“Bây giờ đến lúc chúng ta phải nói ‘đúng’, chúng ta đã đồng tình trong chuyện này”
Hồng y Gérald Lacroix của tỉnh bang Québec, Canada tuyên bố trong bài giảng ngày chúa nhật các Quốc gia Thứ nhất ngày 27 tháng 6 năm 2021 tại Vương Cung Thánh Đường Sainte-Anne-de-Beaupré. (Présence / Philippe Vaillancourt)
presence-info.ca, Philippe Vaillancourt, 2021-06-29
Trong phòng thánh, hồng y Gérald Lacroix vừa trút bỏ y phục nặng nề bằng da mặc nhân ngày Chúa nhật các Quốc gia Thứ nhất. Sáng chúa nhật ngày 27 tháng 6, tại vương cung thánh đường Sainte-Anne-de-Beaupré, tỉnh bang Québec vẫn còn áp dụng các biện pháp vệ sinh chống Covid, năm nay hồng y cử hành thánh lễ trong bối cảnh đặc biệt khi quốc gia nhận thức tình trạng các trường nội trú của người bản địa.
Trường nội trú. Hồng y không nói lời nào trong suốt thánh lễ, trong lời chào, lời kết thúc cũng như trong bài giảng của ngài. Nhưng ngài đã cẩn thận nói trực tiếp trong bối cảnh hiện nay.
Ngay từ đầu ngài nói: “Trong vài tuần qua, chúng ta đã nghe rất nhiều báo cáo khơi lại vết thương quá khứ đau buồn. Sáng nay chúng ta không ở đây để tranh luận các thực tế này. Những nơi khác, thời điểm khác thích hợp hơn cho một cuộc đối thoại cởi mở và thẳng thắn.”
Ngài nhắc lại lời cầu xin của hai thánh với Người Bản địa, thánh Phanxicô Laval và Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II. Ngài nói về hy vọng của ngài trước chuyến đi của phái đoàn các thành viên các Quốc gia Thứ nhất, người Inuit và người Métis để gặp Đức Phanxicô vào cuối năm nay.
Ngày Chúa nhật các Quốc gia Thứ nhất thường thu hút nhiều nhóm bản địa đến nhà thờ. Lễ kỷ niệm được phong phú với các điệu múa, âm nhạc và các nghi lễ truyền thống. Nhưng đã không có các nghi lễ này trong năm nay, đại dịch đã hạn chế, Hồng y Tổng giám mục Québec cử hành thánh lễ chỉ giới hạn 250 người, trong đó có một số người bản địa.
Ngài nhấn mạnh: “Tôi rất vui khi đến cầu nguyện. Không phải ‘với’ nhưng là ‘cho’ người bản địa. Trong thánh lễ đánh dấu bằng những suy tư đầy nội tâm, ngài muốn nói đến sự cần thiết phải “cùng nhau tiến về phía trước trên con đường của sự sống.”
Vai trò của Giáo hội công giáo
Nhưng các con đường đã bị phá, dù có một số người công giáo thấy cần phải sửa đổi, và theo ngài, đã có “sự tham gia của cộng đồng công giáo chúng ta trong lịch sử đáng buồn của các mối quan hệ thiếu tôn trọng”, có một số người nghĩ, trong hồ sơ này, Giáo hội tuân thủ chỉ thị của chính quyền liên bang.
Hồng y kiên định vặn lại: “Bây giờ không phải lúc để biện minh, không phải lúc để trả lời cho tất cả những chuyện này vì trong tình trạng hiện tại, mọi người không ở cùng mức độ lắng nghe. Có quá nhiều đau khổ, quá nhiều tổn thương. Bây giờ không phải lúc. Sẽ có lúc lịch sử làm sáng tỏ sự thật và mang lại các uyển chuyển cần thiết của sự việc.”
Ngài nói tiếp: “Bây giờ là lúc để nói ‘đúng’, chúng ta đã đồng tình trong việc này. Chúng ta nói điều này. Đây là lúc những người có trường nội trú xin lỗi, và họ đã xin lỗi. Chúng ta, chúng ta không có trường nào trong giáo phận này. Tôi không thể xin lỗi về những gì chúng tôi không có. Nhưng tôi xem các trường khác đã phạm như trường của tôi và tôi đoàn kết với họ.”
Ngài tin rằng mối quan hệ giữa Giáo hội và Người Bản địa là “tốt” trong giáo phận Québec.
“Nhưng có những người muốn: “Nói đi, hãy nói sự thật, đừng để mình bị hạ như vậy”. Sẽ có lúc để nói như vậy, nhưng không phải bây giờ. Bầu khí không thuận tiện để nói. Như thế sẽ bị đè nặng hơn, bị chai cứng hơn trong quan điểm của họ. Tôi muốn để bụi lắng xuống.”
Những ngôi mộ không danh tính
Ngài cho biết, kỹ thuật sẽ giúp xác định vị trí hài cốt trong lòng đất mà không cần phải đào, mang đến những khả năng mới, và ngài lưu ý, những phát hiện như vậy cũng có thể xảy ra ở nhiều nghĩa trang công giáo.
Ngài nói: “Tôi nhớ khi còn nhỏ, tôi thường cùng bà ngoại ra nghĩa trang ở ngôi làng nhỏ, bà nói: ‘Người con đầu lòng của bà được chôn ở góc đó, cùng với những đứa trẻ khác đã chết khi mới sinh hoặc ở khi còn nhỏ tuổi. Ông ngoại đã đặt một cây thánh giá gỗ, nhưng cây thánh giá không còn nữa. Nhưng chúng tôi biết ở đó có ngôi mộ, chúng tôi không quên. Cũng vậy với người bản địa: kể cả hơn 700 người được tìm thấy đều đã được xác định từ rất sớm. Và đã bị mất. Đó không phải là điều tốt, nhưng vì lý do gì tôi không biết. Tôi không có câu trả lời cho việc này. Khắp nơi đều cùng trường hợp này. Không phải vì lạc đâu đó, nhưng vì theo thời gian… nhưng thật đáng buồn. Và tôi hiểu nỗi khổ của họ. Một ngày nào đó chúng ta sẽ có thể làm rõ mọi thứ. Nhận phần trách nhiệm của mình và để người khác mang phần trách nhiệm của họ.”
Theo các trưởng lão của Quốc gia Thứ nhất Cowessess, Quốc gia đầu tiên trong việc phát hiện các ngôi mộ không tên ở địa điểm trường nội trú cũ Marieval Native thì một linh mục công giáo đã chủ ý dỡ bỏ các tấm bia trong những năm 1960. Tổng giám mục Don Bolen, giáo phận của Regina đã trực tiếp nhắc đến trong thư ngày 24 tháng 6 năm 2021, ngài lặp lại lời xin lỗi.
Lời xin lỗi của giáo hoàng
Tuy nhiên một lời xin lỗi công khai của giáo hoàng vẫn là trọng tâm mong chờ của nhiều người Bản địa với Giáo hội công giáo. Gần đây Hồng y Lacroix có nêu vấn đề này với Giáo hoàng Phanxicô không?
Ngài lặp lại, giọng trầm xuống: “Từ hơn một năm rưỡi nay tôi không đi Rôma.” Ngay cả qua máy điện toán? Ngài nói giọng hơi khó nghe: “Tôi không đến Rôma.” Rồi ngài nói tiếp mạnh hơn: “Nhưng Hội đồng Giám mục Canada có đối thoại. Chúng tôi có thể làm điều này với Hội đồng. Không phải với một giám mục hay với người khác. Đó là Hội đồng thường trực, Hội đồng quản trị được liên kết với nhau. Tôi là thành viên của văn phòng này: chúng tôi đã làm việc này trong hơn hai năm! Chúng tôi không làm chuyện này vì để phản ứng với tin tức trong vài tuần qua, chúng tôi làm để đáp ứng nhu cầu mục vụ và để đáp ứng một cách nào đó với Lời kêu gọi hành động của Ủy ban Sự thật và Hòa giải. Nhưng đó là nhu cầu mục vụ chúng tôi đã thấy từ lâu, một hy vọng tốt đẹp, một sự kiện tốt đẹp.”
Những người bản địa và các quan sát viên đã bày tỏ sự khó chịu của họ trước sự kiểm soát của Giáo hội, khi nào là khi lời xin lỗi của giáo hoàng được nên nói. Hồng y Lacroix không nhìn mọi thứ theo cùng một cách.
Hồng y đáp lại: “Dù sao thì chúng ta sẽ không kiểm soát một giáo hoàng. Ngài hoàn toàn tự do. Khi ngài sẽ nói đến lúc là đến lúc. Ngài đã nói đã đến lúc. Ngài chờ chúng ta. Ngài chờ chúng ta từ tháng 11 năm ngoái. Mọi thứ đã được lên kế hoạch, đã tổ chức.”
Các cuộc gặp giữa Đức Phanxicô và các phái đoàn người bản địa sẽ được tổ chức từ ngày 17 đến ngày 20 tháng 12 năm 2021. Vẫn chưa rõ liệu đây có phải là dịp để ngài nói lời xin lỗi hay không. Ngày 29 tháng 6, Hội đồng Giám mục Canada loan báo: “Chuyến thăm mục vụ này sẽ gồm các nhóm đa dạng, người lớn tuổi / người bảo tồn kiến thức, người sống sót trong các trường nội trú, người trẻ khắp nước, cùng với một nhóm nhỏ các giám mục và các nhà lãnh đạo người bản địa.”
Hồng y tiếp tục: “Dù bất kỳ cách nào, chúng tôi không phải là người kiểm soát giáo hoàng. Tôi không hiểu cách nào chúng tôi có thể kiểm soát ngài. Ngài là người khá tự do trong cách cư xử của ngài. Thậm chí ngài đến những nước mà người ta khuyên ngài không nên nói bất cứ điều gì. Nhưng chúng ta hãy nhìn những gì ngài đã làm ở Bôlivia!”
Năm 2015, trong chuyến tông du Bôlivia, ngài đã xin lỗi người bản địa châu Mỹ về những “tội” mà họ phải phải gánh chịu trong nhiều thế kỷ qua.
Hồng y Lacroix nói tiếp: “Ngài làm điều này cho tất cả người bản địa của châu Mỹ. Chắc chắn ngài cũng có ý nghĩ như vậy với chúng ta. Đúng. Nhưng vẫn chưa đủ. Tôi cảm thấy điều quan trọng với chúng ta, không chỉ là những lời nói, những lời xin lỗi. Nhưng hãy cho người bản địa thấy cam kết của chúng ta để làm điều gì đó khác hơn.”
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Các lãnh đạo người bản địa Canada sẽ gặp Đức Phanxicô tại Vatican vào tháng 12
Tổng giám mục giáo phận Montréal, Canada xin lỗi các cộng đồng bản địa