Budapest chỉ đáng một thánh lễ thôi sao?
international.la-croix.com, Robert Mickens, 2021-09-10
Đức Phanxicô trên chuyến bay từ Iraq về Rôma đầu tháng 3-2021
Có một cái gì kỳ lạ về cách mà Đức Phanxicô thông báo trước chuyến đi Budapest ngày 12 tháng 9 của ngài.
Trên chuyến bay từ Iraq về Rôma vào đầu tháng 3, ngài nói với với các nhà báo ngài dự định đến thủ đô Hungary để cử hành thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế lần thứ 52.
Ngài nhấn mạnh, “đó không phải là chuyến thăm đất nước, nhưng là để cử hành thánh lễ ở đó”.
Thánh lễ này.
Các giáo hoàng tham dự các đại hội Thánh Thể thường đến thăm nước chủ nhà
Điều kỳ lạ, không giống như Ngày Thế Giới Trẻ, các giáo hoàng thường không ưu tiên tham dự Thánh lễ cuối cùng của các đại hội Thánh Thể.
Dĩ nhiên Đức Gioan-Phaolô II là ngoại lệ. Ngài xem là bổn phận phải chủ trì mọi thứ.
Sau khi bỏ lỡ đại hội đầu tiên diễn ra sau khi ngài được bầu làm giáo hoàng, ngài đã tham dự năm đại hội tiếp theo và có thể đã tham dự vào đại hội thứ sáu và cuối cùng (năm 2004) nếu sức khỏe cho phép.
Đức Phaolô VI đã tham dự hai trong số bốn đại hội Thánh Thể khi ngài là giáo hoàng. Và cũng như Đức Gioan-Phaolô II, mỗi đại hội là một phần của chuyến tông du mục vụ rộng lớn tới thành phố và quốc gia chủ nhà.
Đức Bênêđictô XVI không dự một đại hội nào trong hai đại hội được tổ chức dưới triều giáo hoàng của ngài. Và, bây giờ, đây là lần đầu tiên của Đức Phanxicô. Ngài không tham dự đại hội năm 2016, đại hội duy nhất diễn ra kể từ khi ngài được bầu chọn.
Vậy vì sao ngài chỉ dừng lại bảy giờ và sau đó đến một quốc gia láng giềng để thăm ba ngày?
Một lịch trình chặt chẽ, được lên chương trình cẩn thận
Nhiều người suy đoán ngài không muốn thăm chính thức Hungary vì quan điểm về một số vấn đề chính trị / mục vụ quan trọng của ngài hoàn toàn trái ngược với chính sách cực đoan của Thủ tướng Hungary, Viktor Orbán.
Các vấn đề bao gồm di cư, quyền của người đồng tính LGBT +, môi trường, sự gắn kết với Liên hiệp Âu châu và những vấn đề khác. Nhưng Đức Phanxicô sẽ gặp Thủ tướng. Và, thật thú vị, ngài sẽ gặp trước sự chứng kiến của Tổng thống János Áder thay vì gặp riêng.
Lịch trình chặt chẽ, được lên chương trình cẩn thận trong việc ghé bảy giờ của ngài ở Budapest (chính xác là như vậy) đã được công bố vào cuối tháng bảy.
Đối đầu với Thủ tướng Viktor Orbán
Tuy nhiên, trong một phỏng vấn dài trên đài truyền thanh Tây Ban Nha Cope tuần vừa qua, Đức Phanxicô nói ngài không biết liệu ngài có gặp Thủ tướng Orbán hay không.
Vậy sao? Ngài là người duyệt lịch trình các sự kiện.
Vậy sao ngài làm như không biết? Có thể ngài đang nhạo Thủ tướng Hungary. Và có thể có một lý do chiến lược nào đó làm cho ngài mất thăng bằng.
Chắc chắn Đức Phanxicô được cho biết không phải tất cả mọi người ở Hungary đều là người hâm mộ Orbán, hoặc chính phủ tham nhũng mà ông và bạn bè của ông thành lập.
Người ta có thể không biết do tuyên truyền được lan truyền trên nhiều phương tiện truyền thông Hungary, hầu như tất cả bây giờ bị đồng minh của Thủ tướng kiểm soát.
Trên thực tế, người dân có ấn tượng, Thủ tướng Orbán là một trong những nhân vật được yêu mến nhất quốc gia và tất cả những người chống lại ông và đảng Fidesz của ông đều là những kẻ phản bội.
Một điệp khúc người dân thường nghe ông và những người ủng hộ ông cho rằng, những người không ủng hộ ông và đảng Fidesz không phải là người Hungary thực sự.
Một nhà lãnh đạo không được yêu mến ở thủ đô của quốc gia mình
Giống như Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump, Israel dưới thời Benjamin Netanhayu hay Brazil dưới thời Jair Bolsonaro (và còn rất nhiều ví dụ khác), người Hungary bị chia rẽ sâu đậm về cách họ nhìn Thủ tướng 58 tuổi của họ.
Đảng Fidesz giờ đây chỉ là cánh tay nối dài của Thủ tướng Orbán, chỉ thu được ít hơn một nửa số phiếu bầu trên toàn quốc (từ 47,5% -48,5%) trong cuộc bầu cử cuối cùng vào năm 2018.
Tại thủ đô quốc tế Budapest, đảng chỉ có 38,6% phiếu bầu. Một phe chống đối phân cực – gồm Chủ nghĩa xã hội và các đảng trung tả khác – đã giành được 12 trong số 18 ghế đang tranh chấp trong Quốc hội. Đảng Fidesz có sáu ghế còn lại.
Các khu vực bỏ phiếu ở phía nam thành phố Szeged và các khu vực khác lớn hơn – có học hơn – đã bầu một số lượng lớn các ứng cử viên đối lập trong cuộc bầu cử vừa qua.
Lưu ý rằng Orbán đã giữ chức thủ tướng lần đầu từ năm 1998-2002, bắt đầu củng cố quyền kiểm soát đất nước năm 2010 khi ông giành được chức vụ đầu tiên trong ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Nền dân chủ phi tự do ủng hộ chế độ độc đảng
Năm 2010, đảng Fidesz đã chiếm được 2/3 đa số áp đặt trong Quốc hội bằng cách kết hợp với đảng Dân chủ Kitô giáo.
Và lợi thế mất cân bình này đã làm cho các đại biểu viết lại Hiến pháp quốc gia mà không cần phải tuân theo bất kỳ sự phản đối hoặc sửa đổi nào do các bên khác đề xuất.
Điều này đã tạo cho đảng Fidesz một cơ chế để kiểm soát chặt chẽ ngành tư pháp của chính phủ, trong số những chuyện khác, và hạn chế một số quyền tự do không phù hợp với mục tiêu và hệ tư tưởng của nhà lãnh đạo đảng – cái gọi là nền dân chủ phi tự do thực sự ủng hộ chế độ độc đảng vĩnh viễn.
Những người không thích hoặc thậm chí phản đối quyết liệt Thủ tướng Viktor Orbán không ghét Hungary. Họ không phải là kẻ thù của Nhà nước.
Nhiều người trong số họ tỏ ra khó chịu khi được biết Đức Phanxicô sẽ gặp Thủ tướng trong thời gian ngắn ngủi ở thủ đô.
Tại sao giáo hoàng lại quyết định đến Budapest?
Nhưng nhiều người đã bối rối vì ngài dùng Budapest như nơi dừng chân để sau đó đến Slovakia trong chuyến tông du mục vụ kéo dài ba ngày.
Cuối cùng, có vẻ như hầu hết mọi người chỉ thờ ơ. Nhưng một số, gồm cả những người không ủng hộ Thủ tướng Orbán, cảm thấy ngài đang làm nhục cả nước.
Những người khác đổ lỗi cho Bộ Ngoại giao Hungary đã không thành công để có được một chuyến tông du theo cách mà các nhà ngoại giao khôn ngoan của Slovakia đã có thể có.
Sau đó, có suy đoán, Đức Phanxicô cam kết tham dự Đại hội Thánh Thể (có ý kiến cho rằng ngài đã làm như vậy năm 2018 hoặc 2019) trước khi suy nghĩ về tất cả các phân nhánh chính trị và giáo hội.
Dù lý do là gì, chuyến đi vẫn tiếp tục.
Và sự hiện diện của giáo hoàng sẽ đạt được ít nhất một điều: nó nhắc cho người dân ở Budapest, rằng có một đại hội công giáo quốc tế đã diễn ra trong tuần qua, vì hầu hết dường như không để ý hoặc không quan tâm.
Cố gắng cuối cùng của Tổng Giám mục Piero Marini và ba bài phát biểu của Đức Phanxicô
Đây là dịp để Đức Phanxicô vinh danh công khai Tổng Giám mục Piero Marini, ngài sẽ rời chức vụ chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về các Đại hội Thánh Thể Quốc tế, chức vụ ngài đã giữ từ năm 2007.
Tổng giám mục Marini, người chủ trì các nghi lễ phụng vụ giáo hoàng từ năm 1987 đến năm 2007 và từ lâu được cho là người ủng hộ nhiệt thành cải cách phụng vụ Vatican II sẽ bước sang tuổi 80 vào tháng 1.
Đức Phanxicô có thể nhân cơ hội này để nói lời từ giã vị tổng giám mục miền bắc nước Ý.
Đức Gioan-Phaolô II và Tổng Giám mục Piero Marini
Còn cuộc gặp riêng với Thủ tướng và tổng thống Hungary, chúng ta sẽ phải chờ xem Vatican và chính phủ Hungary quyết định như thế nào.
Dự kiến Đức Phanxicô sẽ đọc ba bài diễn văn ở Budapest – một cho các giám mục công giáo tham dự Đại hội Thánh Thể, một cho đại diện của các Giáo hội kitô giáo khác và cộng đồng do thái ở Hungary, và cuối cùng là bài giảng trong thánh lễ bế mạc.
Một lần nữa, thánh lễ này.
Người Hungary, dù chống hay ủng hộ Thủ tướng Viktor Orbán, có khả năng họ sẽ thấy Đức Phanxicô đưa ra một số bình luận mạnh mẽ nhất, mang tính thực tế và thách thức trong thánh lễ.
Họ sẽ chăm chú nghe những gì ngài nói vào ngày chúa nhật, thậm chí còn hơn nữa, những gì ngài không nói.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm:Năm chìa khóa để hiểu chuyến đi Budapest và Slovakia của Đức Phanxicô
Vì sao Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế khai mạc chúa nhật này lại quan trọng đến như vậy?
Vương miện Thánh kết hoa của vua Thánh Eùtienne, Hungary trong Đại hội Thánh Thể ở Budapest ngày 8 tháng 9 năm 2021-09-11
Hình ảnh tuần Đại hội Thánh Thể ở Budapest