Đức Phanxicô đối diện với Giáo hội tiếp theo

155

Đức Phanxicô đối diện với Giáo hội tiếp theo

Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ tư 1 tháng 6 tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ảnh Stefano Spaziani

Thời sự Vatican dưới cái nhìn của phóng viên báo La Vie tại Rôma. dù sức khỏe của Đức Phanxicô có như thế nào thì bầu khí mật nghị là có thật, ngài dường như chưa sẵn sàng buông dây cương. Hơn bao giờ hết, ngài tìm cách củng cố các cơ sở cải cách của mình.

lavie.fr, Marie Lucile Kubacki, 2022-06-03

Sức khỏe suy yếu của Đức Phanxicô, gần đây ngài phải ngồi xe lăn và có khi phải dùng gậy, do đau đầu gối và đau hông nặng đã làm bầu khí “kết thúc triều” hay “mật nghị” phảng phất từ vài tháng nay ở Vatican và truyền thống tin đồn bắt đầu lan truyền.

Đầu tháng 5, chính ngài nói về sức khỏe của mình, ngài bị đau và cảm thấy “một chút sỉ nhục” trong cuộc phỏng vấn với nhật báo Corriere della Sera, ngài hài hước nhắc lại thời các giáo hoàng ngồi ghế kiệu có người khiêng. Từ “sỉ nhục” không phải là không đáng kể vì trên hai chân ngài dâng thánh lễ phong thánh ngày chúa nhật 15 tháng 5, như ngài muốn chứng minh với thế giới ngài còn đứng vững, và cắt tin đồn nói ngài sắp chết hoặc sắp từ nhiệm.

Dấu hiệu sức khỏe kém của ngài bị những người gièm pha khai thác

Một chút nhìn lại đàng sau. Bối cảnh diễn ra tháng 9 năm 2021, khi Đức Phanxicô gặp các tu sĩ Dòng Tên trong chuyến tông du Slovakia. Khi được hỏi về tình trạng sức khỏe của ngài – khi đó ngài vừa mổ ruột kết xong, ngài trả lời buồn vui lẫn lộn: “Tôi vẫn còn sống, ngài hài hước. Dù một số người muốn tôi chết. Tôi biết  thậm chí có những cuộc họp giữa các giám mục cho rằng tình trạng của giáo hoàng nghiêm trọng hơn tin tức loan. Họ chuẩn bị cho mật nghị. Kiên nhẫn! Cám ơn Chúa, tôi chưa sao.”

Thật vậy, ngài hiểu rất rõ, bất kỳ một dấu hiệu nhỏ nào về sức khỏe suy yếu của ngài sẽ ngay lập tức bị những người chống các định hướng cải cách của ngài khai thác ngay, một hành động mạnh mẽ khi Giáo hội công giáo bước vào vào thời điểm cải cách khó khăn. Trước hết là việc thực thi hiến pháp mới quy định tổ chức của Giáo triều có hiệu lực vào ngày chúa nhật 5 tháng 6 – điều này làm cho nhiều người ở Vatican phải nghiến răng, họ mệt mỏi, sợ rằng điều này chỉ tạo thêm hoang mang nơi những người đưa ra quyết định.

Gương của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Gioan-Phaolô II

Kế đó là thượng hội đồng về tính hiệp hành có thể đụng sâu sắc đến vấn đề thẩm quyền và quyền lực, rồi còn vấn đề vị trí của phụ nữ, việc tiếp nhận người đồng tính, và độc thân linh mục, những chủ đề cực kỳ nhạy cảm khác, đã bắt đầu thấy trong các tổng hợp của các địa phận.

Ngoài ra các tin đồn về việc từ nhiệm đã trở thành quen thuộc ở Vatican, kể từ khi Đức Bênêđíctô XVI mở đường. Bằng cách biện minh việc từ nhiệm của ngài là vì sức khỏe suy yếu không còn có thể thực hiện những cải cách cần thiết, Đức Bênêđíctô XVI đã phá bỏ một điều cấm kỵ, cho thấy đó là một dấu hiệu khôn ngoan để biết cách rút lui.

Chắc chắn Đức Bênêđíctô XVI đã chứng kiến nhiều khía cạnh tổn thương do tình trạng đau đớn kéo dài của Đức Gioan-Phaolô II: tiết lộ cho thấy khi giáo hoàng đã suy yếu, ngài có thể bị những người chung quanh thao túng, không phải lúc nào họ cũng có thiện ý, để thực hiện những âm mưu trong cung điện. Dù Đức Bênêđíctô XVI khôn ngoan đã biết ra đi đúng lúc, nhưng việc từ nhiệm của ngài mở ra một lỗ hổng cho những toan tính tạo bất ổn và áp lực – trong đó những tin đồn về việc từ chức có thể là một cách nói.

Chuẩn bị cho Giáo hội tiếp theo

Thật vậy, nếu Đức Phanxicô đau thì không phải là ngài hấp hối và ngài chưa đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ngài muốn từ chức – dù ngài đã nói điều này ngay từ đầu triều giáo hoàng. Ngược lại, một số chuyến tông du của ngài đã được xác nhận: Cộng hòa Dân chủ Congo và Nam Sudan từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 7, Canada từ ngày 19 đến 24 tháng 7, Kazakhstan vào tháng 9. Chưa kể đến thượng hội đồng về tính hiệp hành sẽ kết thúc ở giai đoạn Rôma tháng 9 năm 2023… Đến mức, trong các hành lang Vatican người ta thì thầm “có nhiều khả năng ngài sẽ chết tại chức” nếu ngài không từ nhiệm.

Ngược lại, rõ ràng hơn bao giờ hết, ngài đang chuẩn bị cho Giáo hội tiếp theo, cố gắng củng cố các cơ sở cho những cải cách của ngài. Đáng chú ý là ngài làm mới một cách sâu rộng hồng y đoàn, những người có trách nhiệm bầu chọn người kế vị ngài.

Vì thế ngày chúa nhật 29 tháng 5, ngài công bố “đợt” 21 tân hồng y trong đó có 16 hồng y cử tri. Ngày 27 tháng 8 sẽ là công nghị thứ 8 triều giáo hoàng của ngài được tổ chức. Kể từ công nghị đầu tiên năm 2014, ngài đã phong 122 hồng y, gồm 95 hồng y cử tri, nhưng với thời gian, một số đã quá hạn tuổi, cuối mùa hè này có 83 trong số 132 hồng y cử tri là do ngài chọn, số còn lại là do Đức Bênêđíctô XVI và Đức Gioan-Phaolô II phong.

Các chân dung các hồng y mang tính đại chúng hơn

Sự tiến triển quan trọng nhất là do số lượng các hồng y đến từ “miền nam” gia tăng, và đặc biệt là từ châu Á và Nam Mỹ. Trong mật nghị năm 2013 bầu Đức Phanxicô có 115 hồng y cử tri gồm 60 hồng y Âu châu (Ý 28, Đức 6, Tây Ban Nha 5, Pháp 4 và Bồ Đào Nha 2), 20 hồng y Bắc Mỹ (Canada 3, Mêxicô 3, Mỹ 11), 23 hồng y ở Trung và Nam Mỹ (trong đó có 5 hồng y Brazil), 11 hồng y châu Phi và 10 hồng y châu Á (có 5 hồng y Ấn Độ) và một hồng y Châu Đại Dương.

Với việc bổ nhiệm có hiệu lực ngày 27 tháng 8, sẽ có 132 hồng y cử tri, trong đó có 52 hồng y châu Âu (Ý 19, Đức 3, Tây Ban Nha 6, Pháp 5, Bồ Đào Nha 3), 22 Trung và Nam Mỹ (trong đó có 6 hồng y Brazil), 21 hồng y châu Á (có 4 hồng y Ấn Độ), 17 hồng y châu Phi, 17 Bắc Mỹ (Canada 4, Mêxicô 3 và Mỹ 10), và 3 hồng y châu Đại Dương. Số lượng hồng y làm việc ở Giáo triều giảm một chút. Nhưng trên hết là Đức Phanxicô phong các mục tử, các nhà truyền giáo lên làm hồng y với chân dung đại chúng, đôi khi đến những nơi mà người công giáo là thành phần cực kỳ thiểu số.

Trong bầu khí tiền mật nghị này, dù giáo hoàng công bố công nghị mới đều đặn mỗi năm, thì hơn bao giờ hết thông báo của ngày 27 tháng 8 làm khởi động lại thời điểm chuyển tiếp.

Danh sách những hồng y có thể làm giáo hoàng

Các bổ nhiệm mới vào Giáo triều được xem xét kỹ lưỡng. Mỗi người đều có tiên liệu nhỏ của riêng mình, thường đi kèm với một chữ “nhưng”. Các hồng y trong danh sách lưu hành có: hồng y ngoại trưởng Pietro Parolin, người có thể đóng vai trò trung gian giữa các phe phái khác nhau, nhưng thỏa thuận với Trung Quốc của ngài không được mọi người đồng ý”, hồng y Matteo Maria Zuppi, tổng giám mục giáo phận Bologna, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, “có kiến thức chính trị và thiêng liêng, có khả năng theo đuổi các cải cách của Đức Phanxicô khởi xướng, nhưng việc ngài đứng đầu Hội đồng Giám mục Ý có thể bị cho là bất lợi cho ngài”, hồng y Mario Grech, tổng thư ký Thượng hội đồng giám mục, người có ảnh hưởng, “rất khéo léo, nhưng có thể làm cho những người căng thẳng về tính hiệp hành nhíu mày”, hồng y Luis Antonio Tagle, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo cho các Dân tộc, “khuôn mặt châu Á, nhưng có thể được giới truyền thông chọn là người có khả năng làm giáo hoàng hơn chính các hồng y chọn”, hồng y Jean-Claude Hollerich, Tổng giám mục Luxemburg , “tiếng nói tuyệt vời của châu Âu, nhưng có khả năng làm buồn lòng những người bảo thu” – trong một phỏng vấn với báo chí Đức, ngài nói ngài ủng hộ việc sửa đổi giáo huấn Giáo hội về đồng tính -, hồng y Peter Erdö, tổng giám mục Budapest, “đã được nhắc đến trong lần mật nghị trước đó, nhưng có thể làm cho những người người cải cách khó chịu vì một số giáo lý cứng nhắc nào đó”…

Tiên đoán là rụt rè vì kinh nghiệm lần mật nghị trước, tên của Đức Bergoglio ít ở trong danh sách những người có tiển vọng làm giáo hoàng, vì thế nên thận trọng. Và cũng luôn khó biết, liệu những tên bị bỏ qua, những nguồn thích ứng lại có xu hướng thực sự nơi các hồng y cử tri hay không, theo ý thích cá nhân hay muốn làm sai tin đồn.

Chân dung nào cho giáo hoàng tương lai?

Nếu Đức Phanxicô chọn các cử tri cho người kế nhiệm ngài, thì việc xác định các khuynh hướng trong tân hồng y đoàn này là một công việc gay go. Nhưng chúng ta có thể xác định những điểm cần chú ý và quan tâm, trong chừng mực chúng được đưa ra nhiều lần trong Giáo triều và trong hệ thống cấp bậc Giáo hội.

Đầu tiên là sự hiệp nhất Giáo hội, khi nỗi sợ hãi về sự phân mảnh đang được thể hiện, về một rạn nứt “tiến bộ“ (kết tinh qua con đường hiệp hành của Giáo hội Đức), hoặc “bảo thủ” (với những xích mích ở Hoa Kỳ) – chúng ta nhớ lại câu nói nhỏ Đức Phanxicô đưa ra năm 2019, khi ngài trở về sau một chuyến đi: “Tôi không sợ sự những ly giáo”.

Câu với cách hiểu kép, có thể được hiểu như lời kêu gọi không nên quá quan trọng một rủi ro không tương xứng mà ngài cho là thấp, hoặc như lời cảnh cáo cho những ai đe dọa ly giáo để ngăn không cho ngài đi đến đằng trước. Dù sao, những giằng xé và phân cắt này luôn tồn tại, và chúng lại hoạt động mạnh khi có những suy tư về tính hiệp hành.

Điểm chú ý thứ hai liên quan đến phong cách quản trị và xu hướng của giáo hoàng ngắt với các cơ quan ra quyết định thông thường – tuy nhiên, tại mật nghị tiếp theo, 20% cử tri sẽ đến từ Giáo triều, bao gồm những ứng viên nặng ký, những hồng y có tiềm năng “tạo giáo hoàng”.

Điểm cuối cùng thứ ba là tương lai của những cải cách, đặc biệt là khớp nối cần thiết phải tính đến địa phương, đến các nền văn hóa đặc biệt và đòi hỏi về tính phổ quát, về tính công giáo của Giáo hội. Nếu chúng ta phải xác định chân dung của giáo hoàng tiếp theo như nhiều người mong muốn thì nó chỉ dựa trong một từ: “người trung gian hòa giải”, “người hòa giải”, kể cả “người kiến tạo hòa bình”. Một người có khả năng đưa tất cả mọi người lên chiếc thuyền của Thánh Phêrô trước những thách thức ngày càng tăng của một thế giới ngày càng toàn cầu hóa và ngày càng bị phân mảnh. Hiểu Giáo triều đủ rõ để đối phó với nó, không ngờ vực cũng không ngây thơ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Những hồi cuối trị vì?