Ngày năm triệu tín hữu Nga được trả lại tự do tôn giáo
Giáo dân Romania cầu nguyện ngày chúa nhật Lễ Lá tại nhà thờ công giáo-hy lạp ở làng Sisesti, cách Bucharest 620 cây số về phía bắc, 20 tháng 4 năm 2008. © DANIEL MIHAILESCU / AFP
fr.aleteia.org, Denis Lensel, đăng ng 29-11-2019, cập nhật ngày 31-8-2022
Trong số các thành quả trước mắt của cuộc gặp lịch sử giữa Đức Gioan-Phaolô II và tổng thống Gorbachev (1931-2022) ngày 1 tháng 12 năm 1989 có việc Giáo hội công giáo Thống nhất Matxcova được trả lại tự do tôn giáo.
Khi Mikhail Gorbachev cam kết với Đức Gioan-Phaolô II để khôi phục quyền công dân cho Giáo hội công giáo hy-lạp của miền Tây Ukraine, trong cuộc họp tại Rôma ngày 1 tháng 12 năm 1989, ông đã trả tự do cho 5 triệu giáo dân đã bị buộc phải lẩn trốn trong gần nửa thế kỷ.
Những người công giáo theo nghi thức byzantine-slavic là giáo dân trung thành của Giáo hội thống nhất của Liên minh Brest-Litovsk năm 1596, gồm ba giáo phận Lviv, Ivano-Frankivsk và Ternopil trung thành với giáo hoàng: các giám mục này quyết định quay về với Rôma, dưới ảnh hưởng của các giám mục Ba Lan có mặt trên đất của họ, để bảo vệ họ khỏi quyền thống trị của Nga hoàng. Sinh từ liên minh tôn giáo và ngoại giao này, Giáo hội công giáo hy-lạp Ukraine phương Tây đôi khi còn được gọi là “Giáo hội thống nhất” vì giữ được truyền thống chính thống giáo theo nghi thức byzantin của họ. Họ tiếp tục phong chức linh mục cho các ông đã có gia đình, nhưng chấp nhận thần học của Giáo hội công giáo họ dự vào. Những người công giáo hy-lạp khác tụ họp về Rôma năm 1646 ở Sub-Carpathian Ukraine, gần Slovakia và Hungary của Liên minh Ouzhhorod: trong thế kỷ 20, họ cũng chịu chung số phận như những Giáo hội thống nhất khác.
Một thượng hội đồng giả
Năm 1920, bắt nguồn từ Đế chế Áo-Hung, hầu hết các giáo xứ công giáo hy-lạp nhập vào Ba Lan trải rộng về phía Đông. Nhưng năm 1939, sau khi Ba Lan bị Matxcova và Berlin chia nhau, họ bị xô-viết hóa ở vùng Ukraine mở rộng sang phương Tây. Tháng 3 năm 1945, Stalin quyết định “tách Giáo hội công giáo hy-lạp ở Liên Xô ra khỏi Vatican và hội nhập họ vào Giáo hội chính thống Nga”. Chính quyền Liên xô tổ chức một thượng hội đồng giả tại Lviv tháng 3 năm 1946: sau đó trên các áp phích, họ chứng minh “quyết định thanh lý Liên bang Brest năm 1596, đoạn tuyệt với Rôma và về với Giáo hội chính thống tổ tiên chúng ta”.
Tổng giám mục Metropolitan của Lviv Yosyf Slipyi và các giám mục bị bắt đêm 11-12 tháng 4 năm 1945. Cùng với nhiều linh mục và giáo sĩ họ bị kết án từ 4 đến 25 năm tại Gulag vì “phản quốc, có những hoạt động chống xô viết, chống cách mạng”. 700.000 người bị đày đi Siberia hoặc Kazakhstan.
Giáo hội của những hầm mộ
Năm 1947, tại Transcarpathia, giám mục Teodor Romja, 36 tuổi, đã phải nằm trên giường bệnh sau một vụ ám sát hụt. Người kế vị bí mật của ngài bị bắt năm 1949 và bị kết án 25 năm tại Gulag. Tổng giám mục Slipyj bí mật phong chức linh mục trong trại cho các tín hữu. Trước khi được trả tự do – nhờ Đức Gioan XXIII – và bị lưu đày ở Rôma năm 1963, ngài bí mật phong một giám mục sẽ bị cầm tù năm 1969. Nhưng Giáo hội của các hầm mộ đã được tổ chức: “Nhà thờ tại gia”, các buổi phụng vụ bí mật trong rừng, chủng viện chui. Các dòng tu sống sót trong bí mật. Các linh mục tồn tại bằng cách làm kế toán hoặc kỹ thuật viên.
Trở lại với Rôma và được tự do
Trong những năm 1980 với Đức Gioan-Phaolô II, với Ủy ban Bảo vệ Giáo hội công giáo Ukraine của ông Ivan Hel, người sống sót sau trại Gulag. Thêm vào đó là mặt trận chung do thảm họa Chernobyl gây ra tháng 4 năm 1986 trên khắp Ukraine, Belarus và các vùng khác. Năm 1989, sau khi tuyệt thực, sáu thanh niên công giáo hy-lạp đã trốn ra ngoài để biểu tình tại Quảng trường Đỏ ở Mátxcơva. Ngày 17 tháng 9, một cuộc biểu tình khổng lồ diễn ra trên các đường phố của Lviv để Giáo hội giành lại quyền tồn tại. Và quyền này được Gorbachev trao lại ngày 1 tháng 12, theo yêu cầu của Đức Gioan-Phaolô II.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô ca ngợi sự “dấn thân có tầm nhìn xa” và “tình huynh đệ giữa các dân tộc” của cựu tổng thống Gorbachev
Hội nghị cấp cao của hai người slavơ đã thay đổi vận mệnh châu Âu