Rishi Sunak hay đức tin không mặc cảm của một thủ tướng Anh theo đạo ấn giáo hinđu

111
Rishi Sunak hay đức tin không mặc cảm của một thủ tướng Anh theo đạo ấn giáo hinđu
la-croix.com, Malo Tresca, 2022-10-26
Tân thủ tướng Anh, Rishi Sunak, là người theo ấn giáo hinđu đầu tiên đảm nhận chức vụ này. Trong cường quốc thuộc địa trước đây, người được xem là có đức tin “kiên trì” không bao giờ che giấu đức tin của mình, ông nói ông có được sức mạnh là nhờ đức tin này.
Ngày thông báo ông ở chức vụ thủ tướng ở trụ sở số 10 phố Downing là ngày thứ hai 24 tháng 10, ngày bắt đầu “lễ hội ánh sáng Divali” rất biểu tượng, kỷ niệm chiến thắng của điều thiện trước cái ác trong lịch hinđu. Một điều mà báo chí Anh đặc biệt nêu lên, xem đó như “dấu hiệu của một định mệnh”, như một nháy mắt nhìn đến đức tin cá nhân của Rishi Sunak. Ở tuổi 42, ông là chính trị gia bảo thủ người Anh gốc Ấn và… theo đạo hinđu được bầu vào chức vụ thủ tướng.
Ông chưa bao giờ giữ bí mật tôn giáo của mình, ông thường ám chỉ qua các lời tuyên bố nơi công cộng. Ông sinh năm 1980 ở Southampton, miền Nam nước Anh, năm 2015, ông trả lời trên báo Indian Daily Business Standard: “ ‘Người Anh Ấn độ’, đó là ô tôi đánh vào khi kiểm tra dân số. Tôi là người Anh hoàn toàn, Vương quốc Anh là đất nước của tôi, nhưng di sản văn hóa và tôn giáo của tôi là Ấn độ. Vợ tôi là người Ấn độ. Tôi không giấu giếm tôi theo đạo hinđu.”
“Bhagavad Gita”
Sau cuộc bầu cử vào Quốc hội cùng năm đó, người con trai cả của người nhập cư Ấn Độ – ông bà của ông người gốc tỉnh Punjab đã đi Đông Phi thuộc Anh trong những năm 1960 – vì thế ông đã tuyên thệ trên quyển Bhagavad Gita. Quyển này là phần trọng tâm của sử thi tiếng Phạn Mahâbhârata, được xem là bài thơ dài nhất – dài bốn lần hơn Kinh thánh – được sáng tác trong lịch sử nhân loại.
Cựu giám đốc ngân hàng thương mại kết hôn với một nữ thừa kế giàu có – tài sản của hai người ước tính hơn 800 triệu âu kim, ông được xem là người giữ đạo “kiên trì”. Năm 2020, khi ông là chưởng ấn của Exchequer trong chính phủ Boris Johnson, người ta nhìn thấy ông thắp nến trong lễ ánh sáng Divali, tại dinh thự chính thức của ông ở số 11 phố Downing – chỉ cách một đoạn ngắn với dinh thủ tướng 10 phố Downing. Đầu năm 2022, ông nói với nhật báo Times: “Tôi rất tự hào về giây phút đó, khi có thể làm được điều này trên những bậc thang của phố Downing. Đức tin cho tôi sức mạnh, cho tôi mục đích. Đức tin là một phần con người của tôi.”
Một đối thoại liên tôn rất đa dạng
Ngoài những gì câu chuyện gia đình của ông nói lên, Rishi Sunak có quan điểm cứng rắn về vấn đề nhập cư. Đặc biệt, ông dự định tiếp tục chính sách trao trả người di cư bất hợp pháp trở lại Rwanda – do Boris Johnson đưa ra vào tháng 5 vừa qua – và hứa sẽ thắt chặt hơn nữa tình trạng của người xin tị nạn, trong một xã hội đa sắc tộc và đa tín ngưỡng sinh động bởi một đối thoại liên tôn rất đa dạng.” Bà Samata Opatha, 30 tuổi, người theo đạo hinđu sinh ra ở Vương quốc Anh và cư trú ở London, cha mẹ bà ở ngoại ô sang trọng ở London từ giữa những năm 1980, bà giải thích trên báo La Croix: “Dù có thể có một số căng thẳng giữa các truyền thống khác nhau, đạo hinđu thường hoạt động tốt, giữa các nhóm người theo kitô giáo, theo đạo sikh, theo đạo hồi, từ hai hoặc ba thế hệ này, đạo hinđu thường được thành lập vào số ba đạo trên.” Bà nói tiếp: “Việc ông Rishi Sunak có thể đảm nhận chức vụ này cho thấy đây là một tín hiệu tích cực, giúp bình thường hóa chỗ đứng của những người có nguồn gốc và tôn giáo khác với những người kitô giáo da trắng ở đây. Trong cộng đồng đạo hinđu chúng tôi, chúng tôi rất tự hào! Theo tôi, đây là dấu hiệu cho thấy chiến dịch chống lại sự phân biệt đối xử đã có tác dụng. Thật khó để tưởng tượng chuyện này lại có thể xảy ra ở một thế hệ sớm hơn.”
“Nhịp cầu sống”
Khi việc bổ nhiệm ông Rishi Sunak được công bố, các phản ứng chính trị tăng rất nhiều để chào mừng tiến trình của ông. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gởi thông điệp cá nhân đến tân chính phủ, ông không quên đề cập đến ngày lễ tôn giáo: “Lời chúc mừng nồng nhiệt nhất của tôi cho Rishi Sunak. (…) Tôi đặc biệt mừng lễ hội ánh sáng Divali, ‘nhịp cầu sống’ của người Anh Ấn độ khi chúng ta biến đổi mối quan hệ lịch sử của mình thành mối quan hệ đối tác hiện đại.”
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Thủ tướng Rishi Sunak là Thủ tướng đầu tiên không kitô giáo trong lịch sử nước Anh