Một số suy nghĩ về sự chi phối qua vụ giám mục Santier

117

Một số suy nghĩ về sự chi phối qua vụ giám mục Santier

Sau vụ cựu giám mục Michel Santier, giáo phận Créteil, nữ tu Dòng Đa Minh, bác sĩ làm việc trong nhà tù, thần học gia Anne Lécu nhìn lại các cơ chế và hậu quả của những vụ tai tiếng ảnh hưởng đến Giáo hội.

lavie.fr, nữ tu Anne Lécu, 2022-10-28

 

 

 

 

 

 

 

 

Nữ tu Anne Lécu là bác sĩ làm việc trong nhà tù. Quyển sách mới nhất của sơ Để anh chị em sinh hoa kết quả (Afin que vous donniez du fruit, nxb. Du Cerf)  HANNAH ASSOULINE / OPALE. PHOTO

Triết gia do thái Hannah Arendt viết trong quyển Hệ thống Toàn trị: “Điều mà dư luận quần chúng và những người bình thường từ chối tin, đó là tất cả đều có thể xảy ra.” Lỗi đầu tiên của các giám mục trong “vụ Santier” (dù báo cáo Ciase đã được công bố, nhưng nếu họ đã đọc toàn bộ – điều mà chúng ta mong) là lỗi khinh suất, thậm chí là thư thái dẫn họ đến việc tin vào giám mục Santier khi ông đảm bảo không có nạn nhân nào khác, và do đó phải giữ im lặng. Giám mục Dominique Lebrun viết trong thông cáo báo chí ngày 20 tháng 10 năm 2022: “Những sự việc không thể tưởng tượng được.”

Bác sĩ tâm thần Thierry Baubet tham dự vào công việc của ủy ban Ciase trả lời trên Twitter, ông ngạc nhiên: “Làm thế nào, một năm sau báo cáo Ciase, chúng ta lại có thể nói một ‘sự thật không thể tưởng tượng được’? Những sự việc này đã được suy nghĩ, mô tả, nghiên cứu các cơ chế dẫn đến sự duy trì và vô hình hóa của chúng đã được mổ xẻ.”

Đừng ấu trĩ hóa giáo dân

Một hình thức khinh suất khác cho thấy khi giám mục Pierre d’Ornellas trả lời trên Vatican News ngày 21 tháng 10 năm 2022: “Làm thế nào để nói lên sự thật, đi kèm với lời sự thật này để những người bị tổn thương bởi sự thật nhận được lời giúp họ tiến tới đằng trước?” Hiểu gì đây? Hiểu rằng giáo dân sẽ không thể mang gánh nặng lỗi lầm của một trong số các mục tử của họ là cách ấu trĩ hóa giáo dân một cách lạ lùng. Từ nhiều tháng nay, giáo dân mang gánh nặng này, và nạn nhân còn mang nặng hơn.

Vụ giám mục Santier: “Giám mục chúng tôi cần những cái nhìn có hiệu năng để khuyến khích chúng tôi, ảnh hưởng đến chúng tôi, sửa chữa chúng tôi”

Khi Thánh Phaolô viết cho tín hữu Rôma: “Bổn phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những người yếu đuối, không có đức tin vững mạnh, chứ không phải chiều theo sở thích của mình.” (Rm 15: 1), ai là người mạnh, ai là người yếu? Đọc những phản ứng can đảm của các nhân chứng và giáo dân giận dữ, trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ, chính giáo dân và trong tâm hồn họ, những người bị bầm dập nhất phải gánh chịu sự yếu đuối của các mục tử của họ.

Những suy nghĩ mới về vụ giám mục Santier…

Và còn chuyện thư thái, giao cho một người làm tuyên úy một cộng đoàn, một người vừa bị phạt, mà không báo trước cho cộng đoàn về sự thật nghiêm trọng này, không nghĩ có thể có một nữ tu hay một người khác mà với họ sẽ xảy ra chuyện không thể tưởng tượng, chuyện không thể xảy ra, ngắn gọn không cho họ có một chọn lựa, một chọn lựa trưởng thành và tự nguyện, được mọi người thảo luận sao?

Hiểu và giữa nỗi sợ hãi

Một số người ngạc nhiên khi hai người báo động đầu tiên đã không phản ứng khi Michel Santier thành giám mục. Đó là lỗi thứ hai khi hiểu sai điểm này, điều gì tạo ra sự chi phối, do quyến rũ và thao túng. Khi một người quyết định báo cáo tội ác của một người có ánh hào quang gây ra cho họ, họ cần rất nhiều can đảm để đối diện với nỗi sợ. Vì đó là điều quyết định để họ lên tiếng hay im lặng, sợ hãi, vẫn còn đó sau ba mươi năm. Dĩ nhiên cần phải sống với nó để hiểu và để chấp nhận.  Nhưng sợ điều gì? Sợ không được tin. Sợ tạo sóng thần trong giới truyền thông. Sợ làm hư hình ảnh được mọi người tôn kính. Sợ hậu quả, sợ mất việc, sợ cho gia đình.

Nỗi sợ hãi này được mô tả rất rõ trong luật hình sự và đặc trưng cho “sự lạm dụng gian dối trước tình trạng yếu đuối của những người bị đặt trong tình trạng lệ thuộc”. Trong điều hai 223-15-2 nhắm cụ thể đến thực tế “người lãnh đạo sự việc hay quyền của nhóm theo đuổi các hoạt động có mục đích hoặc tác dụng là tạo ra, duy trì hoặc khai thác sự lệ thuộc tâm lý hoặc thể chất của những người tham dự vào các hoạt động này…”. Trải nghiệm và lắng nghe những người đã chịu đựng cho thấy tính dễ bị tổn thương không phải là điều kiện tiên quyết đưa đến việc chi phối nhưng là hệ quả của nó.

Vụ giám mục Santier: các giám mục Pháp công nhận những tiến bộ cần làm để minh bạch

Việc thoát y một người trong bí tích hòa giải cho thấy tính dễ bị tổn thương là vô cùng lớn, là mô hình của một hoạt động “tạo ra và khai thác sự lệ thuộc về tâm lý và thể lý“ của một người. Chi phối tự nó (chưa nói đến tấn công tình dục) ít nhất là một tội ác, và không chỉ là một lạm dụng thiêng liêng. Chi phối tạo nên nỗi sợ này, thiết đặt nó. Ba mươi năm sau, những người phải chịu đựng nó vẫn còn khóc.

Chỉ có lời chân thật, táo bạo, dũng cảm, nói thẳng mới có thể đi ra khỏi tình trạng khống chế này. Điều bất hạnh, cho đến ngày nay, với những gì được tiết lộ nhỏ giọt trong những vụ tai tiếng lớn này đã làm im bặt mọi lời nói uy tín, và từ đó là im bặt lời Tin Mừng của các mục tử có nhiệm vụ phải làm. Một nổi buồn vô hạn.

Một kỷ luật giáo hội với hình dạng biến đổi bất thường

Cuối cùng, không còn có thể tồn tại một kỷ luật Giáo hội với kiểu thay đổi tùy theo đó là giáo sĩ phạm pháp hay giáo dân ly dị. Trên báo La Croix ngày 24 tháng 10, giám mục Pascal Wintzer đã nói lên điều này: “Ngay khi một linh mục bị kết tội  hoặc phạm tội tấn công tình dục đã thụ án, thì họ không còn là mối nguy hiểm, không cất chức thánh của họ, thì giáo dân cũng không thể chịu đựng được khi thấy họ dâng thánh lễ. Không thể sang trang, đối với các nạn nhân thì không thể, bạo lực họ đã phải chịu, đã hành hạ họ không ngừng.”

Người này đã phạm tội ác, không những không bị xa bàn thánh thể mà đôi khi còn dâng thánh lễ; người kia buộc không được rước lễ, vì họ đã làm lại cuộc đời sau khi hôn nhân lần đầu thất bại, điều này không phải là tội ác cũng không phải là vi phạm. Đây là vấn đề thần học nghiêm trọng không thể giải quyết trong một vài dòng. Và cũng không còn có thể có tiếng nói có thẩm quyền với bất kỳ vấn đề nào, huống chi là về đạo đức tình dục, có lẽ phải còn trong nhiều năm nữa.

Ở Versailles, các lệnh trừng phạt liên quan đến một linh mục nghỉ hưu được tiết lộ ở linh mục đoàn… sau khi linh mục này qua đời

Không thể không nghe không nghe lệnh của Thánh Phaolô nói với các tín hữu Cô-rinh-tô phải biết phân định cơ thể: “Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.” (1 Cr 11: 27-29).

Và đó là điều phải “phân định cơ thể.” Nhiệm thể của Chúa cũng là thân thể mà Ngài đã chọn để cư ngụ, là thân thể con người, bị phàm tục trong các vụ lạm dụng, và thân thể của giáo hội, bị xé nát vì các vụ tai tiếng đã làm cho lời thẩm quyền không còn uy tín, không còn ai muốn nghe, và vì thế không thể nghe được Tin Mừng: sự gần gũi của Chúa với mỗi người. Nhiệm thể của Chúa hiện diện trên bàn thờ, là một nhiệm thể tan nát, và đó là điều chúng ta cử hành. Vào tay chúng ta, nhiệm thể như bị khâu lại, đứng vững trong Ngài nhờ hiệp thông. Nhưng những vụ tai tiếng đã làm một số người giữ đạo nhất xa Chúa. Chúng ta, những người chậm hiểu (kể cả tôi), chúng ta sẽ phải giải thích cho sự ra đi âm thầm của họ, cho sự hiệp thông phá toang và toang hoác này, đã làm cho những người tuyệt vọng phải ra đi.

Điều 223-15-2 của bộ luật hình sự

Hình phạt ba năm tù và 375 000 âu kim cho các vụ lạm dụng gian dối về tình trạng thiếu hiểu biết hoặc tình trạng yếu ớt của trẻ vị thành niên hoặc của một người đặc biệt dễ bị tổn thương do tuổi tác, bệnh tật, khuyết tật, thiểu năng thể chất, thiểu năng tinh thần hoặc đang mang thai, khi đương sự vi phạm biết rõ tình trạng của một người ở trong tình trạng lệ thuộc tâm lý, thể lý do áp lực nặng, lặp đi lặp lại, hoặc những kỹ thuật làm suy yếu khả năng phán xét, để thực hiện một hành động hoặc không can thiệp có hại nghiêm trọng trẻ vị thành niên hoặc cho người dễ bị tổn thương.

Khi hành vi phạm tội được thực hiện bởi người lãnh đạo hoặc của một nhóm theo đuổi các hoạt động có mục đích hoặc tác động là tạo ra, duy trì, lợi dụng sự lệ thuộc về tâm lý hoặc thể lý của những người vi phạm các hoạt động này, hình phạt sẽ tăng lên năm năm tù và phạt 750.000 âu kim.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Lạm dụng trong Giáo hội: nhiều cuộc tập họp của người công giáo đã được công bố vào cuối tuần này tại Pháp