Hồng y Cantalamessa chỉ trích ‘sự thao túng’ của truyền thông đại chúng

97

Hồng y Cantalamessa chỉ trích ‘sự thao túng’ của truyền thông đại chúng

cath.ch, I.Media, 2024-03-08

Hồng y Raniero Cantalamessa, giảng thuyết viên Phủ Giáo hoàng trong buổi giảng ngày 8 tháng 3-2024 trước Đức Phanxicô | © Truyền thông Vatican 

Bị suy yếu vì viêm phế quả từ hai tuần nay, ngày thứ sáu 8 tháng 3, Đức Phanxicô đã ngồi ở hàng ghế đầu của Hội trường Phaolô VI để nghe bài giảng Mùa Chay thứ ba của hồng y Raniero Cantalamessa, nhà giảng thuyết ‘chính thức’ của Vatican. Hồng y Cantalamessa trong bộ áo dòng nâu của Dòng Capuxinô nói về những “thao túng” và “những thuyết phục huyền bí” lan truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mỗi thứ sáu Mùa Chay, hồng y đưa ra những suy tư thiêng liêng cho các nhà lãnh đạo Giáo triều Rôma và Đức Phanxicô. Đức Phanxicô ngồi xe lăn đến, ngài chưa dự các buổi suy niệm trước đây. Buổi sáng, với giọng mệt mỏi ngài nói ngắn gọn trước các cha giải tội – ngài không đọc được bài phát biểu, chỉ phát bài phát biểu cho những người tham dự.

Trong bài suy niệm Mùa Chay, hồng y Cantalamessa ghi nhận, nếu ngày nay con người xem thường vai trò của đàn chiên và ý tưởng về đàn chiên – hình ảnh được dùng trong Tin Mừng để nói về các môn đệ của Chúa Giêsu – thì dù sao con người cũng là nạn nhân của sự “bắt chước”của môi trường xung quanh. Sau đó ngài lên án “báo chí, truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông đại chúng” khác, những phương tiện không chỉ “thông báo cho quần chúng” mà còn “đào tạo họ”. 

“Chúng ta hấp thụ những gì họ nói với chúng ta”

Ngài cảnh báo: “Không nhận ra điều này, chúng ta đã để mình bị hướng dẫn một cách ma quái bởi đủ loại thao túng và thuyết phục huyền bí. Chúng ta làm theo, sợ không theo kịp trào lưu, bị quảng cáo chi phối, , bị sao chép. Chúng ta hấp thụ những gì họ nói, chúng ta ăn mặc theo thời trang quy định, chúng ta nói theo những gì chúng ta nghe họ nói.”

Ngài trích lời của bác sĩ tâm thần Carl Jung để nói với các mục tử của Giáo hội công giáo: “Trong một thế giới bị đánh dấu bằng ‘sợ hãi’, chúng ta phải biết những vết thương tâm lý của chính mình để có thể chữa lành vết thương tâm lý của người khác.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch