Cả ‘Loki’ và Thánh I-Nhã đều dạy chúng ta: Làm theo kế hoạch của Chúa không có nghĩa là chúng ta sẽ không phạm sai lầm

175

Cả ‘Loki’ và Thánh I-Nhã đều dạy chúng ta: Làm theo kế hoạch của Chúa không có nghĩa là chúng ta sẽ không phạm sai lầm

americamagazine.org, Linh mục Dòng Tên Tucker Redding, 2021-07-30

Tom Hiddleston trong vai Loki (Marvel / Disney +)

“Bạn có thể là bất cứ ai, bất cứ điều gì bạn muốn, ngay cả bạn là người tốt.

Để phòng khi có ai nói với bạn điều trái ngược.” Mobius nói với Loki

Chúng ta tất cả đều có ý tưởng về những gì chúng ta muốn cuộc sống chúng ta sẽ như thế nào, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta không ở trong tầm cao với lý tưởng của chính mình, hoặc lý tưởng của người khác áp đặt trên mình? Chủ đề “không ở tầm cao” là chủ đề chính trong loạt phim “Loki” của Disney + gần đây của Marvel.

Nếu các bạn theo dõi Vũ trụ Phim ảnh của Marvel, các bạn biết càng ngày nó càng phức tạp hơn. Có thể các bạn còn nhớ trong “Avengers: Endgame”, một phiên bản trước đây của Loki (Tom Hiddleston) đã trốn thoát khỏi sự giam giữ với khối Tesseract trong tay, trong khi các Avengers đang du hành xuyên thời gian để thu thập các Viên đá Vô cực, chủ yếu là đá Thực tại và Thời gian, với công dụng để chặn giấy, không hơn không kém.

Loạt phim “Loki” bắt đầu cảnh này và tiếp nối phiên bản này của Loki. Một lúc sau khi trốn thoát, Loki nhanh chóng bị Time Variants Authority (T.V.A) bắt, cơ quan chuyên giám sát, quản lý và xử lý những hành động vi phạm đến thời gian. Nhờ cơ quan T.V.A., chúng ta khám phá “dòng thời gian thiêng liêng”, được cho là do những sinh vật siêu quyền năng thiết lập, những người ra lệnh cho tất cả các sự kiện và hành động trong suốt thời gian.

Chủ đề “không ở tầm cao” là yếu tố chính trong loạt phim “Loki” của Disney + gần đây của Marvel.

Cơ quan T.V.A. bước vào và bắt giữ những cá nhân nào đi ra khỏi con đường đã định trước của họ. Những cá thể này được gọi là “biến thể”. Một người có thể trở thành một biến thể vì những hành động lớn và nhỏ: từ việc bắt đầu một cuộc nổi dậy đến đơn giản là đi làm trễ. Phần lớn, các biến thể còn không biết chúng đang đi ngược lại dòng thời gian thiêng liêng. Họ có quyết định và cơ quan T.V.A. buộc tội họ và “cắt” họ khỏi sự tồn tại. Mới đầu, đây có vẻ như họ bị hủy diệt hoàn toàn, nhưng hóa ra lại đưa họ đến một nơi họ bị tách riêng. Về cơ bản, các biến thể bị vứt bỏ và những biến thể sống sót dường như mất hết ý thức về mục đích.

Có thể nào tất cả chúng ta đều là biến thể?

Lúc đầu, ý tưởng về một “dòng thời gian thiêng liêng” có vẻ kỳ lạ đối với tôi, tôi nhận ra, cách này cách kia đa số chúng ta tin vào đó. Cho dù chúng ta có nhận ra điều đó hay không, chúng ta có ý tưởng của riêng mình về cách mọi thứ sẽ diễn ra và chúng ta phải là người như thế nào. Qua các hy vọng và qua các ước mơ của chúng ta, chúng ta tạo ra một dòng thời gian thiêng liêng cho chính mình. Đôi khi chúng ta tự đánh giá bản thân dựa trên các mong chờ và chúng ta tuyên bố mình là những biến thể. Các bạn đã bao giờ mong rằng mình có thể quay ngược thời gian và làm điều gì đó một cách khác không? Tránh một sai lầm hoặc một quan hệ đặc biệt nào đó? Các bạn có thường hay nói “đáng lẽ mình phải nên làm thế này thế kia không?” Nếu có thì cách nào đó, bạn đã tự cho mình là một biến thể.

Tiến về phía trước với Chúa, đó là “dòng thời gian thiêng liêng” hiện nay của chúng ta.

Chúng ta cũng có thể hành động như thể Chúa đã sắp đặt dòng thời gian với con đường thiêng liêng rất cụ thể mà chúng ta phải theo. Khi chúng ta phân định điểm này, nó có thể đáng sợ hoặc thậm chí làm chúng ta bị suy nhược. Tôi đã mất nhiều năm để xem xét lại việc có nên vào Dòng Tên hay không, vì tôi sợ quyết định sai. Khi đó tôi nghĩ, nếu tôi phân định sai, thì tôi sẽ mãi mãi đi chệch hướng. Từ đó tôi đã gặp nhiều người nhiều người cũng đi tìm phân định một cách tương tự – họ tránh đưa ra bất kỳ lựa chọn nào vì sợ hãi. Bây giờ tôi hiểu, đừng hiểu sai ý tôi, tôi tin Chúa biết tất cả, kể cả quá khứ và tương lai của chúng ta. Chúa cũng có kế hoạch và mong muốn cho chúng ta, nhưng con đường của chúng ta không áp đặt trên chúng ta. Mong muốn đầu tiên của Chúa là chúng ta ở với Chúa mãi mãi, nhưng có thể có nhiều con đường khác nhau đưa chúng ta về đích. Chúng ta không cần phải nhìn bản thân hoặc nhìn Chúa từ một quan điểm hạn hẹp như vậy.

Vậy, chúng ta phải làm thế nào để vượt lên suy nghĩ này? Chúng ta đi tìm một mục đích vinh quang.

Cụm từ “mục đích vinh quang” được nói lần đầu tiên trong bộ phim gốc “Avengers”, và đã được sử dụng rất nhiều trong loạt phim “Loki”. Ở ngay tập đầu tiên, Loki tự cho mình mang “trách vụ với một mục đích vinh quang”. Loki xem đó là định mệnh của mình để cai trị, để ở trên những người xung quanh mình. Nhưng quan niệm về số phận của chính mình nhanh chóng bị cơ quan T.V.A. đặt vấn đề, nhất là khi cơ quan cho Loki thấy, những “cú thành công nhất” trong đời, gồm cả những thất bại, sai lầm và cái chết không đúng lúc của anh. Ý thức về mục đích vinh quang và mục đích nói chung của Loki nhanh chóng bị mờ nhạt.

Cuối cùng Loki cũng gặp những biến thể khác của chính mình và chúng cũng có vẻ như bị đè nặng bởi ý tưởng chúng nhằm một mục đích cao hơn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là “gánh nặng” của Loki biến mất. Cuối cùng Loki cũng gặp những biến thể khác của chính mình và chúng cũng có vẻ như bị đè nặng bởi ý tưởng chúng nhằm một mục đích cao hơn. Trong số tất cả các biến thể này, “Classic Loki” (Richard E. Grant) dường như đặc biệt bị vỡ mộng bởi khái niệm về mục đích vinh quang. Đó là phiên bản cũ nhất của Loki, người đã dành phần lớn đời mình trong cô độc sau khi nhận ra mục đích của mình không là gì khác ngoài việc mang lại nỗi đau cho người khác. Đến một lúc anh nói: “Chúng tôi đã tan vỡ, mọi phiên bản của chúng tôi.”

Chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể thất vọng vì mục đích của mình khi mọi thứ không diễn ra như chúng ta dự định. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn khi chúng ta chỉ tập trung vào những thất bại của mình. Khi cơ quan T.V.A. cho Loki thấy những phần khác nhau trong cuộc đời anh, họ chỉ tập trung vào những sai lầm và thất bại lớn nhất của anh.

Chúng ta cũng vậy, chúng ta có thể thất vọng vì mục đích của mình khi mọi thứ không diễn ra như chúng ta dự định.

Phút hồi tâm theo Thánh I-nhã (khác với xét mình thường) có thể cho chúng ta một cái nhìn khác về đời sống của chúng ta. Phút hồi tâm là để nhìn lại những khoảnh khắc trong ngày của chúng ta để xem Chúa hiện diện ở đâu, gồm các thất bại và thành công của chúng ta. Khi xét mình, chúng ta luôn ôn lại quá khứ của mình dưới sự hướng dẫn của Thần Khí, Đấng giúp chúng ta khoan hòa với những phán xét về chính mình của chúng ta. Khi nhớ lại những lúc chúng ta đã không hành động như chúng ta mong chờ, chúng ta đừng vội phán xét. Chúng ta ghi nhận những khoảnh khắc này để suy ngẫm về con đường phía trước của mình. Chúng ta xin Chúa Thánh Thần soi sáng những khoảnh khắc này để chúng ta đáp lại lời kêu gọi của Chúa trong cuộc sống, dù đơn thuần trong những tương tác hoặc trong các hành vi nhỏ. Dù phút hồi tâm là để nhìn lại quá khứ của chúng ta, nhưng nó luôn kết thúc với cái nhìn hướng về tương lai.

Tiến về phía trước với Chúa, đó là “dòng thời gian thiêng liêng” hiện nay của chúng ta. Không phải là con đường mà chúng ta không phạm sai lầm. Chúa có những kế hoạch lớn hơn cho chúng ta, hơn cả những gì chúng ta có thể mơ ước và những kế hoạch đó không dễ dàng bị loại bỏ. Chúng ta có thể không biết hoặc sẽ không bao giờ nhìn thấy bức tranh tổng thể, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy qua phút hồi tâm. Khi xem lại ngày của mình, với sự trợ giúp Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể thấy những khoảnh khắc này khi chúng ta ở gần Chúa nhất và khi Chúa làm việc qua chúng ta.

Trong tập áp chót của “Loki”, “Classic Loki” có một cảnh anh hùng để giúp Loki. Khi làm điều này, anh hét lên, “mục đích vinh quang!” Như thể cuối cùng anh nhận ra ý nghĩa của những lời này. Sau nhiều năm thất vọng và tuyệt vọng, cuối cùng Loki đã tìm thấy mục đích trong hành động xả thân để giúp đỡ người khác.

Đôi khi chúng ta cũng có thể thất vọng về bản thân, nhưng Chúa không muốn chúng ta nghĩ mình là những biến thể. Ngược lại, chúng ta hướng tin tưởng vào sự đảm bảo của Đức Phanxicô, theo ngài “không ai là người vô dụng trong Giáo hội”. Nhận thức này sẽ giúp chúng ta làm những hành động tử tế nhỏ với tình yêu thương lớn lao – đó là mục đích vinh quang mà tất cả chúng ta có thể cống hiến.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch