“Mỗi người đều phải tự hỏi lòng mình, ai đã giết Nahel”

93

“Mỗi người đều phải tự hỏi lòng mình, ai đã giết Nahel”

la-croix.com, Tập thể các chuyên gia trẻ công giáo Anastocation, 2023-07-06

Dựa trên suy niệm Phúc âm, một nhóm các chuyên gia trẻ công giáo Anastocation (1) nghĩ rằng, mọi người nên quay về với câu hỏi trách nhiệm của mình ở đâu trong vụ này, qua các bạo loạn xảy ra ở vùng ngoại ô sau khi cảnh sát bắn chết thanh niên Nahel, 17 tuổi vì không dừng lại để kiểm tra giao thông.

Những người biểu tình mang bích chương viết “Công lý cho Nahel” trong cuộc tuần hành để tưởng nhớ Nahel, 17 tuổi, ngày thứ năm 29 tháng 6 năm 2023 tại Nanterre, ngoại ô Paris. Michel Euler/AP

Chúa Giêsu là người không làm toán giỏi, Ngài liên tục vi phạm luật tỷ lệ và công bằng hình học của người hy lạp: người làm việc giờ thứ mười một cũng được trả lương bằng người làm việc từ sáng sớm, đứa con trai hoang phí được trọng đãi hơn đứa con trung thành ở nhà, người mục tử bỏ cả đàn chiên để đi tìm một con chiên đi lạc. Rồi người phụ nữ  xức chân Chúa Giêsu một “cân cam tùng thơm nguyên chất rất quí giá”. Từ đó, Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta sửa đổi ý thức thông thường về thứ bậc, và qua đó, về công lý, khi Ngài nhấn mạnh đến hai khía cạnh.

Đầu tiên, Ngài nhắc chúng ta tôn vinh số ít: con người được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, do đó mỗi người được kêu gọi đồng trị vì với tất cả người khác để nước Chúa trị đến. Bất cứ một vụ mất mát mạng sống nào cũng là một mất mát không thể nguôi ngoai. Vì thế Ngài kêu gọi chúng ta quyết định và tham gia vào sự tồn tại cuộc sống một cách triệt để. Người đã tìm được viên ngọc quý, họ bán hết những gì họ có để mua viên ngọc này. Những người mà Chúa Giêsu hoàn toàn đứng về phía họ là những người mà mạng sống của họ không có giá trị gì trước mắt quần chúng, những người không phải là “người tốt”. Tất cả những lời Ngài rao giảng đều bắt nguồn từ quan điểm này. 

Không phân cấp giữa các cuộc sống

Vì thế, Chúa Giêsu đứng về phía những người thu thuế và những người nghèo khổ, bệnh tật và dân ngoại. Ngài xem họ là những người đặc biệt tự do, xem trọng các lựa chọn và quyết định của họ. Thần Khí Thiên Chúa (…) sai tôi đem Tin Mừng đến cho người nghèo, loan báo cho kẻ giam cầm họ sẽ được tha, cho người mù biết họ sẽ được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức. Bất cứ khi nào cuộc sống của một con người bị cho là ít giá trị so với cuộc sống khác và thứ bậc giữa các cuộc sống được mặc nhiên thừa nhận, thì đó chính là cốt lõi lời Chúa Kitô, giống như lời hứa Ngài đã thực hiện với nhân loại chúng ta, đã bị coi thường.

Nahel đã bị giết ở tuổi 17 trong một lần kiểm tra giao thông, cảnh sát đã bắn một viên đạn vào ngực, dù khi đó tính mạng của người cảnh sát không gặp nguy hiểm. Tổng thống Pháp luôn bác bỏ khái niệm “cảnh sát bạo lực”, tuy nhiên ông cho rằng hành động của người cảnh sát là “không thể bào chữa” và cũng “không thể giải thích”. Dù câu nói nghe có vẻ khó chịu, hành động này không thể tha thứ, chính xác bởi vì nó có thể giải thích được. Và, thay vì muốn bào chữa cho hành động của người cảnh sát, chúng ta cần phải nói, ông không phải là thủ phạm duy nhất.

Cấm giết người

Bởi vì bóp cò súng, lẽ dĩ nhiên là ngón tay của người cảnh sát và thứ cho phép ngón tay đó bắn là trái tim sắt đá của ông, đã xem đời sống của thiếu niên trẻ này ít quan trọng. Nhưng điều gì đã làm cho trái tim của người cảnh sát chai cứng? Chúa Giêsu đã chỉ dẫn: “Anh em đã nghe lề luật tổ tiên dạy: ‘Chớ giết người, nếu ai phạm tội giết người, thì phải bị xét xử.’ Còn Ta, Ta nói với các ngươi: (…) “Nếu ai xúc phạm anh em mình, người đó sẽ phải ra tòa. Nếu ai gọi anh em mình là người điên, người đó sẽ phải chịu lửa hỏa ngục.”

Như thế Chúa Giêsu triệt để hóa việc cấm giết người: có lời lẽ khinh thường, xúc phạm cũng đã bị lên án phải chết, không phải chỉ tượng trưng. Điều đã giết chết Nahel là toàn bộ cấu trúc xã hội đã làm cho một số người trở nên không xứng đáng, bị xúc phạm, bị khinh bỉ và “có hại”, cuộc sống của “đám người man rợ” (Thông cáo báo chí của cảnh sát Liên minh và Uns-police ngày 30 tháng 6) – và vì thế họ cho phép bạo lực chống lại. Đó là cái nhìn xã hội khi đối diện với một thanh niên nghèo từ vùng ngoại ô, người ả rập hoặc người da đen, nhìn thấy hiện tượng phụ của một vấn đề chứ không phải một cuộc sống đầy đủ, phức tạp và tự do. 

Một cái nhìn hủy diệt

Tuy nhiên, cái nhìn hủy diệt này ngày càng được giới ưu tú và các tổ chức khoan dung, họ thấy có “những lý do chính đáng”: phạm pháp gia tăng, bạo lực gia tăng dưới tác động của mạng xã hội, tức giận vì bị tấn công khủng bố. Để chống lại điều này, các lý do khác có thể và phải được đưa ra, chẳng hạn các hiệp hội cảnh sát giám sát bộ Nội vụ, không thể nêu tên phân biệt chủng tộc trong các diễn từ công khai và do đó, đo phạm vi của nó và xử phạt nó, sự suy yếu của Nhà nước xã hội.

Nhưng thực chất, dù những lời giải thích này mang tính quyết định, nhưng có lẽ chúng không phải là điều mà cơ bản Chúa Giêsu quan tâm. Trong các sách Phúc âm, Ngài không tập trung vào những gì đã loại trừ những người bị gạt ra, mà tập trung vào những lý do làm cho họ không được ưa chuộng. Ngài ở bên cạnh họ không điều kiện. Sự lựa chọn cục bộ, không thể lay chuyển này là sự lựa chọn cho sự bình đẳng của cuộc sống cũng được kêu gọi để xây dựng Nước Chúa. Nhưng vẫn còn quá nhiều biện pháp trong phân tích này. Thật vậy, vì Chúa Giêsu đề cao đời sống của những người nghèo nhất: “Những người đầu tiên sẽ là người cuối cùng, và những người cuối cùng sẽ là người đầu tiên.” Luật chóng mặt này có lẽ là luật hiến pháp của Nước Chúa. 

Một câu hỏi cho mỗi chúng ta

Như thế, ngày nay không có vấn đề lượng định với tín hữu kitô, không có vấn đề đóng vai một thẩm phán công bằng. Chúa Giêsu không thích lượng định. Ngày nay, đó là sự tức giận, một biểu hiện của lòng trắc ẩn đối với một cuộc sống bị xé toạc khỏi thế giới và sự tự do của nó, có lẽ đó là thái độ kitô giáo thực sự duy nhất – và có lẽ nó nên được phép tuôn trào như thế. Nhưng, trong cùng một cử chỉ, người kitô hữu phải đáp lại lệnh Chúa Giêsu nói với những người Pharisêu đòi ném đá người đàn bà ngoại tình: “Ai trong các ông sạch tội, thì hãy ném đá trước.” Chúa Giêsu xét xử các thẩm phán, trả lại lời buộc tội cho những người buộc tội, biến mọi diễn từ luân lý thành một tấm gương mà Ngài nêu lên cho chúng ta xem. Tuy nhiên, nếu chính cái nhìn của xã hội đã phán xét Nahel chứ không chỉ bàn tay của người cảnh sát, thì mọi người phải xét mình, để chuyển hóa tâm hồn mình, điều gì đã giết Nahel hoặc đã không ngăn cản cái chết của anh – đã không kiên quyết đứng về phía người mà Chúa Giêsu đứng cùng. “Phúc cho anh em là những người nghèo khó, vì Nước Trời là của anh em.”

  1. Étienne Ambroselli, luật sư, Guillaume Dezaunay, giáo sư triết học, Sonia Roche, luật gia và Anne Waeles giáo sư triết học.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch