Quyền lực và tôn giáo Nga như sói đội lốt người chăn chiên
fr.aleteia.org, Denis Lensel, 2024-02-28
Thượng phụ Kirill và Vladimir Putin.
Nhiều thần học gia và trí thức kitô giáo Nga nghĩ, qua việc lợi dụng “các giá trị tôn giáo” để tiến hành các hoạt động chính trị và quân sự, với người phương Tây, Vladimir Putin hành động như con sói đội lốt người chăn cừu. Sau khi chủ nghĩa vô thần của Nhà nước thông báo, một chủ nghĩa có mặt khắp nơi ở Liên Xô, bộ máy thống trị của KGB – được đổi tên thành FSB, Cơ quan An ninh Liên bang – đã dùng một vũ khí ghê gớm hơn, đó là công cụ hóa một cách xuyên tạc kitô giáo: với sự cộng tác của một số quan chức cao cấp của chính thống giáo Nga, họ tạo một hệ tư tưởng “quốc gia-chính thống”. Được tuyên truyền qua hệ thống cấp bậc giáo hội bị buộc làm đồng minh với Matxcova kể từ thời Stalin và Brezhnev, tôn giáo bị giả mạo này vừa giả mạo chính thống giáo truyền thống Nga, vừa lệch lạc theo chủ nghĩa quân phiệt đế quốc.
Một ý thức hệ ăn trộm
Một mặt lập liên minh với Trung Quốc cộng sản, Bắc Triều Tiên và các giáo sĩ hồi giáo ở Iran, một mặt tổng thống Vladimir Putin tuyên bố bảo vệ “các giá trị đạo đức” kitô giáo. Theo thần học gia Nga Vladimir Zelinsky (xin đừng nhầm với Tổng thống Ukraine Zelensky), Putin đã “ăn trộm tư tưởng của Phúc âm”. Vì thế Điện Cẩm Linh hưởng lợi từ sự ủng hộ mù quáng của một số người phương Tây, nhất là các tín hữu kitô bị hệ thống tuyên truyền phỉnh gạt.
Bằng cách tố cáo sự suy đồi đạo đức của phương Tây – không may là có thật – hệ tư tưởng chống gia đình về “giới tính”, mang thai hộ, sản phẩm khiêu dâm lan tràn khắp nơi, tình trạng nghiện ma túy ngày càng tăng, Putin dễ dàng quyến rũ giới “bảo thủ” phương Tây đang nổi dậy vì sự lỏng lẻo này. Nhưng các phát biểu của Điện Kremlin chỉ quên vai trò thúc đẩy của giới trí thức thân cộng sản, đặc biệt trong “chủ nghĩa nữ quyền” về giới: Simone de Beauvoir ở Pháp và một số người theo chủ nghĩa mác-xít say đắm ở Mỹ, được liên kết từ sau năm 1945 với Quốc tế của Điện Kremlin…, với quan điểm cấp tiến của những người đồng tính nữ. Tuyên truyền “đạo đức” hiện nay của Matxcova phớt lờ vai trò của các đồng minh Trung Quốc và Triều Tiên, mà việc họ buôn bán ma túy đang đẩy mạnh tình trạng nghiện ma túy ngày càng ng
Chiếm lĩnh tôn giáo
Khi được hỏi điều gì có thể làm nguy hiểm cho đức tin ở thời hậu Xô Viết sau năm 1991, nhà trí thức Matxcova Serge Averintsev đưa ra “khuynh hướng của giới tinh hoa cũ ‘nomenklatura’, bất chấp mọi thay đổi, họ vẫn giữ quyền lực, chiếm lĩnh tôn giáo, chủ yếu là chính thống giáo, để xây dựng một chủ nghĩa biệt lập mới.” Ông nhận xét, “mới hôm qua những người này còn làm lính canh chúng tôi, xem chúng tôi có bảo vệ các nguyên tắc vô thần của Nhà nước hay không, hôm nay họ hỏi chúng tôi xem chúng tôi có đủ tư cách chính thống giáo hay không”… Như vậy, kitô giáo chân chính của Saint Petersburg, nỗ lực nối lại quan hệ với người công giáo ở phương Tây bị một cựu lãnh đạo cộng sản Nga chỉ trích là không “đủ chính thống”. Khi được hỏi về điểm này, ông trả lời: “Tôi có được rửa tội hay không, không quan trọng!”
Vladimir Putin hay sự đồi bại của tôn giáo
Giống như bất kỳ hệ thống toàn trị nào, sau khi trở thành kẻ khủng bố, hệ thống KGB-FSB đã dùng chiêu dụ dỗ, thường là tham nhũng tài chính kèm theo khống chế. Là con sói cải trang thành người chăn cừu, họ trở thành kẻ dụ dỗ, muốn làm cho “các giá trị kitô giáo” chiến thắng trong bối cảnh bạo lực chính trị. Tham nhũng, họ cho phép làm giàu bất hợp pháp cho những kẻ tâm phúc được trả lương ở tận phương Tây. Tương tự như vậy, Vladimir Putin với chủ trương quyết tâm săn mồi, thực hiện tham vọng đế quốc, thể hiện trong các cuộc chiến tranh nổ ra ở Georgia năm 2008, ở Ukraine năm 2014 và 2022. “Chiến dịch quân sự đặc biệt” này đã được thượng phụ Kirill, một vị giám mục được đào tạo trong thời kỳ Pax Xô viết ca ngợi.
Mười Điều Răn chống lại anh em-giả dối
Còn về việc Điện Cẩm Linh dùng các tài liệu tham khảo kitô giáo, triết gia kitô giáo Constantin Sigov, thuộc Đại học Moghila ở Kiev trả lời trên nhật báo La Croix trong tháng này: “Đó là một bội giáo, một xúc phạm triệt để, một bóc lột kitô giáo tuyệt đối vô liêm sỉ của hai cựu KGB Vladimir Putin và Kirill.” Constantin Sigov kêu gọi “đứng lên chống lại sự thao túng thiêng liêng và sự xuyên tạc nội dung Phúc âm này”, ông nhắc lại Mười điều răn – cấm giết người, cấm trộm cắp – lời kêu gọi của các tiên tri và Thánh vịnh, ủng hộ cho công lý.
Nhìn thấy ở đó “hai cách tiêu diệt kitô giáo”, ông nhận xét, trong khi “Stalin công khai vô thần và cho nổ mìn các nhà thờ”, thì Vladimir Putin áp dụng một chiến thuật “còn tai hại hơn”, đó là cho “nổ mìn ý nghĩa, các lời nói, các diễn tả, các ẩn dụ và các biểu tượng kitô giáo”. Những gì chúng tôi dấn thân “để không bị mê hoặc bởi lời nói”, biết rằng “những gì chủ nghĩa Putin tuyên truyền, tôn giáo của chiến tranh, tôn giáo của kẻ mạnh nhất”, trong một nước Nga ngày nay bị “một tà phái quân phiệt” thống trị. Tuyên truyền của tổng thống Nga là đặc điểm của người anh em-giả dối chống lại những người mà Chúa Giêsu Kitô đã cảnh báo chúng ta cách đây hai ngàn năm. Điều quan trọng là phải duy trì cảnh giác.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch