Linh mục Jean-Luc Souveton Vì sao tôi đến dự hội nghị khoáng đại của Hội đồng Giám mục Pháp
Linh mục Jean-Luc Souveton thuộc giáo phận Saint-Étienne, cha là nạn nhân bị một linh mục lạm dụng và bạo lực tình dục khi 15 tuổi, linh mục tham dự hội nghị khoáng đại của Hội đồng Giám mục Pháp khai mạc tại Lộ Đức vào ngày 2 tháng 11 này. Chứng từ của linh mục trên báo La Vie.
lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2021-11-02
Linh mục Jean-Luc Souveton thuộc giáo phận Saint-Étienne.
“Tôi đến dự hội nghị khoáng đại dù có rất ít nạn nhân ở đây. Nhiều người quyết định không đi vì cách đón nhận bản báo cáo Ciase của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp và lời tuyên bố của một số giám mục làm cho họ thấy rất nghi vấn. Họ đã không nghe những gì đáng lý họ muốn nghe, như: “Đúng, chúng tôi sẽ xem những khuyến nghị này là những khuyến nghị của chúng tôi và chúng tôi sẽ thực hiện chúng.”
Vì thế có rất ít nạn nhân chúng tôi ở đây và tôi tự hỏi không biết các giám mục có ý thức việc các nạn nhân phải đối diện với 120 giám mục, trong một tỷ lệ mà số lượng chỉ có thể đè bẹp lời nói.
Vậy nếu tôi đi, đó là vì theo tôi, quan trọng là có một vài người có thể nói những điều diện đối diện. Điều đặc biệt ấn tượng, Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) không có dự đoán gì trước về việc công bố bản báo cáo: chương trình của hội nghị đã bị xáo trộn vào giờ cuối và sự tham dự chính xác của các nạn nhân đã không được dự trù trước. Chẳng hạn, trên báo chí, tôi biết sẽ có nạn nhân tham dự, trước khi tôi nhận được e-mail mời, mười ngày trước… Ai dám làm điều này và đề xuất điều này bên ngoài Giáo hội? Tôi đã trải nghiệm nó như một sự khinh thường và như một sự tiếp diễn của một sự thiếu tôn trọng thực sự.
Một ủy ban theo dõi
Về phần tôi, tôi mong chờ, sẽ nhanh chóng thành lập các ủy ban khác như được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase), đặc biệt là ủy ban này sẽ có mặt để thực sự hỗ trợ các giám mục trong việc thực hiện các khuyến nghị. Rằng ủy ban này trước hết không bao gồm các giám mục, nhưng bao gồm những người đã được rửa tội thuộc mọi tầng lớp xã hội, kể cả các nạn nhân và ủy ban này thực sự ở đó để chất vấn với những phương tiện thực tế để điều gì đó có thể xảy ra.
Điều thứ hai, đó là việc thành lập một cơ quan độc lập bên ngoài Giáo hội, cơ quan này sẽ có sứ mệnh gấp ba, như đã được khuyến nghị trong báo cáo Ciase, là chào đón các nạn nhân, đề nghị trung gian hòa giải với những kẻ tấn công khi họ vẫn còn sống và các thể chế, giáo phận hay các dòng, và nhất là có thể quản lý vấn đề bồi thường thiệt hại cho từng nạn nhân. Cơ quan này cũng phải thực sự tính đến việc cá nhân hóa việc tính toán khoản bồi thường cho từng người. Nhưng điều này giả định Giáo hội phải công nhận một trách nhiệm tập thể.
Rằng “công lý phải được thực thi”
Tuy nhiên, một lần nữa, tôi đã nghe thấy từ miệng của một giám mục: “Chúng tôi đang cố gắng tìm cách để ‘xoa dịu’ quý vị”. Lời nói đã buột ra khỏi miệng, nhưng nó nói lên tất cả. Chúng tôi không cần phải xoa dịu, chúng tôi không phải là những đứa con nít chướng khí. Chúng tôi là những người lớn trưởng thành đã phải làm việc vô cùng trên chính bản thân chúng tôi, vì chúng tôi là những em bé bị ngược đãi và vì chúng tôi vẫn ở trong thể chế, qua những lời nói thiếu tôn trọng. Chúng tôi cần công lý phải được thực hiện.
Thách thức là rất lớn. Việc báo cáo Ciase được công bố, chính là phần ẩn giấu được tiết lộ. Điều này không có nghĩa là những điều này không được biết đến, chúng không được mọi người biết toàn bộ, nhưng mỗi chuyện đã được một ai đó ở đâu đó biết, do đó bản báo cáo này tập hợp tất cả những hiểu biết bị phân tán mà đôi khi cố tình che giấu. Chúng ta đang ở trong sự tiết lộ mặt giấu kín của Giáo hội.
Nhưng đó chỉ là bước khởi đầu của công việc, vì bây giờ chúng ta phải làm việc trên mặt mù. Mặt ẩn giấu, có nghĩa là những gì chúng ta biết và những gì không được tiết lộ. Có lẽ người ta nghĩ sau khi tiết lộ, công chuyện sẽ được lật qua một trang khác. Nhưng để hiểu vì sao mặt ẩn giấu lại quan trọng đến vậy, chúng ta phải nỗ lực tìm hiểu mặt mù. Mặt mù là phần mà mọi người ở bên ngoài đều nhìn thấy ngoại trừ người sống với nó, những gì tôi không biết về tôi, nhưng tất cả những người khác đều nhìn thấy.
Không gian mở ra, đó là sự chấp nhận công việc làm trên điểm mù và điều này chỉ có thể làm với sự giúp đỡ của những người từ bên ngoài. Điều này đòi hỏi một tinh thần khiêm tốn vô biên. Trong đời sống cá nhân và trong đời sống thể chế, dần dần tôi chấp nhận, mặt ẩn giấu và mặt mù giảm đi, để một ngày tốt đẹp, khi tôi sống với những gì tôi nói, sống trong một minh bạch nhất định và không còn ở trong trò chơi của vai trò. Tôi nghĩ đó là thách thức của tự do, trong khả năng thể hiện những gì là tự do, và điều này chỉ có thể xảy ra khi mặt ẩn giấu và mặt mù được làm việc”.
Linh mục Jean-Luc Souveton chia sẻ câu chuyện cuộc đời của cha trong quyển sách Những người bị lạm dụng – các nạn nhân của các linh mục làm chứng (Abusés – des victimes de prêtres témoignent, nxb. Éditions Temps Présent, 2021).
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: 45 Khuyến nghị của Ủy ban Ciase về các vụ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp