Theo tổng thống Emmanuel Macron, các tôn giáo có “nghĩa vụ kháng cự”
la-croix.com, Corinne Laurent và Loup Besmond de Senneville, Rôma, 2022-10-23
Trong chuyến đi Rôma dự đại hội thường niên của cộng đồng Sant’Egidio về hòa bình ngày chúa nhật 23 tháng 10-2022, tổng thống Pháp khẳng định các tôn giáo không bao giờ được “ủng hộ các dự án chính trị” có xu hướng “phủ nhận phẩm giá của cá nhân”. Ông lên án mạnh mẽ Giáo hội chính thống Nga.
Đại hội thường niên của cộng đồng Sant’Egidio về hòa bình ngày chúa nhật 23 tháng 10-2022
Trước sự hiện diện của 2000 người tham dự đại hội, ông tuyên bố: “Tôi lo lắng khi đứng trước quý vị.” Đối diện với những lời “hiếu chiến”, những “chua cay” của các dân tộc và men chiến tranh ở Âu châu, tổng thống Pháp đã nói rất lâu về vai trò của các tôn giáo trong việc kiến tạo hòa bình.
Tổng thống Emmanuel Macron được nhìn thấy ở Vatican như thế nào
Tổng thống Macron hỏi: “Các tôn giáo có thể làm được gì?”, ý thức các bài diễn văn chính trị thường “không đáng tin” và cần sự chẩn đoán và hỗ trợ của tôn giáo. Ông nói trước đại hội gồm các nhà ngoại giao, các nhà lãnh đạo các hiệp hội dấn thân cho hòa bình: “Các nhà lãnh đạo tôn giáo có một vai trò thiết yếu. Họ đóng góp vào cấu trúc xã hội chúng ta, vào mối quan hệ giữa các cá nhân và mang đến một mối quan hệ lâu dài.”
Giáo hội chính thống Nga “bị quyền lực Nga thao túng”
Tổng thống Macron nhấn mạnh: “Vai trò của quý vị rất cao quý,” ông nói đến “ơn khôn ngoan, dấn thân và tự do.” Nhưng ông cũng dựa trên ý tưởng của một “nghĩa vụ phản kháng của các tôn giáo”. Về vấn đề này, tổng thống Pháp không nể nang Giáo hội chính thống Nga, mà nhân vật số hai, giáo chủ Antoine có mặt ở hàng đầu của hội trường: ông cho rằng “quyền lực Nga đã thao túng Giáo hội”.
Tổng thống Macron nhấn mạnh: “Sự kháng cự chính xác không bao giờ biện minh, không ở trong bẫy hoặc ủng hộ các dự án chính trị có xu hướng nô lệ hóa hoặc phủ nhận phẩm giá của mỗi cá nhân.”
Giáo chủ Antoine, Giáo hội chính thống Nga đến dự đại hội
Bản chất “bản thể học” của hòa bình
Theo tổng thống Macron, các tôn giáo phải “bảo vệ phẩm giá của mọi người, không bao giờ nhượng bộ trước xung năng thuần khiết, bảo vệ sự tôn trọng” và “chăm sóc những người mong manh nhất”. Bốn năm sau bài phát biểu ở Viện Bernardins, tổng thống cho rằng “các tôn giáo có một thông điệp về tính phổ quát cần bảo vệ” bằng cách chiến đấu “chống lại sự rạn nứt của thế giới” và vây dồn “nơi nào có sỉ nhục và nguồn gốc của phẫn uất”, những mầm mống chuẩn bị cuộc chiến ngày mai.
Cùng với Hồng y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, Giáo sĩ Pháp Haïm Korsia và Tổng thư ký Liên đoàn Thế giới Hồi giáo, Mohammad Al-Issa, tổng thống Pháp đi vào những suy nghĩ cân nhắc triết học về bản chất “bản thể học” của hòa bình. Ông nói: “Hòa bình là không thuần khiết, một cách sâu đậm, một cách bản thể học. Bởi vì hòa bình chấp nhận một loạt những mất cân bằng (…), vì hòa bình có thể làm cho sự cùng tồn tại với một người khác ngoài tôi.”
Đó cũng là quyển sách về hòa bình, “Dự án Hòa bình vĩnh viễn” (Projet de paix perpétuel) của triết gia Emmanuel Kant xuất bản năm 1795, mà tổng thống Pháp dự định sẽ tặng Đức Phanxicô khi ông gặp ngài ngày thứ hai 24 tháng 10.
“Cần có một sáng kiến hòa bình”
Trước đó một lúc, ông Andrea Riccardi, nhà sáng lập cộng đồng Sant’Egidio nói với các nhà báo: “Tổng thống Emmanuel Macron là người bạn tiêu biểu của một người nhạy cảm với chiều kích của tôn giáo và thiêng liêng.”
Ông Riccardi là cựu bộ trưởng Ý, ông bảo vệ một “sáng kiến hòa bình châu Âu” mà theo ông tổng thống Pháp có thể thực hiện. Ông cảnh báo: “Cần có một sáng kiến hòa bình, chúng ta đang chìm trong giấc ngủ”, ông kêu gọi “ngừng bắn” để “tiết kiệm máu”. Ông nói thêm: “Tất cả chúng ta đều kết nối với nhau, tất cả chúng ta đều ở trên một con thuyền. Hãy nghĩ đến cuộc khủng hoảng lương thực: nạn đói trở lại, nạn khốn cùng cũng trở lại.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Tổng thống Emmanuel Macron và cộng đồng Sant’Egidio, câu chuyện của một sức hấp dẫn qua về
Tổng thống Emmanuel Macron đọc diễn văn khai mạc ngày chúa nhật 23 tháng 10 tại Cung điện Nuvola.
🔴 « Que peuvent les religions ? Je pense qu'elles peuvent beaucoup et que les politiques que nous sommes en ont besoin.» @EmmanuelMacron
👉 La rencontre de prière pour la paix "Le Cri de la Paix" de @SantEgidioFr : https://t.co/T3u6kGaK3B pic.twitter.com/wxl08rNYiE
— KTOTV (@KTOTV) October 23, 2022