Lạm dụng trong Giáo hội: “Vấn đề là chính trị: thêm giáo dân hay phụ nữ sẽ không thay đổi gì”
la-croix.com, Laurence Devillairs, Tiến sĩ Triết học, 2021-11-15
Sau những tiết lộ của Báo cáo Sauvé, những lời kêu gọi dành vị trí lớn hơn cho giáo dân và phụ nữ trong Giáo hội được nhân rộng. Theo bà Laurence Devillairs, tiến sĩ triết học, khoa trưởng phân khoa triết học Viện công giáo Paris, việc đáp lại những lời kêu gọi này, mà không cải cách việc phân phối quyền lực hiện đang tập trung vào tay một số ít người sẽ không thay đổi được gì.
Triết gia Laurence Devillairs đặt vấn đề về sự tập trung quyền lực trong Giáo hội. ALESSANDRA TARANTINO / AP
Chế độ gia trưởng, chế độ độc thân, vị trí của phụ nữ, vai trò của giáo dân: các chẩn đoán và đề xuất được đưa ra để cứu Giáo hội, để tìm nguyên nhân cho sự dữ. Nhưng sau khi tập trung vấn đề vào bí mật tòa giải tội một cách không cần thiết – khi luật chỉ quy định việc tố giác tội phạm, cụ thể là tội phạm – bây giờ các thảo luận chuyển sang các vấn đề đa dạng hơn, như thử sơn lại mặt tiền thi cuối cùng có thể củng cố được nền tảng. Có đa dạng nam nữ thêm, vì trên thực tế, thêm nhiều phụ nữ và nhiều giáo dân hơn được đưa ra như một giải pháp cho tình trạng lạm dụng.
Và theo nghĩa nào? Bởi vì các phụ nữ không có khả năng lạm dụng ư? Bởi vì giáo dân sẽ là tiếng nói của lý trí ư? Bởi vì độc thân là không lành mạnh, và tất cả những người độc thân đều tiềm ẩn là người ấu dâm sao? Bởi vì phụ nữ sẽ mang lại nhạy cảm, nhân từ hoặc thấu cảm, tất cả những gì gọi là giá trị nữ tính này, sẽ làm dịu đi hệ thống phân cấp dành riêng cho nam giới ư? Vì giáo dân sẽ khách quan và đáng tin cậy hơn ư?
Phân tích này không chỉ là biếm họa một cách ngây thơ – làm thế nào một phụ nữ hoặc một giáo dân nhất thiết phải phản đối sự tùy tiện và lạm dụng? -, nhưng nó hoàn toàn thiếu nguyên nhân thực sự gây ra bạo lực và chết người. Sự tham gia của giáo dân hoặc phụ nữ, bởi vì họ sẽ có những phẩm chất riêng đúng đắn như vậy, sẽ không có cách nào sửa đổi một thể chế mà trước đó chưa sửa đổi phương thức cai trị của mình.
Đó là vấn đề quyền lực
Ông Jean-Marc Sauvé nhấn mạnh: “Vấn đề có tính chất hệ thống.” Vì vậy, vấn đề không phải là con người hay dân chúng – quá nam tính, quá giáo sĩ – mà là quyền lực, tổ chức, phân phối và thực thi quyền lực. Nếu có lạm dụng tình dục, là vì cũng có, và có lẽ trước hết là lạm dụng quyền lực, vì có một tổ chức cho phép nó, hợp pháp hóa nó, và “rửa trắng” nó.
Chúng ta phải chú ý đến những từ ngữ được sử dụng: Giáo hội đã chậm nói về tội ác, những rối loạn chức năng đã được công nhận, thậm chí đôi khi là thiếu đào tạo, trong khi đó là vấn đề về khả năng được giao một cách có cấu trúc cho một số, giáo sĩ hoặc giáo dân, nam giới hoặc phụ nữ, để làm nhục và buộc phải im lặng một cách hoàn toàn có ý thức.
Chính xác vì thể chế cho phép, không có một kiểm tra nào, không có một quy định nào, trong một kiểu vừa ý giữa nhau. Trong một số tổ chức của Giáo hội, không có “bên ngoài”; đó là những sắc lệnh của một người duy nhất, sự sắp xếp của một tập thể chiếm ưu thế, được nhấn mạnh bởi những quan niệm chỉ nên dùng cách dè sẻn và khiêm tốn: “cộng đoàn huynh đệ”, “lợi ích chung”, “phân định” và ”bác ái.”
Vì thế, vấn đề là chính trị: nó liên quan đến quyền lực – có thêm giáo dân hay thêm phụ nữ không thay đổi gì điều này. Với điều kiện là thể chế phải canh để thấy được một số đối xử bất hợp pháp, để từ chối các đặc quyền, các thỏa thuận dễ dàng với công lý, rằng nam và nữ, giáo sĩ và giáo dân có thể thực hiện chức vụ của mình một cách không lạm dụng. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục cho phép tập trung mọi quyền lực vào tay một hoặc một vài người, trong các hệ thống bảo trợ, bảo vệ, tuyển mộ kiểu vừa ý và có những quyết định không thảo luận, sự hiện diện của phụ nữ, cam kết của giáo dân sẽ không ngăn cản hệ thống này duy trì trong sự mờ ám và không bị trừng phạt.
Ra khỏi bóng tối và thông đồng
Sự mở ra để có tham gia hỗn hợp hơn, dân chủ hơn trong hệ thống phẩm trật của Giáo hội không cải cách gì nếu nó không được minh bạch. Không còn là những sắc lệnh được đưa ra trong mù mờ và tùy tiện của các tổ chức đầu sỏ và các cộng đồng thông đồng, mà là những quyết định được điều chỉnh bởi các thủ tục không chỉ thuận ý, những quy chế không chỉ đơn giản là tiền đề, có thể áp dụng cho tất cả mọi sắp xếp. Một thể chế trở nên có đạo đức với điều kiện nó đặt ra cho các cơ cấu quyền lực áp đặt đức tính này, bởi quyền cho một quan điểm và mệnh lệnh về trách nhiệm giải trình (chính xác!).
Phụ nữ và giáo dân trong một hệ thống mà quyền lực kết hợp với chủ nghĩa độc đoán và hành động của hoàng tử không, và sẽ không có đạo đức hơn nam giới và giáo sĩ. Họ sẽ, và đã giảm xuống thành đồng lõa hoặc im lặng.
Trong những điều kiện lách luật hiện nay – luật lao động và luật hình sự – việc biện hộ để có nhiều giáo dân hơn sẽ chỉ đơn thuần là giáo sĩ hóa họ, để thành lập một hệ thống giáo sĩ mới, có khả năng độc đoán hơn so với cơ quan mà nó sẽ thay thế. Kẻ thua cuộc sẽ là Tin Mừng. Chúng ta phải từ chối sự ngây ngô của những vấn đề giả: phụ nữ và giáo dân đều biết, họ cũng che giấu nhiều như các giáo sĩ, vì thể chế cho phép và vẫn còn cho phép.
Chính việc tổ chức quyền lực một cách công bằng và kiểm soát làm cho một số thủ đoạn và vận hành thành không chấp nhận được. Là chấm dứt tình trạng lạm quyền, độc quyền của một số người có quyền ra quyết định và phát biểu mà chúng ta phải tập trung vào. Hiện tại, nhiều phụ nữ và giáo dân ít nhất cũng mắc tội hèn nhát hoặc thỏa hiệp như những giáo sĩ đã tuyển dụng và thăng chức cho họ.
Triết gia Laurence Devillairs, khoa trưởng phân khoa triết học Viện công giáo Paris, vừa xuất bản quyển sách Là người tốt. Triết lý của thiện và ác (Être quelqu’un de bien. Philosophie du bien et du mal, nxb. PUF)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch