Mối quan tâm của Đức Phanxicô đối với thế giới rạn nứt
Đức Phanxicô đọc bài diễn văn bế mạc Diễn đàn về Hòa bình ngày thứ sáu 4 tháng 11 tại Bahrain.
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, Awali, Bahrain, 2022-11-04
Trong buổi bế mạc Diễn đàn Liên tôn vì Hòa bình được tổ chức tại Bahrain ngày thứ sáu 4 tháng 11, Đức Phanxicô lo ngại cho tình trạng thế giới bị đặt trong “thế cân bằng mong manh”. Ngài công kích các “cường quốc và chủ nghĩa đế quốc” trong một ám chỉ về cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Một giáo hoàng cực kỳ lo lắng khi lên tiếng ở Quảng trường Al-Fida, Awali ngày thứ sáu khi ngài chuẩn bị đọc bài diễn văn bế mạc Diễn đàn về Hòa bình do Vương quốc Bahrain tổ chức. Ngài đã mạnh mẽ tố cáo sự chia rẽ ngày càng sâu sắc của thế giới.
Đức Phanxicô chống những người vĩ đại của trái đất, họ đùa với lửa, họ có hành vi trẻ con
Ngài lo lắng trước 1.200 người tham dự Diễn đàn: “Phương Đông và phương Tây ngày càng giống như hai đại dương đối nhau”, ý ngài muốn nói đến tên quốc gia Bahrain có biệt danh là “đất nước của hai biển”. Ngài báo động, nhân loại ngày nay nhiều chia rẽ hơn là đoàn kết, đã phải đứng trước những cơn gió chiến tranh và những làn sóng dữ dội tàn phá hơn bao giờ hết, có nguy cơ cuốn tất cả mọi người”, ngài đọc bài diễn văn không xa cung điện hoàng gia, trên bục trải thảm đỏ giữa sa mạc.
Khi đến diễn đàn hòa bình liên tôn, Đức Phanxicô được nhà vua Bahrain đón, hai máy bay trực thăng bay trên không trung.
Il Papa arriva per la cerimonia conclusiva del Forum per il dialogo e la coesistenza #PapainBarhein pic.twitter.com/jgVF5GnOLX
— Andrea Tornielli (@Tornielli) November 4, 2022
Ngài kêu gọi mở các cuộc đàm phán hòa bình nghiêm túc để cuộc chiến ở Ukraine có thể kết thúc. Ngài liên kết bối cảnh địa chính trị hiện tại với hai thế chiến và chiến tranh lạnh. Ngài phân tích: “Chúng ta vẫn đang ở rìa của một cân bằng mong manh và chúng ta không muốn bị chìm xuống. Những người có quyền lực chỉ muốn đấu tranh vì lợi ích của đảng phái hơn là giải quyết cuộc khủng hoảng sinh thái nghiêm trọng và đại dịch lương thực đang xảy ra.”
Bài diễn văn sốc của Đức Phanxicô ở Bahrain: nhân quyền, án tử hình, số phận của người lao động
Ngài nói tiếp: “Chúng ta như đang chứng kiến một kịch bản trẻ thơ đáng kinh ngạc: trong khu vườn nhân loại, thay vì chăm sóc toàn bộ, chúng ta chơi với lửa, với tên lửa và bom, với vũ khí tạo ra nước mắt và chết chóc, bao trùm ngôi nhà chung trong tro tàn và hận thù”. Thế giới này chia thành nhiều khối, ngài nhắc lại như điều ngài đã nói ở Kazakhstan vào tháng 9, điều ngài lo sợ hơn bất cứ điều gì, ngài sợ một hình thức chiến tranh lạnh sẽ chia cắt vĩnh viễn thế giới thành hai phe đối nghịch. Đặc biệt là kể từ khi có “những cuộc cãi vã giữa Đông và Tây, kèm theo đó là khoảng cách gia tăng liên tục và đáng kể giữa Bắc và Nam”.
Phân biệt “thiện ác” của thế giới
Theo ngài, sự rạn nứt đúp này chỉ nặng thêm khi chúng ta không lắng nghe tiếng kêu của những người bình thường, khi chúng ta không ra khỏi ‘phân biệt thiện ác’ của thế giới, một cái nhìn chuyên chế, đế quốc, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy.
Trong một số trường hợp kể từ khi bắt đầu chiến tranh, ngài luôn ngầm ám chỉ đến chủ nghĩa đế quốc Nga. Tương tự như vậy, ngài luôn phản đối việc phân biệt “thiện ác” trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, đến mức đã làm tổn thương Ukraine, một số người cáo buộc ngài thân Putin.
Vatican xem thương thuyết là cách duy nhất để thoát khỏi chiến tranh. Hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin nói với các nhà báo một vài phút trước bài phát biểu của Đức Phanxicô: “Không có thương thuyết, chúng ta không ra khỏi cuộc chiến này được.” Nhân tiện hồng y cho biết, trong những ngày gần đây đã có một số dấu hiệu tích cực nhỏ từ Matxcova, đang đi theo chiều hướng tốt.
Trước các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị từ khắp nơi trên thế giới về họp, các đại diện của phái sunni và chiit, thượng giáo sĩ , Ahmed Al Tayeb của Học viện Hồi giáo Al-Azhar, đại diện của tòa thượng phụ Matxcova đảm nhiệm về quan hệ với người hồi giáo, Đức Phanxicô nhắc lại cái nhìn của ngài, theo đó bất kỳ “người tu hành” nào cũng chỉ có thể là “người của hòa bình”.
Ngài khẳng định: “Người tôn giáo, con người của hòa bình là người phản đối cuộc chạy đua vũ trang, phản đối chiến tranh, một thị trường chết chóc.” Nhưng từ đầu cuộc chiến Ukraine tháng hai, thượng phụ Kyrill của Matxcova luôn ủng hộ các lực lượng Nga.
Đức Phanxicô viết trên sổ vàng của Diễn đàn Hòa bình
Từ Vương quốc Bahrain, vùng đất của hai biển. Tôi cầu nguyện với Đấng Tối cao, từ biển cả hỗn loạn của những vụ xung đột giữa con người sẽ ngự trị trên đó hòa bình và cùng sống chung.
Cái nhìn của ngài về tôn giáo cũng nhắm đến những người ủng hộ ý thức hệ của chủ nghĩa khủng bố. Ngài nhấn mạnh: “Cần phải ngăn chận sự hỗ trợ cho các phong trào khủng bố qua việc cung cấp tiền bạc, vũ khí, kế hoạch hoặc biện minh, cũng như qua các phương tiện truyền thông đưa tin và phải xem tất cả những điều này là tội ác quốc tế đe dọa an ninh và hòa bình toàn cầu. Sự khủng bố dưới mọi hình thức và biểu hiện của nó phải bị lên án.” Một lưu ý không thể không được chú ý ở khu vực tài trợ cho các tổ chức khủng bố Daesh, Al-Qaida và các tổ chức khác thường xuyên bị lên án thường xuyên bị cắt ra.
“Nói không với việc báng bổ chiến tranh”
Ngài nói tiếp, người tu hành phải nói không với việc báng bổ chiến tranh và dùng bạo lực. Kể từ cuối tháng 2, Đức Phanxicô và những người thân cận ngài trong riêng tư đã bị tác động qua cách thượng phụ Kyrill của Matxcova ra mặt ủng hộ chiến tranh do Vladimir Putin khởi xướng. Theo ngài, người tu hành thực sự phải là người xây dựng hòa bình, nhà tiên tri của sự chung sống chứ không phải làm phép cho vũ khí của những người ra trận.
Một nguyên tắc ngài áp dụng cho thượng phụ Kyrill và cho cả chính ngài. Đó là lý do vì sao kể từ đầu cuộc xung đột, ngài luôn từ chối tư cách là tuyên úy của một người phương Tây chống Nga. Ngài nói với các nhà tôn giáo có mặt: “Chúng ta có một vai trò cụ thể để hành động.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô ở Bahrain, giữa sự mở ra giữa các tôn giáo và các căng thẳng trong nội bộ hồi giáo