người yếu đương đầu, người bình thường trở nên đặc biệt.
Để theo đuổi kiểu mô tả cụ thể về đại dịch, bây giờ chúng ta có quyển “Mười bốn ngày” (Fourteen days, nxb. Harper), một quyển tiểu thuyết được các tác giả lừng lẫy cùng viết – Dave Eggers, John Grisham, Erica Jong, Celeste Ng, Ishmael Reed và Meg Wolitzer – tất cả đều ẩn danh trong cách kể chuyện được liên kết. Chỉ một nháy mắt với những người kể chuyện Florentine của Boccaccio, lấp đầy thời gian của họ bằng những câu chuyện khi trận dịch hạch hoành hành, những người kể chuyện hiện đại làm công việc của họ trên mái của một tòa nhà có vẻ tồi tàn. Lower East Side, nơi họ gặp nhau vào buổi tối để chia sẻ những câu chuyện và kỷ niệm.
Mỗi người kể chuyện được xác định bằng một dấu hiệu duy nhất – Eurovision, Quý bà đeo nhẫn – và những câu chuyện mà người nói kết thúc đi chệch chủ đề một cách điên cuồng, với đạo đức trong câu chuyện của họ và bản thân đại dịch gần như vô hình. Một chiếc tạp dề được may trong lớp học kinh tế gia đình ở ngoại ô trở thành chủ đề của một câu chuyện. Một người kể chuyện khác kể lại chuyến đi của một nhà thẩm định nghệ thuật đến vùng nông thôn và một tiết lộ đầy vết sẹo về những nhà sưu tập giàu có ông đã đến thăm: họ giữ nắp quan tài của đứa con trai đã chết như vật lưu niệm cho nỗi đau của họ. (“Trong mỗi bữa ăn, nó luôn ở đó, ẩn giấu, hiện diện. Nó là đồ vật duy nhất trong nhà thực sự là của họ.”) Một diễn viên hài có sở thích lỗi thời và những trò đùa tình dục lỗi thời đột nhiên xuất hiện, nói về hành động của mình rồi biến mất. Những người khác thắc mắc liệu anh có nhảy xuống mái nhà không. Nhưng chẳng ai háo hức xem.
Việc lảng tránh chủ đề trung tâm, chuyển sang ẩn ý trên văn bản, sự may mắn khi “không có tin tức” – tất cả những điều này đều đúng với thời điểm đó. Trải nghiệm mang tính biểu tượng phủ lên tất cả các loại trải nghiệm khác. Tại một thời điểm trong quyển sách của Klinenberg, chúng ta có một chương, được viết với sự tế nhị thận trọng, về các cuộc chiến khẩu trang, đưa ra quan điểm, dù giá trị y tế của việc mang khẩu trang vẫn chưa được quyết định, nhưng việc thực hành này nhanh chóng chuyển thành một cuộc chiến của các biểu tượng: mang khẩu trang có nghĩa là một điều gì đó trái ngược; không mang khẩu trang có nghĩa là một điều khác, đúng đắn.
Tuy nhiên, người ta tự hỏi liệu cấp độ giao tiếp mang tính biểu tượng có phải chính xác là nơi con người gặp nhau để tranh cãi về sự thật hay không. Nói một cái gì đó là một biểu tượng không làm mất đi ý nghĩa hợp lý của nó. Chữ Vạn là một biểu tượng, dấu hiệu hòa bình là một biểu tượng. Những gì chúng tượng trưng vẫn đáng để tranh luận. Những người mang khẩu trang và những người không chỉ đơn giản là thành viên của các thị tộc khác nhau: những người mang khẩu trang đang làm một cử chỉ hướng tới sự đoàn kết xã hội và báo hiệu sự miễn cưỡng lây nhiễm cho hàng xóm của họ; những người không khẳng định tính ích kỷ là một nguyên tắc ứng xử. Vào thời điểm đó, chúng ta có thể không biết chắc chắn chiếc khẩu trang sẽ làm gì, nhưng chắc chắn đó là việc báo hiệu cho cộng đồng tốt hơn bản thân.
Năm 2020 có thay đổi mọi thứ không? Có lẽ những năm đánh dấu kỷ nguyên lớn lao đó chính là cái bẫy du lịch. Nhìn lại lịch sử, năm 2001 có thể là năm đáng chú ý đầu tiên vì cuối cùng, có nhiều gia đình ở Mỹ có quyền truy cập Internet hơn là không có. Một cuộc tấn công khủng bố đến rồi đi, gây đau buồn và sau đó được tưởng nhớ, nhưng các cuộc tấn công khủng bố lớn sẽ xảy ra ở mọi thế hệ hoặc lâu hơn. Mặt khác, cuộc sống trực tuyến là một đặc điểm lâu dài của thời đại chúng ta. Một số ít người đề xuất rằng điều khôn ngoan nhất nên làm sau ngày 11/9 là than khóc và bước tiếp đã bị chỉ trích gay gắt, nhưng họ có thể là những người hướng dẫn tốt hơn là những người khăng khăng rằng một thời đại mới của quân sự và phản quân sự đã đến, và rằng một thời đại mới đã đến, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu phải được giải phóng. Không có gì liên quan đến một ngày ngoại trừ việc sống nó, một nhà thơ vĩ đại đã viết, và có thể không có gì liên quan đến một năm lịch sử ngoại trừ việc ghi nhớ nó.
Tất nhiên, đây là loại quan điểm mà nếu xét theo mục đích logic của nó, có thể hủy bỏ ý nghĩa của bất kỳ sự kiện nào. Chiến tranh thế giới thứ nhất có yêu cầu chúng ta phải cập nhật niềm tin và giá trị của mình vì cuộc sống bình thường vẫn tiếp diễn sau đó không? Đúng là chúng ta nên do dự khi nhảy vào một thế giới quan mới quá sớm vì một sự kiện ngoại lệ đầy kịch tính; cũng đúng cho việc cập nhật niềm tin của chúng ta về bản chất của thế giới là điều mà khoa học thường xuyên yêu cầu chúng ta.
Chúng ta được biết sau vụ 11/9, điều trớ trêu đã chết nhưng điều trớ trêu lớn nhất trong vài thập kỷ qua là dự án vắc xin có tên Chiến dịch Warp Speed, có thể là điều tử tế duy nhất mà Trump từng làm, hoặc ít nhất là ông không ngăn cản việc thực hiện, cũng là điều duy nhất gây bất lợi cho ông với chính cơ sở của ông. (Câu chuyện năm 2020 có thể có nhiều tiếng nói và những điểm đối lập hợp lại, nhưng cách giải thích của nó sau khi có vắc-xin lại cho thấy một giai điệu đơn giản, quen thuộc. Khoa học cứu sống con người.)
Có vẻ như chúng ta không thể không đặt một hình tượng con người trước nền tảng của bản chất khó giải thích và những bệnh truyền nhiễm của nó – và thường thì hình tượng đó nhắm vào chúng ta để buộc tội. Chúng ta tự nhủ mình đã làm điều này qua một số thất bại về niềm tin, hành vi hoặc nguyên tắc đạo đức. Tuy nhiên, một thảm họa xảy ra tương tự như vậy với rất nhiều người dường như là một trường hợp khó khăn cho việc đạo đức hóa quá mức, vì cốt lõi của nó là điều luôn thoát khỏi đạo đức hóa, đó là cái chết của chính chúng ta. Khi các nghi lễ của đại dịch lắng xuống, chúng ta có thể nhận ra một số nghi lễ này, như việc đánh chuông và chảo cho những người lao động lúc 7 giờ tối, tự chúng là tốt, không phải vì chúng ngăn bất cứ điều gì khác xảy ra hoặc bảo vệ chúng ta khỏi bị tổn hại. Năm 1939 tác giả W. H. Auden đã nhấn mạnh khi ông viết cho một ứng viên khác cho một năm mang tính kỷ nguyên đã nhấn mạnh, chúng ta phải yêu thương nhau hoặc chết – nhưng sau đó ông rút lại lời nói này, thừa nhận tất cả chúng ta đều sẽ chết dù chúng ta có làm gì đi chăng nữa. Nhưng ông quyết định, dù sao chúng ta cũng nên yêu thương nhau, hoặc cố gắng, năm này qua năm khác, không thể không đặt hình ảnh con người trước nền tảng thiên nhiên không thể giải thích được và sự lây lan của nó – hầu hết hình ảnh đó thường chỉ tay, buộc tội vào chúng ta. Bạn đã làm điều này, chúng ta khẳng định với chính mình, thông qua sự thất bại nào đó về niềm tin, hành vi hoặc nguyên lý đạo đức. Tuy nhiên, một thảm họa xảy ra tương tự với rất nhiều thảm họa dường như là một trường hợp khó khăn vì quá xem trọng đạo đức, vì cốt lõi của nó là một thứ luôn thoát khỏi việc đạo đức hóa, và đó là tỷ lệ tử vong của chính chúng ta. Khi các nghi lễ của đại dịch lùi xa, chúng ta có thể nhận ra một số nghi lễ này như việc đánh chuông và chảo cho người lao động lúc 7 giờ tối, bản thân là tốt chứ không phải vì chúng khiến bất cứ điều gì khác xảy ra hoặc bảo vệ chúng ta khỏi bị tổn hại. Năm 1939 tác giả W. H. Auden đã nhấn mạnh khi ông viết cho một ứng cử viên khác cho một năm mang tính kỷ nguyên đã nhấn mạnh, chúng ta phải yêu thương nhau hoặc chết – nhưng sau đó ông rút lại lời nói này, thừa nhận tất cả chúng ta đều sẽ chết dù chúng ta có làm gì đi chăng nữa. Nhưng ông quyết định, dù sao chúng ta cũng nên yêu thương nhau, hoặc cố gắng yêu thương nhau năm này sang năm khác.
Catherine Trần Xuân Thủy dịch