Lạm dụng tình dục: Bản báo cáo Sauvé được đón nhận tích cực ở nước ngoài
Ngoài Đức Phanxicô đã bày tỏ “nỗi buồn” và “xấu hổ” của ngài trong buổi tiếp kiến chung chung hàng tuần ngày thứ tư 6 tháng 10, sau khi Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase) công bố một ngày trước đó, bản báo cáo cũng đã gây ra một số phản ứng ở nước ngoài, đặc biệt ở Mỹ và ở Vatican.
la-croix.com, Melinée Le Priol, 2021-10-07
Hồng y Mỹ Sean Patrick O’Malley, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên.
Trong vòng 24 giờ, Đức Phanxicô đã nhắc đến hai lần, trong buổi tiếp kiến chung hàng tuần ngày thứ tư 6 tháng 10, về con số “đáng kể” các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp từ bảy mươi năm nay, ngài bày tỏ “nỗi buồn” và “xấu hổ” của ngài trước vụ này. Nhưng không chỉ một mình ngài là người duy nhất phản ứng trước bản báo cáo trầm trọng này, theo đó kể từ năm 1950 đã có khoảng 330.000 trẻ vị thành niên bị hành hung trong Giáo hội Pháp.
Cũng tại Vatican, một số cộng tác viên thân cận của Đức Phanxicô cũng đã công khai lên tiếng. Linh mục Dòng Tên Federico Lombardi, chủ tịch Quỹ Vatican Joseph Ratzinger-Benedict XVI và là cựu phát ngôn viên của Tòa Thánh đã nói trên Vatican News: “Đây là bước đi đúng hướng, là điểm khởi đầu quan trọng để tiếp tục con đường có thể mở rộng, đào sâu hơn với một độ rõ ràng hơn. Đó là cuộc đối đầu với thực tế nghiệt ngã của Giáo hội Pháp và với tất cả những ai dấn thân trong Giáo hội nói chung, những người nắm các quyết định lớn phải làm.”
Phải có một “lòng dũng cảm như ở Pháp”
Hình ảnh bước tiến này cũng được hồng y Hoa Kỳ Sean O’Malley, chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên lên tiếng: “Khi đưa ra bản báo cáo này, Giáo hội Pháp đã thực hiện những bước cần thiết đầu tiên để ngăn chặn tai họa lạm dụng tình dục”, thay mặt cho Ủy ban Giáo hoàng mà ngài chủ tọa, ngài bày tỏ “nỗi buồn sâu sắc” và “khiêm tốn cầu xin sự tha thứ” từ tất cả những người đã bị tổn thương do các tội ác này.
Linh mục Dòng Tên Hans Zollner, người được Đức Phanxicô tín nhiệm trong các vấn đề lạm dụng, từ lâu linh mục là một trong số ít chuyên gia về vấn đề này trong Giáo hội công giáo, ngài thừa nhận “đối diện với thực tế này, thật là khó chấp nhận đối với những người nghĩ rằng Giáo hội là trong trắng”. Linh mục cũng phấn khởi trước tiến bộ có được ở hội nghị thượng đỉnh cao nhất của thể chế kể từ năm 2019 (cuộc gặp của giáo hoàng với các nạn nhân bị lạm dụng, cải cách giáo luật “theo nghĩa chặt chẽ hơn”, v.v.), ngài kêu gọi các tòa giám mục trên toàn thế giới từ nay nên “có cùng dũng cảm” như Giáo hội Pháp.
“Báo cáo này sau báo cáo khác, quốc gia này sau quốc gia khác”
Ba Lan, Đức, Úc, Hoa Kỳ… Những quốc gia được đề cập trong bản thông tin của mạng Snap, mạng lưới chính ở Mỹ của các nạn nhân các linh mục, cũng đã phản ứng với bản báo cáo của Ủy ban Ciase. Bản thông tin viết: “Đây là những con số khủng khiếp đòi hỏi Giáo hội công giáo Pháp và trên toàn thế giới phải cải tổ ngay lập tức. Bản báo cáo này sau bản báo cáo khác, tiểu bang này sau tiểu bang khác, quốc gia này sau quốc gia khác, chúng ta phải học ở những câu chuyện kinh hoàng của những người sống sót”.
Mạng Snap nói thêm: “Với bản chất có hệ thống của việc che đậy được cho thấy trên toàn thế giới, chúng tôi mãnh liệt kêu gọi các nhà chức trách Pháp mở cuộc điều tra riêng để xác định ai đã lạm dụng, ai cho phép lạm dụng, điều này vẫn là một mối nguy hiểm – dù đó là người lạm dụng hay người đồng lõa – và có thể làm gì để ngăn chặn bạo lực tàn phá như vậy trong tương lai.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Lạm dụng tình dục, một Giáo hội không có tiếng nói