Hồng y cùng với Đức Phanxicô. ©Vatican Media
cdt.ch/societa, Dario Campione, 2024-03-21
Hồng y người Malta Mario Grech, tổng thư ký Thượng hội đồng đến Thụy Sĩ để tham dự một loạt cuộc họp.
Hồng y người Malta Mario Grech, tổng thư ký Thượng hội đồng về tính đồng nghị đã đến Thụy Sĩ vào đầu tuần theo lời mời của Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ để tham dự một loạt cuộc họp. Trang Corriere del Ticino phỏng vấn ngài.
Xin cha cho biết, trong một thế giới bị rung chuyển vì chiến tranh và xung đột, Giáo hội đặt câu hỏi về tương lai của mình qua tính đồng nghị. Điều này cụ thể có ý nghĩa gì?
Hồng y Mario Grech. Chiến tranh và xung đột khẳng định chúng ta cần phải học rất nhiều để cùng nhau bước đi. Một Giáo hội đồng nghị là một lá cờ được giương lên giữa các quốc gia gieo rắc cái chết! Một Giáo hội đồng nghị có nghĩa là cùng nhau bước đi để lắng nghe nhau. Và khi tôi nói hãy lắng nghe nhau, tôi không chỉ nói đến việc trao đổi ý kiến nhưng còn một điều gì đó đầy thách thức hơn. Với những ai có đức tin, mỗi người chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần.
Tất cả những ai đã rửa tội đều nhận được ơn này, nhưng nhiệm vụ của chúng ta là làm cho nó trở nên sống động trong thế giới ngày nay. Vì vậy, không chỉ đi cùng nhau mà còn lắng nghe nhau. Trong Giáo hội lắng nghe, các giám mục lắng nghe dân Chúa và Phêrô cũng cần lắng nghe.
Một Giáo hội ít chiều dọc hơn, ít thứ bậc hơn, điều mà Đức Phanxicô đã nhấn mạnh kể từ ngày đầu triều của ngài. Đức Phanxicô có rất nhiều kinh nghiệm về mặt này. Ở Châu Mỹ Latinh, họ có lợi thế khi nói về tính đồng nghị, “Thần học về Dân Chúa” là trung tâm của giáo hội học Châu Mỹ Latinh, ở đó hệ thống phân cấp phục vụ Dân Chúa.
Nhưng theo cha, ý nghĩa đích thực nhất của Thượng Hội đồng như Đức Phanxicô mong muốn là gì?
Đức Phanxicô xác tín con đường Giáo hội trong tương lai là con đường đồng nghị: tất cả dân Chúa phải có khả năng tìm ra con đường để cùng nhau bước đi vì nó mang lại sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, đó là sự phong phú, và chỉ khi tất cả chúng ta cùng nhau đi, chúng ta mới có thể nhận ra tiếng nói của Ngài.
Hồng y Grech: “Nếu chúng ta không tin Chúa Thánh Thần thổi sức thì thượng hội đồng sẽ thất bại”
Theo cha, liệu có nguy cơ biến Thượng hội đồng thành một cuộc thảo luận về “chính trị giáo hội”, có thể mang các vấn đề gây tranh luận như luật độc thân của linh mục, chúc phúc cho các cặp đồng tính vào trọng tâm cuộc tranh luận không?
Tôi sẽ không nói đến “chính trị” nhưng đúng hơn là các vấn đề liên quan đến đời sống của dân Chúa. Suy tư về chức thánh hay các bậc sống khác nhau là thực tế, là đi tìm câu trả lời dưới ánh sáng của lời Chúa. Trước hết chúng ta cần mọi thứ để nhận ra mình là một cộng đồng cùng bước đi với nhau. Một khi Giáo hội trưởng thành trong văn hóa đồng nghị mới này, tôi tin chúng ta sẽ có thể trả lời các câu hỏi hiện sinh.
Có lẽ đó cũng là một cách để tránh cho Thượng hội đồng không tỏ ra quá xa rời thực tế hoặc tạo ấn tượng về một Giáo hội tự thảo luận, không tác động đến đời sống của người dân, cũng không tác động trên các tín hữu công giáo.
Sẽ là một sai lầm nếu Thượng hội đồng chỉ có sự tham gia của giới ưu tú, các nhà thần học hoặc các giám mục. Đây là một trong những bước ngoặt của Đức Phanxicô. Trong quá khứ, Thượng hội đồng là sự kiện chỉ dành riêng cho các giám mục. Lần này Thượng hội đồng mở ra để toàn thể Giáo hội tham gia. Giai đoạn đầu tiên là việc lắng nghe dân Chúa, đặc biệt là những người ở vùng ngoại vi. Đã có nhiều câu trả lời và nhiều lời kết hợp, có nghĩa là có sự sẵn sàng cùng nhau bước đi, tìm câu trả lời từ Tin Mừng. Nếu không thì con đường này sẽ không có ý nghĩa gì.
Hồng y Grech và Hollerich được Đức Phanxicô chọn để lãnh đạo một thượng hội đồng quyết định
Giáo hội hoàn vũ là một phần của các Giáo hội địa phương: sẽ là sai lầm nếu tưởng tượng sự tồn tại của một bên là Giáo hội hoàn vũ và một bên là các Giáo hội đặc thù. Tuy nhiên, đối với những người nhìn từ bên ngoài, vẫn luôn có sự nghi ngờ, có nhiều Giáo hội khác nhau, đôi khi gặp khó khăn trong việc tìm ra một sự tổng hợp.
Giáo hội hoàn vũ là một phần của các Giáo hội địa phương: sẽ là sai lầm khi tưởng tượng sự tồn tại của một bên là Giáo hội hoàn vũ và một bên là các Giáo hội đặc thù. Đây không phải là trường hợp: Giáo hội hoàn vũ được sinh ra từ các Giáo hội địa phương, đó là giáo huấn của Công đồng Vatican II và Hiến chế Tín lý về Hội thánh, Lumen gentium.
Nhưng có những quan điểm khác nhau, một nhấn mạnh quan trọng về các lựa chọn của giáo hoàng, – tôi nghĩ đến những gì các giám mục châu Phi nói về việc chúc phúc cho các cặp đồng tính hoặc chủ nghĩa bảo thủ của một số giáo sĩ Bắc Mỹ – cho thấy Giáo hội khác nhau giữa các quốc gia và giữa các châu lục. Thượng hội đồng có làm việc để khôi phục sự hiệp nhất lớn hơn trong Giáo hội hay để hiểu được tầm quan trọng, mà không sợ hãi các khác biệt?
Khi chúng ta nói về hiệp nhất, về hiệp thông, chúng ta không đề cập đến sự đồng nhất về tư tưởng. Có sự thống nhất trong những khác biệt, có những điểm chung và những không gian khác nhau cho những trải nghiệm khác nhau, tùy theo “địa điểm”. Ngày 14 tháng 3 vừa qua chúng tôi đã xuất bản một tài liệu mới với năm quan điểm thần học, năm chủ đề chúng tôi muốn giao cho các ủy ban nội bộ trước phiên họp toàn thể khóa thứ hai. Điểm thứ năm trong số này có tựa đề “Vị trí của Giáo hội đồng nghị trong truyền giáo”. Rõ ràng “địa điểm” là một chủ đề có tầm quan trọng quyết định, vì nói về đức tin ở châu Âu hay châu Đại Dương là khác nhau. Nhưng “địa điểm” cũng là một nơi thần học. Riêng tôi, tôi luôn hình dung Giáo hội như một cầu vồng, với những màu sắc không loại trừ nhau mà cùng nhau tạo nên sự hài hòa. Rõ ràng là hòa hợp sẽ bị thiếu khi xảy ra xung đột.
Kết quả quan trọng nhất của phiên họp đầu tiên của Thượng Hội đồng là gì? Và cha mong chờ gì từ phiên họp thứ hai sẽ kết thúc vào cuối tháng 10?
Lần đầu tiên Thượng hội đồng diễn ra với hai phiên họp. Sau cuộc họp tháng 10 năm 2023, tất cả các điểm thảo luận đều được tóm tắt trong một báo cáo. Điều mới là Đức Phanxicô đã xác định, trong cùng một báo cáo, mười chủ đề và giao cho các nhóm liên ngành xin họ trả lời thêm. Trong quá khứ, lời khuyến khích luôn mang tính hậu Thượng hội đồng, nhưng khi làm như vậy, một lần nữa ngài chứng tỏ ngài đang lắng nghe.
Chúng ta đang nói về chủ đề gì?
Đây là những câu hỏi liên quan đến các khía cạnh của đời sống Giáo hội đang chuyển động, nhưng cũng liên quan đến mối quan hệ với một xã hội đang thay đổi: chiều kích đại kết, các tiêu chuẩn lựa chọn giám mục, sứ mệnh của các sứ thần Tòa thánh trong các Giáo hội quốc gia; và còn cả chức phó tế nữ hay chủ đề người nghèo, những người phải được lắng nghe vì họ đóng góp cho thần học không chỉ về khía cạnh bác ái mà còn về những điều họ nói.
Chức phó tế nữ là một trong những vấn đề đã được thảo luận từ rất lâu, nó sẽ là một cuộc cách mạng đối với Giáo hội.
Tôi sẽ không dùng những thuật ngữ như cách mạng. Chức phó tế nữ và một không gian khác dành cho phụ nữ trong Giáo hội là đào sâu tự nhiên ý Chúa, nói lên và thể hiện tính năng động vốn có trong lịch sử của Giáo hội.
Sự phản ánh tự tham chiếu giết chết. Tôi hiểu Đức Phanxicô khi ngài hướng dẫn chúng ta cởi mở để có thể đón nhận những hạt giống tràn đầy hy vọng đến từ Giáo hội nhưng không chỉ từ cuộc đối thoại với các tôn giáo khác.
Thưa cha, số lượng người đi lễ ở các nhà thờ công giáo châu Âu đang giảm dần. Điều gì làm tổn thương nhất trong những năm gần đây? Những vụ bê bối lạm dụng? Chủ nghĩa giáo sĩ trị, như Đức Phanxicô nói?
Sự phản ánh tự tham chiếu sẽ giết chết. Tôi hiểu Đức Phanxicô khi ngài hướng dẫn chúng ta cởi mở để có thể đón nhận những hạt giống tràn đầy hy vọng đến từ Giáo hội nhưng không chỉ từ cuộc đối thoại với các tôn giáo khác. Đó là một thách thức: khi chúng ta bảo vệ căn tính kitô giáo và công giáo của mình, chúng ta không thể loại trừ việc đồng hành với người khác. Về vấn đề lạm dụng, tôi nói chúng ta là kẻ có tội và Giáo hội rất dễ bị tổn thương. Tôi tin việc nhận ra điểm yếu của mình và thực hiện các biện pháp để khắc phục sai lầm là điều tốt.
Cha có nghĩ kết quả cuối cùng của Thượng hội đồng cũng có thể thay đổi Giáo hội ở Thụy Sĩ không? Và như thế nào?
Nghịch lý thay, ở Thụy Sĩ, vấn đề đồng nghị không phải là một điều hoàn toàn mới: ba thực tại văn hóa và ngôn ngữ trong Giáo hội đã và đang cùng nhau bước đi, và tôi tin họ có thể học cách làm điều đó tốt hơn nữa. Tôi là một Giáo hội. Và Liên bang có truyền thống dân chủ lâu đời và vững chắc. Ở đất nước này, lắng nghe mọi người là điều căn bản. Tôi nói điều này không phải vì Giáo hội có tính dân chủ, trái lại, Giáo hội có tính chất thứ bậc, nhưng vì Giáo hội có xu hướng hướng tới tính đồng nghị ngày càng lớn hơn. Tôi tin một cam kết đã có sẵn trong DNA của Giáo hội Thụy Sĩ.
Tôi xin hỏi cha câu hỏi cuối cùng. Là công dân Malta, ngay cả trước khi trở thành giám mục và hồng y, cha nhìn thế nào về những gì đang xảy ra ở Địa Trung Hải, nơi hàng ngàn người chết trên biển trước sự thờ ơ và không quan tâm của những người lẽ ra phải làm gì đó để cứu họ?
Những gì xảy ra ở Địa Trung Hải thật đáng xấu hổ; xấu hổ khi châu Âu và phần lớn giới chính trị nhắm mắt, đóng lòng trước thảm kịch nhân loại này. Chúng ta, với tư cách là Giáo hội, cũng phải xấu hổ, mặc dù có các linh mục, các cộng đồng giáo xứ chào đón người di cư. Chúng ta phải cố gắng hướng tới sự chung sống giữa con người, giúp đỡ xã hội trong vấn đề này, mở rộng trái tim với những người đang đi trốn với hy vọng có thể sống một cuộc sống tốt hơn và xứng đáng hơn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Hồng y Mario Grech nhấn mạnh động lực truyền giáo của Thượng Hội đồng