Người bản địa mong Đức Phanxicô lên án “học thuyết” nền tảng của việc khai thác thuộc địa
la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, 2022-07-24
Việc tuyên bố “terra nullius”, có nghĩa là không thuộc về ai, đã được dùng trong nhiều thế kỷ khi khai phá một vùng đất mới để biện minh cho sự cướp đoạt của các nước thực dân Âu châu. Các người bản địa sẽ chào đón giáo hoàng trong chuyến đi của ngài đến Canada, từ ngày 24 đến 30 tháng bảy, họ chờ Đức Phanxicô sẽ lên án chuyện này một cách rõ ràng.
Đây là điểm tương đối chưa được biết đến nhưng vẫn là trọng tâm trong mối quan hệ giữa Giáo hội công giáo và người bản địa Canada. Tuy nhiên đây thực sự lại là một trong những lý do sâu đậm theo họ đã cho phép thành lập các “trường nội trú Anh-điêng”, phần lớn do Giáo hội công giáo điều hành, và Đức Phanxicô đang lên đường “hành hương sám hối” tại Canada.
Nền tảng tôn giáo trong quá trình thuộc địa, “học thuyết khám phá” từ nhiều thế kỷ nay đã là tiền đề biện minh cho việc người châu Âu đến chiếm đất người bản địa Canada.
Chúng ta phải về lại cuối thế kỷ 15 để tìm ra nguồn gốc của học thuyết này, vào thời điểm Đức Alexander VI ban hành sắc chỉ chia sẻ Tân Thế giới vừa khám phá, giữa hai vương quốc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chúng ta đang ở vào năm 1493 khi sắc chỉ Inter caetera được ký kết, giao phần lớn Bắc Mỹ cho Tây Ban Nha, và nam lục địa cho Bồ Đào Nha.
Người bản địa Canada: “Ở trường nội trú, họ muốn giết chết người Anh-điêng trong tôi”
Học thuyết này đụng với một học thuyết khác, cảm hứng từ người anglo-saxon mà người Pháp và người Anh sẽ áp dụng, họ cho rằng một người khám phá có thể chiếm hữu đất đai. Để làm điều này, chỉ cần tuyên bố vùng đất này là vùng “terra nullius”, nghĩa là không thuộc về ai. Và những người bản địa, những người sống tại chỗ không phải là trở ngại cho cuộc chinh phục, vì họ bị cho là những người cư trú bình thường chứ không phải là người sở hữu vùng đất. Vào thế kỷ 17, của cải tài sản bị liên kết với nông nghiệp, theo nghĩa châu Âu của thuật ngữ này.
Bãi bỏ sắc chỉ
Báo cáo của Ủy ban Sự thật và Hòa giải Canada công bố năm 2015 ghi nhận: “Theo lô-gích này, không chỉ được phép chiếm đoạt các vùng đất của người bản địa, mà cũng là điều tốt để làm như vậy. Thật vậy, vì đất đai trở nên có năng suất hơn và do đó sinh lợi nhiều hơn.”
Những thách thức trong chuyến đi của Đức Phanxicô đến Canada là gì?
Trong vài thập kỷ, học thuyết này cho phép người thực dân chiếm giữ vùng đất của người bản địa bằng cách dựa trên biện minh tôn giáo, đã là một trong những điểm gây căng thẳng giữa đại diện các cộng đồng bản địa của Canada và Giáo hội công giáo.
“Bãi bỏ các khái niệm đã được dùng”
Sau đó dù các sắc chỉ của giáo hoàng Alexander VI bị bãi bỏ bởi các sắc chỉ và thông điệp sau đó, nhưng ngày nay các đại diện của người bản địa nghĩ rằng họ đã bị in sâu vào một não trạng, theo đó văn hóa người bản địa phải bị xóa bỏ, góp phần vào việc thành lập các trường nội trú bản địa.
Chuyến tông du của Đức Phanxicô, ai đã xin người bản địa tha lỗi?
Vì thế năm 2015, Ủy ban Sự thật và Hòa giải năm 2015 đã kêu gọi chính phủ Canada chính thức “bác bỏ các khái niệm đã được dùng để biện minh cho chủ quyền của các dân tộc châu Âu đối với các lãnh thổ và dân tộc bản địa, gồm Học thuyết Khám phá và Nguyên tắc terra nullius (lãnh thổ không thuộc về ai)”. Các tác giả của báo cáo đã đưa ra yêu cầu tương tự “với các bên liên quan của tất cả các tín ngưỡng và nhóm tín ngưỡng chưa làm như vậy”.
Không chắc trong chuyến đi của ngài, Đức Phanxicô có đề cập rõ ràng về học thuyết khám phá mà Giáo hội công giáo kế thừa không. Nhưng có khả năng ngài sẽ đề cập đến ý tưởng thuộc địa hóa ý thức hệ mà ngài đã triển khai vài lần. Kể từ đầu giáo triều, Đức Phanxicô đã liên tục lên án mong muốn của một nền văn hóa thống trị để đè bẹp một nền văn hóa thiểu số.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Đức Phanxicô ở Canada: “Lịch sử của người bản địa không còn là trang sử trống”