Giám mục Aupetit đệ đơn từ chức, giáo phận Paris choáng váng
Từ nhiều ngày qua, Tổng giám mục Paris đã là chủ đề của một loạt bài báo chất vấn cả về cách quản trị và đời tư của ngài. Ngày 26 tháng 11, ngài xác nhận đã giao chức vụ của mình cho giáo hoàng. Trong giáo phận, có sự tức giận, một số người chống giới truyền thông quá cuồng nhiệt, một số người khác chống lại cách quản lý của tổng giám mục, và nói chung là những câu hỏi về tương lai của ngài.
la-croix.com, Céline Hoyeau và Clémence Houdaille (cùng với Christophe Henning), 2021-11-27
Từ nhiều ngày qua, Tổng giám mục Paris đã là chủ đề của một loạt bài báo chất vấn cả về cách quản trị và đời tư của ngài. Christophe Morin / IP3 PRESS / MAXPPP
Giám mục Aupetit đệ đơn từ chức, giáo phận Paris choáng váng
Cha Bruno Lefebvre-Pontalis, linh mục quản xứ Saint-François Xavier cho biết: “Kể từ đầu tuần, chúng tôi đã chứng kiến một thảm kịch xảy ra mà chúng tôi nghĩ kết cục là không thể tránh khỏi… Nhưng dù như thế nào, giáo hoàng có chấp nhận đơn từ chức của giám mục hay không, tất cả đều đáng buồn. Trong môi trường ngày nay, chúng tôi cần mọi thứ, trừ điều đó.” Giữa “cú sốc” và “cảm giác mệt mỏi”, cũng như các linh mục khác trong giáo phận Paris, ngày thứ sáu 26 tháng 11, cha Bruno biết tổng giám mục của họ đã giao nhiệm vụ của ngài cho Giáo hoàng Phanxicô.
Từ nhiều ngày qua, Tổng giám mục Paris đã là chủ đề của một loạt bài báo chất vấn cả về cách quản trị và đời tư của ngài. Cuộc điều tra chính là của báo Le Point được đăng từ ngày thứ hai 22 tháng 11 trên mạng xã hội, một cuộc điều tra kết hợp một số vụ phức tạp bị quản lý một cách “tàn bạo” trong những tháng gần đây, – việc đóng cửa trung tâm mục vụ Saint-Merry, việc sa thải giám đốc Saint-Jean de Passy -; việc từ chức liên tục của hai cha tổng đại diện – cha Alexis Leproux tháng 12 năm 2020 và cha Benoist de Sinety tháng 3 năm 2021 -; cũng như một vụ có từ năm 2012, khi ngài còn là cha tổng đại diện của giáo phận, ngài phải giải quyết vấn đề về đời sống tư của ngài.
Trích dẫn một e-mail mà giám mục Aupetit bị cáo buộc đã gởi nhầm cho bà cựu thư ký của ngài, tuần báo Le Point “tiết lộ” giám mục đã có quan hệ với một phụ nữ “đồng thuận giữa người lớn”. Tổng giám mục đã bào chữa, giải thích đó là người phụ nữ đã “đến gần tôi nhiều lần qua những chuyến thăm, thư từ, v.v., đến mức đôi khi tôi phải dàn xếp để có khoảng cách giữa chúng tôi”.
Hội đồng linh mục được triệu tập khẩn cấp
Tổng giám mục đã tự bào chữa, giải thích rằng một người phụ nữ đã “tiến đến với tôi nhiều lần qua những lời thăm hỏi, thư từ, v.v., đến mức đôi khi tôi phải thu xếp để có khoảng cách giữa chúng tôi”. Tuy nhiên, ngài thừa nhận: “Hành vi của tôi đối với bà có thể đã không rõ ràng, vì thế có hiểu ngầm giữa chúng tôi có mối quan hệ thân mật và quan hệ tình dục, điều mà tôi dứt khoát bác bỏ. (…) Tôi quyết định không gặp bà ấy nữa và tôi đã thông báo cho bà ấy biết”. Ngài cũng nói thêm, ngài đã thảo luận về “tình huống cũ” này với các cha tổng đại diện giáo phận vào mùa xuân năm 2020, và đã “báo cho các nhà chức trách Giáo hội biết chuyện này.”
Liệu việc này có phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi của các cha Leproux và Sinety? Cả hai đều từ chối trả lời.
Một ngày sau khi bài báo trên Le Point đăng lên mạng xã hội, hội đồng linh mục được triệu tập khẩn cấp vào ngày thứ ba 23 tháng 11. Theo một linh mục ở Paris, các linh mục đã yêu cầu tổng giám mục Michel Aupetit biện minh. Một người tham dự cải chính: “Tổng Giám mục rất được yêu mến và ngài được bảo vệ.” Bị sốc, những người thân cận giám mục Aupetit xem đây như một “âm mưu”, một “chuyện dựng đứng để hủy hoại tổng giám mục”, “từ những sự việc giả định”. Một nguồn tin thân cận với tổng giám mục than phiền: “Đây là một vụ hành quyết trực tuyến, một vụ điều tra.”
Tức giận với các phương pháp truyền thông được dùng
Tuần này điểm nổi trội trong hàng giáo sĩ Paris là sự tức giận chống lại các thủ tục truyền thông được dùng: “Vì là linh mục nên họ không có quyền có đời sống riêng tư chăng? Chúng ta đang ở quốc gia nào? Đối với tôi, dường như hoàn toàn bất bình thường dựng một phiên tòa công khai dựa trên các giả định, hơn nữa, điều này không phải là tội ác, không phải là bị cấm và cũng không phải phạm đến giáo luật”, một linh mục ở Paris lấy làm tiếc, cha không muốn bào chữa cho những sai lệch giả định đối với cam kết của các linh mục độc thân.
Một phụ nữ trẻ, hoạt động tích cực trong giáo phận tương đối hóa vấn đề: “Tôi thấy không đúng khi bêu xấu ai trước công chúng. Đôi khi tôi có thể phiền trách vì ngài tự do quá trớn, nhưng tôi thấy đây là một người của đức tin, gần với mọi người và biết giao việc cho người khác rất nhiều. Đúng, ngài đã mắc phải sai lầm nhưng tôi không quan tâm đến những chuyện giả định mà ngài có thể có. Và dù cho các sự việc được xác nhận… với những vụ lạm dụng ở những nơi khác trong Giáo hội, thì tôi yên tâm khi biết đây là quan hệ đồng thuận giữa người lớn. Rất nhiều linh mục trong chức vụ của họ có thể gặp khó khăn nhiều hơn người khác.”
Tổng giám mục Aupetit cũng đã nói với báo La Croix ngày thứ sáu, ngài nhận rất nhiều tin nhắn hỗ trợ. Linh mục Bruno Lefèvre-Pontalis, linh mục tổng đại diện của tổng giám mục Aupetit cho biết, “tôi nghĩ rất nhiều về giám mục, vì đây là một sỉ nhục, một thử thách to lớn, với những quyết định nghiêm trọng phải làm. Quyết định của ngài cho thấy cá tính mạnh mẽ của ngài và một hình thức tự do nào đó. Điều quan trọng dưới mắt ngài, đó là lợi ích của giáo phận.”
Ai lợi trong việc tung tin này?
Các linh mục và giáo dân không khỏi tự hỏi: ai được lợi trong việc tung tin này? “Tại sao lại đưa tin này ra bây giờ?”, một linh mục buồn bã hỏi về cuộc tấn công này. Bài báo trên Le Point chỉ đơn giản tiết lộ, có một liên minh các lực lượng phản ứng từ mọi phía – những người theo chủ nghĩa truyền thống, những người thất vọng ở Saint-Jean-de-Passy, những người ở Saint-Merry – những người muốn hạ tổng giám mục vì họ phản đối sự thay đổi trong quản trị.”
Ngược lại, các phương tiện truyền thông bùng ra trong những ngày gần đây cũng tạo tiếng vang nơi một số linh mục, họ chỉ trích cách quản lý của ngài. Những người này than phiền một tổng giám mục “cứng nhắc”, “không ngoại giao lắm trong cách quản ly”, người “không nghe ai”, thậm chí còn cai trị một cách “tàn bạo”. Một người trong số họ phản ứng: “Sẽ rất gay go tương xứng với sự nghiêm khắc của tổng giám mục. Ai cũng có những lúc lạc hướng trong cuộc đời, nhưng nhất là sự cứng rắn mà họ đối xử với những lạc hướng của người khác thì bây giờ lại quay lại tác dụng trên họ.”
Đối với một số người, cuộc khủng hoảng này nói lên sự khó chịu sâu đậm trong giáo phận. Một giáo dân trong giáo phận phân tích: “Theo tôi, bước ngoặt là sự ra đi của hai cha tổng đại diện, họ là những nhân vật nặng ký đã mang lại lợi ích rất nhiều cho đời sống giáo phận. Đây không phải là lần đầu tiên một tổng giám mục đưa ra những quyết định không được lòng giáo dân. Vào thời của ngài, hồng y Lustiger cũng rất đanh thép… Phải là người chủ ở Paris, đó là một phần của công việc. Nhưng việc ngài không còn tin ở các cha tổng đại diện của mình nữa, thì điều này lại càng gây thêm phiền toái.”
Dù sao đi nữa, những nghi ngờ về đời tư của ngài, vốn nổi trội hơn những chuyện còn lại, đã đặt vấn đề cho khả năng cai quản giáo phận của ngài trong những ngày gần đây. Một linh mục thổ lộ: “Câu hỏi về khả năng chức vụ này đã nảy sinh khi các cha tổng đại diện ra đi.” Sự lừng chừng của ngài sau báo cáo Ciase đã đặt vấn đề. Ngay cả chúng tôi hiểu ngài không phải là một Lustiger, dù ngài thích một mục vụ gần gũi, có một dạng thất vọng đối mặt với một sự thiếu phương hướng, viễn cảnh, điểm nổi bật… Nhưng dù sao – đây là điều tôi sợ – dù giáo hoàng có không chấp nhận quyết định của ngài, thì bây giờ ngài có thể nói gì bây giờ? Làm thế nào để bật dậy. Vụ này sẽ để lại dấu vết. Thật là một lãng phí…”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Giám mục, một lựa chọn quan trọng
Giám mục Michel Aupetit: “Tôi xin giao chức vụ của tôi trong tay giáo hoàng để giữ gìn giáo phận”